Giới lãnh đạo Trung Quốc phạm sai lầm lớn trong chiến tranh thương mại
Giáo sư Dương Hướng Phong thuộc đại học Thương mại – Kinh tế đối ngoại ( UIBE, tại Bắc Kinh) nhận định trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra, giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc đã sai lầm khi đánh giá nước này “ngang bằng về sức mạnh” với Mỹ.
Trong bài viết đăng trên tạp chí Current History số tháng 9, giáo sư Dương lập luận rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đem lại cho Trung Quốc ấn tượng sai lầm rằng họ mạnh ngang bằng Mỹ, nên chính sách của giới chức Washington sẽ không đi quá xa, đem lại khả năng đạt thỏa thuận hai bên cùng thắng.
“Lối phân tích điển hình của Trung Quốc là liên kết kinh tế – thương mại cùng đầu tư hai chiều trị giá hàng trăm tỉ USD mỗi năm – giúp neo giữ mối quan hệ song phương, ràng buộc hai quốc gia khác biệt về văn hóa lẫn hệ thống chính trị theo cách một cặp vợ chồng cãi nhau nhưng không thể ly hôn”, giáo sư Dương viết.
Ông nhận định đây là sai lầm nghiêm trọng. Phụ thuộc lẫn nhau giữa một nền kinh tế mới nổi (còn phụ thuộc xuất khẩu và nhập khẩu công nghệ để tăng trưởng) với một nền kinh tế phát triển đầy đủ phải trải qua thời gian dài mới ngang sức.
Theo giáo sư Dương: “Nhiều quan chức và giới phân tích Trung Quốc có khi còn chưa từng suy nghĩ nghiêm túc về nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại chứ đừng nói đến chuẩn bị đối phó. Chiến tranh thương mại sẽ biến thành chiến tranh công nghệ hay chiến tranh tiền tệ. Trừ phi Trung Quốc nhận ra họ không mạnh như Mỹ, nếu không thì kịch bản hai nước sớm đạt thỏa thuận thương mại rất khó xảy ra”.
Video đang HOT
Ông cho rằng thương chiến là tình huống cả hai cùng thua, không chỉ khiến Mỹ – Trung chia cắt về kinh tế mà còn đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ nay. Và bất cứ thỏa thuận nào cũng chỉ là “thỏa thuận ngừng bắn tạm thời” trong cuộc chiến kinh tế kéo dài.
Cẩm Bình (theo Forbes)
Theo mothegioi
Bị ông Trump tung đòn trừng phạt mạnh mẽ, Trung Quốc tuyên bố rắn
Trung Quốc hôm 2,8 tuyên bố không lùi bước dù chỉ "một cm" và khẳng định sẽ đáp trả sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tung đòn thuế mới nhằm vào 300 tỷ giá trị hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng ông Turmp đã không giữ lời khi nói sẽ không tiếp tục tăng thuế, trong cuộc gặp với ông Tập hồi tháng 6.
Theo SCMP, cả Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Trung Quốc đều tuyên bố Mỹ "phải chịu mọi hậu quả" và yêu cầu sự chân thành hơn từ Washington nếu các cuộc đàm phán tiếp theo được tiếp tục.
Ông Trump hôm 1.8 bất ngờ tuyên bố áp đặt thêm 10% thuế đối với 300 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, với lý do vòng đàm phán mới nhất kết thúc ở Thượng hải hồi tuần này không đạt kết quả.
Ông Trump cũng bày tỏ sự thất vọng về việc Trung Quốc không giảm lượng Fentanyl xuất sang Mỹ dù đã cam kết đưa thuốc giảm đau Fentanyl vào danh mục chất bị kiểm soát.
Fentanyl có công dụng giảm đau, gây mê nhưng khi bào chế bất hợp pháp sẽ trở thành ma túy tổng hợp cực kỳ nguy hiểm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tuyên bố của ông Trump đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước, trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung bên lề hội nghị G20 cuối tháng 6.
Tại hội nghị, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất sẽ không tăng thêm thuế quan.
"Trung Quốc không chấp nhận bất cứ hành động gây sức ép, đe dọa hay ép buộc nào. Chúng tôi sẽ không lùi bước dù chỉ một cm trong các vấn đề quan trọng", bà Hoa nói. "Chúng tôi luôn sẵn sàng đàm phán, nhưng phải dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau".
Bộ Tài chính Trung Quốc cũng ra tuyên bố sẽ đáp trả đòn thuế mới của ông Trump. "Mỹ phải chịu mọi hậu quả", tuyên bố cho biết. "Trung Quốc tin rằng không có ai thắng trong cuộc chiến tranh thương mại này và không muốn đối đầu. Nhưng không ngại nếu phải chiến đấu".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 3.8 cũng phản đối đòn thuế của ông Trump, rằng tăng thêm thuế quan không phải là cách giải quyết mâu thuẫn thương mại giữa hai nước.
"Tăng thuế rõ ràng không phải là giải pháp mang tính xây dựng và giải quyết bất đồng thương mại", ông Vương nói.
Không rõ Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ ra sao, nhưng các nhà quan sát nói Trung Quốc đã bắt đầu giảm mua hàng nông sản Mỹ, tìm kiếm thị trường khác và hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ.
Trung Quốc cũng có thể nhắm đến các công ty Mỹ đang làm ăn ở nước này, với lý do "đe dọa lợi ích quốc gia".
Theo Danviet
Nhật - Hàn thương chiến, TQ 'ngư ông đắc lợi' Nhiều chuyên gia thuộc SCMP nhận định, sự leo thang 'thương chiến' giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là dấu hiệu tốt đối với Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Với sự hạn chế xuất khẩu công nghệ của Tokyo sang Seoul, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, trong khi...