Giới khoa học tìm ra thuốc giải độc nấm tử thần?
Chất nhuộm màu dùng trong y khoa được cho là có khả năng ngăn chặn chất độc trong nấm tử thần.
Nấm tử thần thường bị nhầm lẫn với những loại nấm khác. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra thuốc giải độc tiềm năng đối với chất cực độc có trong nấm tử thần, loài nấm độc nhất thế giới, theo tờ The Guardian ngày 17.5 đưa tin.
Nấm tử thần ( Amanita phalloides ) chiếm đến khoảng 90% các ca ngộ độc liên quan nấm trên thế giới. Nấm này chứa chất độc là một loại peptide (chuỗi axít amin) -Amanitin gây suy thận và suy gan.
Các nhà nghiên cứu Úc và Trung Quốc đã phát hiện rằng ICG, một loại chất nhuộm được chứng nhận ở Mỹ để sử dụng trong hình ảnh y tế, dường như có thể ngăn chặn tác hại của -Amanitin.
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Vương Tiếu Bình tại Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết rằng trước đây chưa từng có thuốc giải cho nấm tử thần “vì chúng ta chưa biết nhiều về cách chất độc trong nấm giết tế bào”.
Video đang HOT
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên chuột cũng như những dòng tế bào người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ICG có thể ngăn ngừa tổn thương gan và thận do -Amanitin gây ra. Nó cũng cải thiện xác suất sống sót sau khi ngộ độc.
“Mặc dù kết quả rất hứa hẹn, nhưng cần có thêm các thí nghiệm lâm sàng để xác định xem ICG có tác dụng tương tự ở người hay không”, theo ông Vương.
Giáo sư Brett Summerell, chuyên gia về nấm và là nhà khoa học chính tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Sydney (Úc), cho biết nấm tử thần “cực kỳ nguy hiểm và độc”, trong khi thường bị nhầm với các loại nấm khác vì bề ngoài giống nhau.
“Nấm tử thần trong giai đoạn phát triển ban đầu có thể giống với một số loại nấm rơm vốn phổ biến, đặc biệt là trong một loạt món ăn châu Á”, ông Summerell cho biết. Ông Summerell không liên quan nghiên cứu trên.
Nữ thủ khoa ngành y có tài 'săn' học bổng
Nguyễn Thị Hảo chia sẻ rất tự hào vì là một trong những sinh viên đầu tiên được thụ hưởng chương trình đào tạo y khoa mới dựa trên chuẩn năng lực.
"Săn" học bổng trang trải học phí
Nguyễn Thị Hảo - quê ở huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Từ những năm phổ thông, em luôn là học sinh giỏi nổi trội của Trường THCS Bù Nho (huyện Phú Riềng). Đến cấp III, Hảo thi vào lớp chuyên hóa Trường THPT chuyên Quang Trung (huyện Đồng Xoài). Trường chuyên cách nhà hơn 40km, do đó, suốt 3 năm THPT em phải học nội trú xa nhà. Bước vào lớp Mười, Hảo bắt đầu phát hiện ra niềm đam mê bất tận với môn sinh vì giúp em tìm được lời giải cho các hiện tượng về cơ thể, môi trường. Hảo tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi, với thành tích giải Nhì môn sinh trong kỳ thi quốc gia và nằm trong đội tuyển thi Olympic quốc tế, em được tuyển thẳng vào Trường đại học Y Dược TPHCM.
Ba mất từ năm Hảo mới 1 tuổi, mẹ bươn chải làm vườn, làm thuê để nuôi 2 anh em ăn học. Về sau, do quá khó khăn nên anh trai phải nghỉ học từ năm lớp Chín, chỉ mình em được tiếp tục đến trường. Ý thức được nỗi vất vả của mẹ và sự thiệt thòi của anh, Hảo luôn tự nhắc mình phải nỗ lực học thật tốt. Ước mơ trở thành bác sĩ của em hình thành từ những năm cấp II, khi mẹ bị bệnh phải phẫu thuật. Cùng mẹ ra vào bệnh viện, cô gái nhỏ dần cảm nhận sự quan trọng và sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc.
Cách đây hơn 6 năm, ở ngưỡng cửa đại học, Hảo đã phải đứng trước sự lựa chọn giữa ngành sư phạm và y khoa. Lúc đó, gia đình khó khăn, nếu chọn sư phạm thì không tốn tiền học phí. Tuy vậy, sau rất nhiều cân nhắc, em vẫn chọn ngành y theo đam mê của mình. Những năm đại học, không chỉ nỗ lực học tập, Hảo còn chịu khó "săn" các loại học bổng để trang trải chi phí. Em tìm tòi thông tin, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị khóa trước để biết được điều kiện của từng loại học bổng. Trong đó, em đạt đủ 12 kỳ học bổng khuyến khích của nhà trường vì thành tích học tập và rèn luyện tốt. Ngoài ra, Hảo còn tìm tòi và chinh phục các loại học bổng của mạnh thường quân, cựu sinh viên y khoa... Đặc biệt, em có 3 lần được học bổng Odon Vallet.
Đây là học bổng uy tín của Tổ chức Khoa học giáo dục "Gặp gỡ Việt Nam" và giáo sư Odon Vallet (người Pháp), ra đời từ hơn 20 năm nay nhằm hỗ trợ các học sinh, sinh viên có tài năng, thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu. Nhờ vậy, Hảo gần như tự lo được toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt, rất ít nhờ vả gia đình.
Nguyễn Thị Hảo tốt nghiệp ngành y loại xuất sắc
Khi nản lòng, lại nhớ về lý do mình bắt đầu
Nguyễn Thị Hảo chia sẻ rất tự hào vì là một trong những sinh viên đầu tiên được thụ hưởng chương trình đào tạo y khoa mới dựa trên chuẩn năng lực. Giai đoạn dịch COVID-19, Hảo cùng nhân viên Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Em xông xáo vào các vùng dịch, khu cách ly để khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin... Giai đoạn dịch bùng phát dữ dội đó càng giúp cô sinh viên y khoa ý thức hơn về vai trò của nhân viên y tế, cũng như những khó khăn, thiếu thốn của ngành.
Hảo kể một trong những kỷ niệm xúc động của sinh viên y là vào năm thứ 2 được dự lễ "Khoác áo blouse trắng" trước khi đi lâm sàng, đồng nghĩa với việc các sinh viên bắt đầu được khoác lên vai niềm tự hào và trách nhiệm của người làm ngành y. Tuy vậy, cũng có kỷ niệm buồn như 1 lần thực tập ở bệnh viện, em bị bệnh nhân quát, đuổi ra ngoài vì... thấy phiền. Lúc đó, Hảo tủi thân bật khóc. Về sau, em cố gắng học hỏi để có thêm kiến thức, kỹ năng khám và tư vấn, giúp ích nhiều hơn cho bệnh nhân.
Còn nhớ, năm thứ tư khi đang thực tập tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, 1 bệnh nhi hỏi: "Cô ơi, sao cô lại chọn làm bác sĩ?". Lúc đó, vừa trải qua thời gian học và thực tập căng thẳng, Hảo chợt sững người không trả lời được. "Sau khi nói chuyện thấy vừa thương cho bé vừa thương cho mình. Thương bé mới tí tuổi đầu mà ra vào viện bao nhiêu lần, đổi bao nhiêu thuốc, đối diện với căn bệnh thận dài đằng đẵng phía trước, nhưng khi nói lên ước mơ của mình thì ánh mắt em sáng ngời, tràn đầy hy vọng. Thương cho mình vì đứng trước câu hỏi mà mình từng nghĩ đã chuẩn bị từng câu, từng chữ, chực chờ ai hỏi là sẽ nói ra ngay không cần đắn đo. Vậy mà giờ đây lại trở nên ấp úng..." - Hảo kể.
Nữ thủ khoa tâm sự, áp lực khi theo nghề y không chỉ đến từ chương trình học nặng, áp lực thực hành cao, mà sau 6 năm, sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa thể hành nghề vì phải tiếp tục theo học nội trú hoặc chuyên khoa. Do đó, nếu không có đam mê, kiên trì thì rất dễ "mất lửa". Riêng bản thân Hảo, lâu lâu thấy mệt mỏi, em sẽ tự nhắc lý do mình muốn bắt đầu, để giữ ngọn lửa đam mê theo đuổi đến cùng con đường đã chọn. Hiện nay, Hảo chuẩn bị tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú chuyên khoa sản, với mong ước được tận tay chăm sóc và đỡ đẻ thành công cho những em bé mạnh khỏe chào đời.
Quyết đoán và biết mình muốn gì
Bác sĩ Nguyễn Song Chí Trung - giảng viên Trường đại học Y Dược TPHCM - nhận xét: Nguyễn Thị Hảo là 1 sinh viên xuất sắc trong học tập, em luôn đọc và tìm tòi tài liệu, chủ động giải đáp những thắc mắc cho các sinh viên khác. Bên cạnh đó, em cũng có tính cách cứng cỏi, quyết đoán. Bác sĩ Trung còn nhớ đợt thi tập trung sau thời gian cách ly vì dịch COVID-19, lúc đó Hảo đang ở Bình Phước, đã tự chạy xe máy từ 3g sáng, vượt hơn 130km đến trường để kịp vào thi lúc 7g.
"Vào ngày tốt nghiệp, khi được hỏi về dự định tương lai, không ít sinh viên còn băn khoăn, nhưng Hảo trả lời chắc chắn về lựa chọn trở thành bác sĩ sản khoa của mình. Em rất quyết đoán, luôn biết rõ niềm đam mê của bản thân và kiên trì theo đuổi" - bác sĩ Trung nói.
TP.HCM: Một trẻ 7 tuổi nguy kịch vì uống nhầm thuốc cai nghiện ma túy Methadone Một trẻ 7 tuổi nguy kịch vì uống nhầm thuốc Methadone của người cậu nghiện ma túy nhận về nhưng chưa kịp dùng. Sáng 21.11, PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận nam bệnh nhi 7 tuổi (ngụ Q.Tân Phú) bị ngộ...