Giới khoa học Nhật Bản thí điểm nuôi cấy tụy người ở lợn

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nhóm nhà nghiên cứu do Giáo sư Nagashima Hiroshi thuộc Đại học Meiji đứng đầu vừa nộp đơn đề nghị Chính phủ Nhật Bản cho phép nghiên cứu khả năng dùng tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để phát triển tụy người trong cơ thể lợn.

Giới khoa học Nhật Bản thí điểm nuôi cấy tụy người ở lợn - Hình 1

Các nhà khoa học Nhật Bản cố gắng phát triển nội tạng người ở lợn để cấy ghép. Ảnh: efe.com

Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ biến đổi gen của trứng đã được thụ tinh của lợn để chúng mất khả năng phát triển tuyến tụy. Sau đó, trứng sẽ được tiêm cấy tế bào iPS được trích xuất từ người và cấy lại vào tử cung của lợn.

Đài truyền hình NHK cho biết các nhà nghiên cứu hy vọng tụy sinh ra từ tế bào iPS của người sẽ phát triển trong cơ thể lợn con. Sau 1 tháng, họ sẽ kiểm tra số lượng tế bào tụy người sản sinh trong cơ thể lợn con.

Trước đây, Nhật Bản cấm các công trình nghiên cứu như trên. Tuy nhiên, hồi tháng 3/2019, chính phủ nước này đã sửa đổi quy định, trong đó cho phép cấy trứng đã được thụ tinh mang tế bào của con người vào cơ thể động vật. Mặc dù việc cấy ghép tế bào được phát triển bên trong cơ thể động vật vào cơ thể người cho đến nay vẫn bị cấm, nhưng giới khoa học kỳ vọng các thử nghiệm kỹ thuật khoa học cơ bản này sẽ đóng góp cho việc phát triển tế bào dùng để cấy ghép trong tương lai.

Đào Thanh Tùng

Theo baotintuc.vn

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học đo được nhịp tim của loài vật lớn nhất hành tinh - câu hỏi là làm như thế nào?

Loài động vật lớn nhất hành tinh cho đến thời điểm hiện tại là những con cá voi xanh. Và từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta biết được nhịp tim của chúng là như thế nào.

Video đang HOT

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học đo được nhịp tim của loài vật lớn nhất hành tinh - câu hỏi là làm như thế nào? - Hình 1

Đâu là sinh vật to nhất hành tinh? Đó là... một loài nấm tên Armillaria, thuộc chủng nấm ký sinh nằm trong những khu rừng tại Bắc Mỹ. Tuy nhiên nếu chỉ tính riêng các loài động vật, thì ngôi vị ấy chắc chắn thuộc về những con cá voi xanh.

Một con cá voi xanh có thể dài tới 30m, nặng gần 200 tấn - kích cỡ phải nói là hết sức đồ sộ. Ngay đến quả tim của cá voi xanh cũng đã nặng tới 180kg. Qua nhiều năm, các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu liên quan đến loài vật này, nhưng có một dữ liệu chưa bao giờ được ghi nhận. Đó là về nhịp tim - chưa từng có ai đo được nhịp tim của cá voi xanh cả.

Dù vậy thì mới đây, cái việc "chưa từng" này đã có người làm được, là các chuyên gia từ ĐH Stanford (Mỹ). Họ đã tìm ra cách đo được khả năng bơm máu của quả tim 180kg ở ngay giữa lòng đại dương, mà không gây tổn hại đến bản thân cá voi.

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học đo được nhịp tim của loài vật lớn nhất hành tinh - câu hỏi là làm như thế nào? - Hình 2

Vấn đề là bằng cách nào?

Để giải quyết câu chuyện này, các chuyên gia quyết định gắn thẻ cho cá voi, bằng một bộ cảm biến có cách thức hoạt động giống như những chiếc giác hút.

Dẫu vậy, đây không phải là việc dễ dàng. David Cade - tác giả nghiên cứu đã phải đứng ở mũi thuyền, tay cầm sợi carbon dài 6m trong khi các cộng sự lái con tàu đặc biệt đến gần cá voi. Một đầu của sợi dây là bộ 2 cảm biến với 4 giác hút. Phải làm sao để gắn được bộ thẻ vào dưới bụng con cá, và phải đủ chắc chắn để nó không bị rơi ra khi sinh vật này lặn xuống.

"Thực sự thì đây là thành quả của cả đội. Bạn không thể gắn thẻ cho một con cá voi khi chỉ có một mình," - Cade cho biết.

"Cộng sự của tôi - James Fahlbusch - là một trong những người lái tàu giỏi nhất, và nhờ thế chúng tôi có thể gắn thẻ cho nhiều con cá voi chứ không chỉ một."

Khó khăn nhất trong câu chuyện này là vị trí gắn thẻ - phải hết sức chính xác. "Chúng tôi phải gắn nó vào đúng vị trí (sâu dưới phần bụng dưới, phía bên trái của con cá), bởi bộ cảm biến cần đặt ở gần tim hết sức có thể mới thu được tín hiệu," - ông giải thích.

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học đo được nhịp tim của loài vật lớn nhất hành tinh - câu hỏi là làm như thế nào? - Hình 3

Quá trình gắn thẻ theo dõi cho một con cá voi

"Trong khi đó, anh đồng nghiệp Shirel thì lấy mẫu sinh thiết của con cá và chụp thêm vài tấm hình."

Những nỗ lực của họ đã mang lại thành quả. Bộ cảm biến đã thu lại được khối dữ liệu dài 8,5h sau những lần ngụp lặn của cá voi. Dựa trên hình ảnh và phân tích sinh thiết, đây là một con cá voi đực khoảng 15 tuổi, lần đầu xuất hiện vào năm 2003.

Khi ở độ sâu lớn nhất trong cuộc nghiên cứu, nhịp tim của con cá chỉ rơi vào khoảng 4 - 8 nhịp mỗi phút, thậm chí có lúc tụt xuống 2 nhịp. Đây là tỉ lệ thấp hơn 33% - 50% so với những gì con người dự đoán trước kia.

"Chúng tôi khá hứng thú với việc liệu nhịp tim của con cá có luôn chập như thế, hay là do nhu cầu tiết kiệm năng lượng khi lặn," - Jeremy Goldbogen, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.

"Thử nghiệm cho thấy loài cá voi thường giữ nhịp tim rất chậm khi lặn, nhằm dự trữ oxy và làm tăng hiệu quả khi săn mồi."

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học đo được nhịp tim của loài vật lớn nhất hành tinh - câu hỏi là làm như thế nào? - Hình 4

Được biết, cá voi xanh không phải là loài săn mồi hung dữ, mà chúng kiếm ăn nhờ vào phương pháp "lọc". Nhờ hàm răng giống như một tấm lưới, chúng sẽ hút nước vào, sau đó đẩy nước ra khỏi miệng và giữ lại con mồi bên trong - như tôm và phù du.

Theo các chuyên gia, nhịp tim quá thấp của cá voi một phần có thể do cơ chế co động mạch khi lặn, nhằm giữ máu lưu thông lâu hơn.

Sau khi trồi lên mặt nước, nhịp tim của cá voi lại rơi vào khoảng 25 - 37 nhịp/phút, để bổ sung lại oxy. Đây có lẽ là nhịp tim cao nhất đối với một loài vật có kích cỡ như cá voi, và điều này giải thích được việc tại sao chúng không thể tiến hóa để có kích cỡ lớn hơn nữa.

Một số cá thể lặn nông hơn thì không cần đẩy nhịp tim lên quá cao, chỉ khoảng 20 - 30 nhịp/phút khi nổi thôi.

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học đo được nhịp tim của loài vật lớn nhất hành tinh - câu hỏi là làm như thế nào? - Hình 5

Minh họa nhịp tim của cá voi

"Nó giống như phương pháp "bồi hoàn" vậy, những con cá voi sẽ đẩy nhịp tim lên tối đa sau các chuyến lặn sâu, để bù đắp cho việc thiếu hụt oxy," - Goldbogen chia sẻ. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng chúng ta cần phải thực hiện một số nghiên cứu sâu hơn để lý giải tại sao không có sinh vật nào sở hữu kích cỡ lớn hơn cả cá voi.

"So sánh một cách đơn giản thì loài chuột - những con thú nhỏ nhất - có nhịp tim lên tới cả ngàn nhịp mỗi phút. Rõ ràng, nhịp độ sống của các sinh vật sẽ thay đổi rõ rệt khi kích cỡ khác nhau."

Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu Hàn lâm của Viện khoa học Hoa Kỳ

Theo helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 'khách không mời' trên giường ngủ, người phụ nữ sợ quên cả tiếng Anh
09:47:33 19/11/2024
Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà
21:33:59 18/11/2024
Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa
10:59:25 19/11/2024
Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!
11:05:40 19/11/2024

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024

Tin mới nhất

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại

07:01:08 17/11/2024
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng quan hệ với người Neanderthal mà còn giao lưu với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.

Phát hiện sinh vật biển 'bất tử' có năng lực 'du hành thời gian'

06:53:53 17/11/2024
Các nhà khoa học đã tìm thấy một sinh vật biển có năng lực du hành thời gian và phá vỡ các giới hạn tự nhiên về lão hóa mà giờ đây giới nghiên cứu mới bắt đầu hiểu được.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung giữa bối cảnh địa chính trị phân hóa

Thế giới

11:21:31 19/11/2024
Cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột ở Ukraine cũng được nhắc đến trong tuyên bố chung của G20, với cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ dân thường.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

Sáng tạo

09:38:00 19/11/2024
Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.