Giới khoa học Mỹ và Anh lo ngại về hậu quả của thuốc kháng sinh trong trồng trọt
Lo ngại trước việc Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ sẵn sàng cấp phép phun trên quy mô lớn thuốc kháng sinh streptomycin và oxytetracycline trên các đồn điền cam quýt ở Florida và California, các nhà khoa học Mỹ và Anh kêu goi tiến hành các công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc kháng sinh đối với môi trường.
Thuốc kháng sinh được sử dụng tràn lan ở các vườn cam Florida bị sâu hại – Ảnh: Getty Images
Theo Nature, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã soạn thảo một báo cáo về tình trạng kháng kháng sinh lan rộng trong môi trường. Họ nhấn mạnh rằng trước đây mọi người đã không chú ý đến hậu quả của việc phun thuốc kháng sinh cho cây trồng để chống lại sâu bệnh.
Trước đây, thuốc kháng sinh được sử dụng trong các khu vườn chống lại bệnh cháy lá do vi khuẩn Erwinia amylovora gây ra và ảnh hưởng đến cây táo, lê và một số cây khác. Kể từ năm 2016, thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng nhiều trên các đồn điền trồng cây có múi để chống lại cái gọi là bệnh vàng lá greening (Citrus greening) do vi khuẩn thuộc chi Liberibacter gây ra. Bệnh lây lan từ Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009 tại Mỹ. Hiện giờ, khoảng 90% cây cam trên các đồn điền ở Florida đã bị nhiễm bệnh và chắc chắn sẽ chết trong một vài năm. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đã sẵn sàng cho phép phun trên quy mô lớn thuốc kháng sinh streptomycin và oxytetracycline trên các đồn điền cam quýt ở Florida và California. Biện pháp này sẽ không tiêu diệt được bệnh, nhưng sẽ kéo dài tuổi thọ của cây bị nhiễm bệnh trong vài năm và sẽ làm giảm bớt một phần thiệt hại kinh tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng báo động về việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng trong ngành trồng trọt. Họ lưu ý rằng tác hại của biện pháp này đối với các quần thể vi sinh vật tự nhiên sống trong thực vật có thể thúc đẩy sự phát triển của thực vật và bảo vệ chúng khỏi các mầm bệnh khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu. Ngoài ra, cũng có thể sau khi sử dụng kháng sinh, trong số các vi khuẩn Liberibacter sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng, như đã xảy ra trong số các tác nhân gây bệnh bỏng là cây ăn quả.
Hơn nữa, vì trong số các vi khuẩn có tình trạng chuyển gien ngang giữa các loài khác nhau nên các gien kháng kháng sinh có thể được chuyển từ mầm bệnh cây trồng sang vi khuẩn đất và tiếp tục truyền cho các loài vi khuẩn gây bệnh cho người. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng kháng sinh ồ ạt trong lĩnh vực làm vườn là quá vội vàng. Nếu bắt buộc phải dùng đến biện pháp này thì theo các nhà khoa học khẳng định, nó phải được tiến hành song song với các nghiên cứu độc lập xác định tác hại của kháng sinh đối với môi trường.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Lên cơn co giật vì ngoáy tai bằng tăm bông
Ngoáy tai quá sâu khiến đầu tăm bông mắc kẹt bên trong, người đàn ông Anh bị co giật, nôn mửa và phải nhập viện.
Trên BMJ (Anh), các bác sĩ Bệnh viện Đại học Coventry & Warwickshire (Anh) cho biết nam bệnh nhân 31 tuổi giấu tên nhập viện trong tình trạng ngất xỉu. Ngoài co giật và nôn mửa, anh này còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên người khác.
Ban đầu, đội ngũ y tế nghĩ bệnh nhân bị viêm màng não nên cho anh dùng thuốc kháng sinh. Đến khi kiểm tra tai, các bác sĩ phát hiện một đầu tăm bông mắc kẹt. Ống tai bệnh nhân bị viêm, chứa đầy dịch. Bên trong hộp sọ cũng xuất hiện áp xe.
Ảnh: IFL.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm tai ngoài do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Đây là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Dùng tăm bông làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài bởi khiến ống tai bị tổn thương nhưng chưa bao giờ được xác định là nguyên nhân trực tiếp. Không rõ đầu tăm bông đã mắc kẹt trong tai bệnh nhân bao lâu song anh bị suy giảm thính giác từ 5 năm trước.
Sau khi phát hiện nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng bất thường, bệnh nhân được làm sạch tai và truyền kháng sinh qua tĩnh mạch. 10 tuần sau anh phục hồi sức khỏe.
Minh Nguyên
Theo VNE
Vi khuẩn hóa 'xác sống' để ẩn nấp trong cơ thể người Trong điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn có thể đi vào trạng thái "xác sống" để khi nguy hiểm đi qua lại trỗi dậy. Vi khuẩn là những kẻ địch rất khó nhằn. Đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn, gặp thuốc kháng sinh, tia UV cường độ mạnh hoặc bất kỳ điều kiện nguy hiểm nào khác, chúng vẫn có...