Giới khoa học Mỹ cảnh báo ‘bệnh xác sống’ ở hươu có thể lây sang con người
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã cảnh báo về tình trạng gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh suy yếu mãn tính (CWD) ở động vật hoang dã trên khắp Bắc Mỹ.
Họ đồng thời quan ngại loại virus này có thể lây sang người.
Một con hươu đực tại Vườn Quốc gia Yellowstone ở Wyoming (Mỹ). Ảnh: Getty Images
Kênh RT (Nga) ngày 25/12 đưa tin CWD, còn được gọi là “bệnh hươu xác sống” bắt nguồn từ các prion – tác nhân gây bệnh lây truyền bất thường làm thay đổi não và hệ thần kinh của vật chủ, khiến động vật mắc bệnh chảy nước dãi, hôn mê, đi không vững và nhìn chằm chằm.
Các chuyên gia mô tả căn bệnh này là “thảm họa diễn biến chậm”. Nhà nghiên cứu Cory Anderson tại Đại học Minnesota (Mỹ), giải thích rằng căn bệnh này gây tử vong, không thể chữa khỏi và rất dễ lây lan. Ông cảnh báo CWD gần như không thể diệt trừ một khi nó lây truyền trong môi trường.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng CWD có khả năng kháng chất khử trùng, formaldehyd, bức xạ và chịu được mức nhiệt lên tới 600 độ C, có thể tồn tại trong bụi bẩn hoặc trên bề mặt trong nhiều năm.
Theo bà Breanna Ball thuộc Cơ quan Cá và Câu cá thể thao Wyoming, năm 2022, CWD được phát hiện trong khoảng 800 mẫu thu thập từ hươu, nai sừng tấm trên khắp tiểu bang này. Bà nói rằng tỷ lệ lây nhiễm đã gia tăng so với những năm trước.
Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại căn bệnh này dường như đã xâm nhập vào Công viên Quốc gia Yellowstone trong những tháng gần đây. Cựu lãnh đạo Cơ quan Cá và Động vật hoang dã liên bang – ông Thomas Roffe nhận định CWD là căn bệnh liên quan nhiều đến sinh thái và lưu ý rằng việc không kiềm chế được sự lây lan của nó đồng nghĩa với hàng triệu người đến thăm Yellowstone mỗi năm có thể sớm nhận ra hậu quả của CWD.
Một báo cáo do Cục khảo sát địa chất Mỹ công bố hồi đầu tháng này cho biết CWD đang xuất hiện ở 32 tiểu bang cũng như 3 tỉnh của Canada. Theo tổ chức Alliance for Public Wildlife, cho đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp CWD lây sang người. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học ở Mỹ và Canada cảnh báo rằng đó chỉ là vấn đề thời gian bởi căn bệnh này là một phần của một loạt các rối loạn thần kinh gây tử vong, bao gồm bệnh bò điên khét tiếng. Một đợt bùng phát bệnh bò điên ở Anh vào những năm 1980 và 1990 đã khiến hơn 4 triệu con gia súc bị giết và 178 người nhiễm biến thể ở người vCJD, do ăn thịt bò mang bệnh.
“Chúng ta đang nói về khả năng xảy ra điều gì đó tương tự. Không ai chắc chắn điều đó sẽ xảy ra, nhưng điều quan trọng là mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng”, ông Anderson nói.
Apple chuẩn bị cập nhật iPhone 12 ở Pháp sau lệnh cấm vì bức xạ quá cao
Hôm nay 15.9, Bộ Kỹ thuật số Pháp và Tập đoàn Apple cho biết đại gia công nghệ Mỹ sẽ tiến hành việc cập nhật cho dòng iPhone 12 ở Pháp sau khi dòng điện thoại bị cơ quan chức năng cấm bán ở nước này.
Pháp yêu cầu Apple phải nhanh chóng có biện pháp đối với tình trạng bức xạ quá mức ở dòng iPhone 12. Ảnh AFP
Pháp ngày 12.9 ra lệnh Apple phải ngừng bán iPhone 12, phiên bản từ năm 2020, ở nước này sau khi phát hiện dòng điện thoại phóng thích bức xạ điện từ cao quá mức cho phép.
"Apple đã bảo đảm với tôi rằng hãng sẽ sớm đưa ra cập nhật mới cho iPhone 12 trong vài ngày tới", AFP dẫn lời Bộ trưởng Kỹ thuật số Pháp Jean-Noel Barrot.
Cả Apple lẫn ông Barrot đều cho rằng hàm lượng bức xạ điện từ ở iPhone 12 không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
"Chúng tôi sẽ phát hành bản cập nhật phần mềm cho người dùng ở Pháp phù hợp với yêu cầu của phía cơ quan quản lý", Apple cũng cho biết.
Apple bác cáo buộc iPhone 12 vi phạm tiêu chuẩn bức xạ của EU
Theo ANFR, cơ quan quản lý các tần số vô tuyến của Pháp, các phòng thí nghiệm uy tín đã phát hiện cơ thể người dùng iPhone 12 phải hấp thu năng lượng điện từ lên đến 5,74 watt/kg khi họ cầm điện thoại trên tay hoặc cất trong túi quần. Mức tiêu chuẩn ở châu Âu là 4 watt/kg.
Vài ngày trước, ông Barrot ra thời hạn 2 tuần để đại gia công nghệ Mỹ đưa ra cập nhật cho điện thoại. Kế đến, ANFR sẽ nhanh chóng đưa ra phân tích sau khi máy đã được cập nhật phần mềm.
Dựa trên kết quả thu được, Pháp sẽ quyết định liệu có dỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 12 ở nước này hay không.
EU muốn 'che mặt trời' Liên minh châu Âu (EU) đang có kế hoạch triển khai các hoạt động can thiệp môi trường trên diện rộng nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm che mặt trời, theo Hãng tin Bloomberg. EU có thể phải che mặt trời nếu các biện pháp khác không thể ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh AFP EU đang...