Giới khoa học đau đầu tìm lời giải “Tại sao gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng 100 gram”?
Bạn có biết gấu trúc khổng lồ trưởng thành có thể nặng tới hơn 100 kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con chỉ nặng chưa đầy 100 gram, bằng con mèo sơ sinh.
Sự chênh lệch quá lớn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời nhiều năm qua.
Gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nhỏ như con mèo mới đẻ
Gấu trúc khổng lồ có nguồn gốc từ Trung Quốc, con trưởng thành thường nặng đến 120 kg. Con đực to hơn con cái.
Tuy nhiên, khi mới sinh, chúng hoàn toàn không có trọng lượng nổi bật. Trung bình, gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng khoảng 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Siêu nhỏ so với cá thể mẹ.
Sự khác biệt lớn khiến giới khoa học đau đầu trong việc tìm lời giải. Mới đây, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Duke, Mỹ đã nghiên cứu về bộ xương gấu trúc con để tìm ra câu trả lời.
Thực tế cho thấy, so với hầu hết các loài động vật có vú khác, giai đoạn phát triển của gấy trúc con khi được sinh ra được coi là sinh non. Gấu trúc khổng lồ được sinh ra ở giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ ba nếu so với con người.
Gấu trúc sơ sinh chỉ có trọng lượng khoảng 90 đến 130 gram, tương đương kích thước của một con mèo con. Khi mới sinh, gấu trúc có màu hồng nhạt, mù và cực kỳ nhỏ, tỷ lệ khối lượng của con so với mẹ dao động trong khoảng 1:900.
Đó là tỷ lệ cân nặng khi sinh thấp nhất trong tất cả các động vật có vú, vì hầu hết các động vật có vú đều gần 1:26.
Trên thực tế, tất cả các loài gấu (họ Ursidae) đều có những con nhỏ bất thường, nhưng gấu trúc khổng lồ đặc biệt rõ rệt. Hiện tượng này thường chỉ thấy ở các đơn bào và thú có túi và con con sẽ ở trong túi của mẹ, cho đến khi chúng cứng cáp hơn.
Gấu trúc khổng lồ mới sinh
Video đang HOT
Vào những năm 1980, gấu trúc khổng lồ Ling-Ling và Hsing-Hsing tại Vườn thú quốc gia Smithsonian đã sinh ra 5 con gấu trúc con. Tuy nhiên chúng đã chết chỉ sau đó không lâu.
Người ta bảo quản bộ xương của họ và các nhà khoa học ở Đại học Duke đã sử dụng cho nghiên cứu.
Các nhà khoa học trước đây cho rằng trọng lượng sơ sinh của gấu nhiều khả năng liên quan đến việc ngủ đông. Quá trình mang thai trùng với thời gian ngủ đông, sẽ khiến con mẹ phải nhịn ăn, đó có thể dẫn đến việc sinh sớm hơn.
Trong khi đó, nghiên cứu mới cho thấy những anh em cùng loài gấu, phát triển theo cùng một quỹ đạo như những người họ hàng động vật có vú khác, xương của chúng trưởng thành theo cùng một trình tự và với tốc độ tương tự, chứng tỏ gấu con sinh ra đúng thời gian.
Tuy nhiên, gấu trúc khổng lồ là một ngoại lệ. Dựa vào phân tích xương cho thấy chúng được sinh ra vài tuần trước khi đến hạn, vào khoảng 70% thời kỳ mang thai của nó. Điều đó sẽ giống như một bào thai của con người 28 tuần.
Điều này có thể do thời gian cấy ghép. Thời gian mang thai của gấu trúc khổng lồ là 97 đến 161 ngày. Nhưng phôi trôi nổi trong tử cung khoảng một vài tháng trước khi gắn vào thành tử cung và chỉ bắt đầu phát triển sau khi vào vị trí này.
Nhà khoa học Peishu Li thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: “Có thể hiểu đơn giản rằng chúng chưa được nấu chín”.
Và lý do sâu sa hơn cho việc “chưa nấu chín” vẫn cần thời gian để các nhà khoa học tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
Hoàng Dung (Lược dịch)
Theo infonet.vn
Ảnh đẹp "ngẩn ngơ" ghi khoảnh khắc độc đáo trong TG động vật (2)
Có vô số khoảng khắc kỳ diệu trong thế giới động vật hoang dã mà nhờ các nhiếp ảnh gia tài năng, kiên nhẫn, chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng và trầm trồ ngưỡng mộ, thích thú.
Trong khi ở trên một chiếc thuyền ngoài khơi Great Bear Rainforest, British Columbia, Canada, nhiếp ảnh gia Jake Davis đã ghi được hình ảnh về thế giới động vật vô cùng ấn tượng khi cá voi làm việc nhóm để săn bắt cả đàn cá nhỏ.
Những con sóc marmots đã quen với sự hiện diện của con người tại công viên Quốc gia Hohe Tauern, Áo và cho phép mọi người quan sát, chụp ảnh chúng ở cự ly gần. Hành vi này có lợi cho sóc marmots, vì con người ngăn chặn những kẻ săn mồi lớn như đại bàng vàng. Ảnh của nhiếp ảnh gia Michael Schober.
Khu dự trữ sinh quyển Ría Lagartos ở bang Yucatán là nơi sinh sống của đàn hồng hạc Caribbean lớn nhất Mexico. Con chim hồng hạc non chưa đầy năm ngày tuổ sẽ được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng trước khi tự đi trên đôi chân mình để kiếm ăn. Ảnh của nhiếp ảnh gia Claudio Contreras Koob.
Nhiếp ảnh gia Csaba Tklyi đã giấu mình suốt một đêm dài để chụp lại được khoảnh khắc những con chim rũ bộ lông tuyệt đẹp của mình chào bình minh.
Quần đảo Svalbard của Na Uy là nơi có khí hậu rất khắc nghiệt. Thế nhưng những tuần lộc trắng đã thích nghi rất tốt. Chúng gần như ẩn thân hoàn toàn vào môi trường xung quanh. Ảnh của nhiếp ảnh gia Francis De Andres.
Nhiếp ảnh gia Valeriy Maleev trong lúc khám phá sa mạc Gobi đã tình cờ gặp một con chuột nhảy jerboa tai dài. Khi máu di chuyển qua tai của những động vật thường sống về đêm này, nhiệt dư thừa sẽ tiêu tan trên da và do đó, chuột nhảy có thể giữ mát.
Nhiếp ảnh gia Wayne Osborn đã phát hiện con cá voi lưng gù con này khi chúng đang di chuyển ra khỏi vùng biển thuộc nhóm đảo Vava'u ở Vương quốc Tonga. Con cá voi này vô cùng tò mò khi nhìn thấy nhiếp ảnh gia nhưng cũng không chú tâm mấy. Nó còn bận quay trở lại cạnh mẹ để bú.
Nhiếp ảnh gia Angel Fitor đã chụp được hình ảnh này ở ngoài khơi vùng biển Alicante, Tây Ban Nha. Đắm chìm trong dòng nước mạnh, một chuỗi salp nhấp nhô hơi xoắn khác và biến thành hình dạng kỳ quái. Salps di chuyển bằng cách vặn xoắn, bơm nước qua cơ thể gelatin của chúng.
Khi đi dạo đêm trong rừng rậm Ecuador, nhiếp ảnh gia Lucas Bustamante đã vô cùng vui mừng khi bắt gặp hình ảnh một con ếch đang nhai nuốt nhện tarantula. Biểu cảm choáng ngợp của nó khi bị "bắt gặp" khiến Lucas không khỏi thích thú.
Nhiếp ảnh gia Marcus Westberg chụp lại khoảnh khắc một con gấu trúc khổng lồ ngồi trong chuồng tại trung tâm chăn nuôi ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Trông nó không có vẻ gì là thích thú, ngược lại chẳng khác gì bị cầm tù.
Ảnh của nhiếp ảnh gia David Doubilet.
Những con cá bò răng đỏ bơi thành từng đàn khiến đáy biển trông như cảnh tượng trong phim khoa học viễn tưởng.
Chim cánh cụt hoàng đế khẳng định lãnh thổ của mình. Ảnh của nhiếp ảnh gia Yaz Loukhal.
Ảnh của nhiếp ảnh gia Aaron Gekoski.
Những con đười ươi được sử dụng nhiều trong các buổi biểu diễn xiếc thú ở Safari World, Bangkok, Thái Lan. Chúng bị cầm tù, đánh đập và huấn luyện, sống cuộc đời mệt mỏi, bị bóc lột hết sức đáng thương.
Theo kienthuc.net.vn
Xem chuyên gia kích thích gấu trúc động dục, chống lãnh cảm Mùa xuân là mùa gấu trúc động dục, tuy nhiên một cô gấu trúc trẻ lãnh cảm lại đòi hỏi bạn tình già, nhiều kinh nghiệm mới chịu giao phối. (Theo Dailymail) Thông thường vào mùa xuân từ khoảng tháng Ba đến tháng Năm hàng năm là mùa gấu trúc động dục. Tuy nhiên ở một cơ sở chăm sóc, nghiên cứu, nuôi...