Giới khoa học đánh giá mức độ an toàn của nội tạng người từng mắc COVID-19
Các nhà khoa học Mỹ và Italy nhận định nội tạng do người từng mắc hoặc đang mắc COVID-19 hiến “nhiều khả năng là an toàn”.
Một ca phẫu thuật ghép nội tạng tại Mỹ. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 24/3 cho biết các nhà khoa học Mỹ và Italy sẽ công bố thông tin này tại Hội nghị vi sinh lâm sàng và các bệnh nhiễm trùng châu Âu (ECCMID) tổ chức vào tháng 4 ở Bồ Đào Nha.
Các bằng chứng cho thấy nội tạng được hiến tặng từ người từng mắc COVID-19 là an toàn và có thể cân nhắc cả nội tạng từ người hiến đang mắc COVID-19 nếu họ không có triệu chứng hoặc qua đời vì nguyên nhân không liên quan đến COVID-19.
Tiến sĩ Cameron Wolfe và Emily Eichenberger tại Trung tâm Y tế Đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) dự kiến đưa ra lời khuyên rằng phổi hoặc ruột được ghép chỉ nên sử dụng khi người hiến tạng dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó 20 ngày. Trong khi đó, các cơ quan nội tạng khác có khả năng được cấy ghép an toàn nếu người hiến không tử vong vì COVID-19 hoặc mắc chứng máu đông nghiêm trọng.
Từ tháng 9/2021, Trung tâm Y tế Đại học Duke đã tiến hành đánh giá nội tạng được hiến từ người từng mắc COVID-19. Kết quả cho thấy khoảng thời gian 46 ngày sau khi phẫu thuật, những người được ghép nội tạng không hề mắc COVID-19 từ quá trình này và các nhân viên y tế điều trị họ cũng không mắc COVID-19.
Video đang HOT
Giáo sư Paolo Grossi của Đại học Insubria (Italy) và các đồng nghiệp đã tiến hành ghép tim, thận và gan từ người hiến tạng dương tính với virus SARS-CoV-2. Ông Grossi nhận định: “Vào năm 2022, cộng đồng ghép tạng sẽ hiểu biết hơn về việc sử dụng nội tạng từ người hiến từng mắc hoặc đang mắc COVID-19″. Vị giáo sư này cũng cẩn trọng cho rằng mặc dù các dữ liệu được công bố mang tính khuyến khích nhưng mức độ an toàn từ những người hiến tạng qua đời do mắc COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 vẫn chưa được chứng minh bởi quy mô nhỏ của nghiên cứu đã công bố.
Giáo sư Grossi kết luận: “Chúng tôi tin rằng nội tạng từ người hiến từng mắc hoặc đang mắc COVID-19 có thể an toàn đối với người nhận có miễn dịch với virus SARS-CoV-2 từ tiêm vaccine hoặc từng mắc dịch bệnh này”.
Lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật nội soi lấy mảnh gan từ người hiến sống ghép gan
Mới đây, tại Bệnh viện TWQĐ 108, kíp ghép gan của bệnh viện đã thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh gan phải từ người hiến sống tiến hành ghép gan thành công.
Đây là ca đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam.
Ca nội soi lấy mảnh gan để ghép đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công sau 5 giờ
TS.Lê Văn Thành, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật gan - mật - tụy, phẫu thuật viên chính của ca mổ cho biết: Sau 5 giờ phẫu thuật, mảnh ghép gan đã được lấy thành công bằng phẫu thuật nội soi để ghép cho người nhận gan. Đây được xem là một trong những kỹ thuật mổ phức tạp nhất được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi, đòi hỏi trình độ kinh nghiệm cao, trang thiết bị dụng cụ máy móc hiện đại, đồng bộ.
Kíp bác sĩ thực hiện thành công kỹ thuật phẫu thuật lấy mảnh ghép gan phải.
Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người hiến gan như: Can thiệp ít xâm lấn giúp giảm đau sau mổ tốt hơn mổ mở, thời gian phục hồi nhanh hơn, tính thẩm mỹ cao trong khi kết quả tương đương với mổ mở. Người hiến gan ra viện khoẻ mạnh sau 6 ngày phẫu thuật với chức năng gan bình thường. Người nhận gan sau 10 ngày chức năng gan ghép đã hoạt động tốt, ăn uống tốt, tự đi lại phục vụ các hoạt động sinh hoạt cá nhân.
Hiện nay cả nước đã có 09 trung tâm có thể thực hiện thành công kỹ thuật ghép gan với hơn 300 bệnh nhân, trong đó Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tuy mới thực hiện ghép gan từ cách đây 4 năm nhưng hiện tại là trung tâm có số lượng ghép gan từ người hiến sống nhiều nhất Việt Nam với 91 trường hợp (trong tổng số 94 trường hợp ghép gan đã thực hiện tại BV TWQĐ 108).
Ghép gan đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân
Tuy thực hiện ghép gan muộn hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng cho đến hiện nay các bác sĩ Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật này. Số ca ghép gan thành công ngày càng tăng lên theo từng năm, giúp trả lại cuộc sống và sức khoẻ bình thường cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý gan giai đoạn cuối, đồng thời chi phí thực hiện ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
Hình ảnh nội soi được phóng to qua màn ảnh.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về gan rất lớn, trong đó mỗi năm có khoảng 2000-2500 ca bệnh gan giai đoạn cuối có nhu cầu ghép gan. Hiện tại, Bệnh viện TWQĐ 108 thực hiện ghép gan thường quy với số lượng từ 40-50 ca/năm, dự kiến sẽ tăng lên 100-150 ca/năm với nhiều loại hình kỹ thuật ghép tiên tiến sẽ được triển khai.
Hiện nay trên thế giới chỉ có một số ít các Trung tâm Gan mật và Ghép gan tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc mới có thể thực hiện được phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống.
Vì vậy, với việc lần đầu tiên ứng dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống tại Bệnh viện TWQĐ 108 đã ghi một bước tiến mới trong lĩnh vực ghép gan, góp phần nâng cao trình độ chuyên ngành ghép tạng Việt Nam và mở ra triển vọng cứu sống những người bệnh hiểm nghèo tiếp tục đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho nhiều người bệnh.
Vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đang thử nghiệm thế nào Moderna và Pfizer đang thử nghiệm vaccine Covid-19 ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, chưa công bố kết quả và dữ liệu chính thức. Ngày 2/11, Mỹ chấp thuận tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Cộng đồng và các nhà khoa học chuyển hướng chú ý tới nhóm nhỏ tuổi hơn, đặt ra nhiều câu hỏi về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô

Nỗi lo sốt xuất huyết bùng phát

Chế độ dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe mắt cho người bị loạn thị

Cơm là 'thủ phạm' gây tiểu đường?

Mắt mờ và đau, nhìn các màu giống cầu vồng, có phải tôi bị bệnh cườm nước?

Hàu tươi ngon, bổ dưỡng nhưng những người này chớ dại ăn kẻo tự hại mình

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Chuyên gia đông y hướng dẫn cách sử dụng lá trà xanh đúng cách

Mẹo dùng quạt an toàn cho sức khỏe, tránh bị cảm khi trời nắng nóng

Ngã quỵ sau khi chơi thể thao, người đàn ông qua đời

Bé trai ho kéo dài vì... đèn led, tẩy bút chì ở phế quản và mũi

Cận cảnh khu điều trị cho bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia
Thế giới
15:52:52 05/04/2025
3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Trắc nghiệm
15:16:34 05/04/2025
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, hành hương về đất Tổ không thể bỏ qua 6 món ăn này
Ẩm thực
15:05:48 05/04/2025
Kim Seon Ho trở lại thành công sau những tranh cãi trong quá khứ
Hậu trường phim
15:02:32 05/04/2025
Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh
Sao việt
14:58:54 05/04/2025
Kẻ trộm 21 chỉ vàng ở Nghệ An bị bắt khi đang chạy trốn lên Lào Cai
Pháp luật
14:58:34 05/04/2025
Phim Hàn vừa chiếu đã được khen điên rồ nhất 2025, nữ chính là chiến thần mặt mộc đẹp không vết xước
Phim châu á
14:52:44 05/04/2025
Nhạc sĩ đứng sau OST Địa Đạo: Chỉ có 13 ngày để hoàn thành ca khúc, biết ơn vì là một phần của dự án
Nhạc việt
14:49:29 05/04/2025
Phạm Thoại tung báo cáo kiểm tra số tiền 14,7 tỷ đồng, luật sư nói gì?
Tin nổi bật
14:46:58 05/04/2025
Nữ ca sĩ bất ổn số 1 showbiz khiến fan hốt hoảng khi đăng video mặt biến dạng
Sao châu á
14:45:22 05/04/2025