Giới khoa học cảnh báo nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập niên
Trong bản báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức “cao nhất mọi thời đại” và đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy.
Công nhân làm việc dưới tiết trời nắng nóng ở Bordeaux, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo được đăng trên tạp chí Earth System Science Data, các nhà khoa học tính toán rằng trong thập niên qua (2012 – 2021), trung bình mỗi năm có 54 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) được thải vào khí quyển, tương ứng khoảng 1.700 tấn/giây. Từ năm 2013 đến năm 2022, sự nóng lên của Trái Đất do hoạt động của con người gây ra đã khiến nhiệt độ tăng thêm 0,2 độ C/mỗi 10 năm.
Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù thế giới đã có những động thái tích cực khi giảm dần việc sử dụng than, nhưng nghịch lý là điều này lại “góp phần” đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu khi làm giảm ô nhiễm không khí dạng hạt, vốn có tác dụng làm mát và giúp che chắn Trái Đất khỏi toàn bộ sức nóng thiêu đốt của các tia Mặt trời. Ô nhiễm không khí dạng hạt từ tất cả các nguồn làm giảm sự nóng lên khoảng nửa độ C. Điều này có nghĩa là ít nhất trong thời gian ngắn, khi không khí trong lành hơn, bề mặt Trái Đất sẽ hấp thụ nhiều nhiệt hơn.
Ngoài ra, một trong những phát hiện chính của báo cáo trên là tốc độ suy giảm của “ ngân sách carbon” – ước tính lượng carbon có thể được thải vào khí quyển để mang lại 50% cơ hội giữ nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Giáo sư Vật lý Piers Forster tại Đại học Leeds, tác giả chính báo cáo, nhấn mạnh nhiệt độ Trái Đất dù chưa tăng thêm 1,5 độ C, nhưng “ngân sách carbon” có thể sẽ cạn kiệt chỉ sau vài năm nữa.
Trong báo cáo năm 2021, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã tính toán “ngân sách carbon” còn lại là khoảng 500 gigaton CO2. Tuy nhiên, đến đầu năm 2023, con số này chỉ bằng một nửa, còn khoảng 250 gigaton CO2.
Video đang HOT
Đồng tác giả báo cáo, bà Maisa Rojas Corradi – Bộ trưởng Môi trường Chile, đánh giá bản cập nhật hằng năm về các chỉ số chính của biến đổi toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp cộng đồng quốc tế và các quốc gia duy trì tinh thần khẩn trương giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Bà Valerie Masson-Delmotte, đồng Chủ tịch của báo cáo IPCC năm 2021, cho biết dữ liệu mới này sẽ là lời cảnh tỉnh trước hội nghị thượng đỉnh COP28, ngay cả khi có bằng chứng cho thấy sự gia tăng khí nhà kính đã chậm lại. Theo bà, tốc độ và quy mô của hành động khí hậu là không đủ để hạn chế sự leo thang của các nguy cơ liên quan đến khí hậu.
Dự kiến, tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra vào cuối năm nay tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), các nhà lãnh đạo thế giới sẽ được tiếp cận dữ liệu cập nhật mới. Tại sự kiện này, các nước trên thế giới sẽ cùng nhau đánh giá các thành quả đạt được dựa trên bản Đánh giá Toàn cầu (Global Stocktake) cũng như tiến độ hướng tới các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
Kênh đào Panama có thể coi là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với lĩnh vực kinh tế.
Nguy cơ hiện hữu
Tàu vận tải di chuyển qua kênh đào Panama. Ảnh: AP
Theo kênh DW (Đức), mực nước kênh đào Panama đang giảm vì Trung Mỹ có ít mưa hơn. Các chuyên gia lo ngại người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng vì thực trạng này.
Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc tạo ra công trình này đã đóng góp lợi ích to lớn cho vận chuyển toàn cầu. Trước khi kênh đào Panama được xây dựng, tàu biển thường phải đi vòng qua cực Nam của Nam Mỹ, đây là tuyến đường dài và nguy hiểm hơn nhiều. Việc di chuyển qua kênh đào Panama đã rút ngắn hải trình hơn 13.000 km, tiết kiệm chi phí và thời gian. 5% các dịch vụ giao thương bằng đường biển của toàn cầu đi qua tuyến đường thủy chiến lược này.
Nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu đang đe dọa tuyến đường này. Mỗi khi các âu thuyền trên kênh mở ra, hàng triệu lít nước ngọt đổ ra biển. Mực nước trong kênh giảm xuống nhưng sau đó được thay thế bằng nhiều nước hơn chảy vào. Âu thuyền còn gọi là hệ thống khóa nước, là một thiết bị trên các kênh rạch hoặc cảng biển có nhiệm vụ tăng và giảm mực nước, giúp các phương tiện giao thông đường thủy di chuyển vào hệ thống đường thủy liền kề có mực nước chênh lệch nhau.
Kênh đào Panama sử dụng rất nhiều nước ngọt vì tàu phải đi qua hàng chục âu thuyền đưa chúng lên hoặc xuống 26 mét. Theo công ty tư vấn Everstream, cần khoảng 200 triệu lít nước cho mỗi con tàu đi qua kênh đào Panama.
Hiện nay, người dân, các nhà bảo tồn và nhà khí tượng học đều đang quan sát thấy lượng mưa ở Trung Mỹ giảm do hậu quả của biến đổi khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc ít nước hơn cho kênh. Và nếu nước chảy ra từ các âu thuyền trên kênh không còn được thay thế, thì những con tàu lớn sẽ ngày càng khó đi qua.
Các giải pháp "cứu" kênh đào Panama
Tàu vận tải qua kênh đào Panama năm 2020. Ảnh: AP
Cơ quan quản lý kênh đào Panama đã ban hành hạn chế mớn nước nghiêm ngặt trong những tháng gần đây. Mớn nước của tàu là khoảng cách giữa ngấn nước và đáy tàu. Phép đo này xác định lượng nước mà một con tàu cần để di chuyển an toàn. Nếu một con tàu chất đầy hàng hóa nặng, nó sẽ chìm sâu hơn tạo ra mớn nước lớn hơn.
Mớn nước hoạt động bình thường của kênh đào Panama là 15,24 m. Vào đầu tháng 5, các nhà chức trách đưa ra điều chỉnh. Bắt đầu từ ngày 24/5, những con tàu lớn nhất đi qua kênh đào Panama sẽ bị giới hạn ở mớn nước 13,56 m. Một tuần sau, vào ngày 30/5, con số đó sẽ lại giảm xuống còn 13,4 m.
Hapag-Lloyd, một công ty vận tải biển có trụ sở tại Hamburg (Đức) cùng nhiều doanh nghiệp quốc tế khác đã đối phó bằng cách xếp ít container hơn để giảm mớn nước cho tàu của họ. Để bù đắp cho việc mất thu nhập, Hapag-Lloyd sẽ áp dụng phụ phí 500 USD cho mỗi container đi qua kênh đào Panama bắt đầu từ tháng 6. Các chuyên gia thương mại lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thời gian vận chuyển lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học Vincent Stamer tại Viện Kinh tế thế giới Kiel (Đức) lại có quan điểm thoải mái hơn về mực nước ở kênh đào Panama và những hậu quả có thể xảy ra đối với thương mại toàn cầu. Ông đánh giá: "Điều đó sẽ không thực sự quan trọng đối với chuỗi cung ứng trong thời điểm hiện tại". Theo nhà kinh tế học này, tình hình sẽ không giống như năm 2021, khi con tàu container Ever Given mắc kẹt gây ảnh hưởng ở kênh đào Suez. Ông lý giải: "Kênh đào Panama không quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu như kênh đào Suez".
Các giải pháp tháo gỡ khó khăn đang được cân nhắc cho kênh đào Panama. Chúng bao gồm kênh nhân tạo tiết kiệm nước sẽ tích trữ nước ngọt trong các lưu vực để có thể tái sử dụng. Việc xây dựng các hồ chứa và nhà máy khử mặn cũng đang được nghiên cứu.
"Giảm tải chắc chắn là cách dễ dàng nhất cho các công ty vận chuyển. Và việc sử dụng các tàu nhỏ hơn cũng có thể thực hiện được", ông Vincent Stamer nói.
Ông Stamer cũng đề xuất lựa chọn thay thế khác: "Tuyến đường vận chuyển từ châu Á qua kênh đào Panama đến bờ biển phía Đông của Mỹ có thể đổi tuyến lại một phần qua kênh đào Suez".
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 8 năm Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản trong năm tài chính 2021 đã tăng lên lần đầu tiên sau 8 năm. Điều này phản ánh sự gia tăng về mức tiêu thụ năng lượng do các hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Quang cảnh...