Giới khoa học cảnh báo hố sụt lún lớn đang mở rộng ở Viễn Đông của Nga
Theo giới khoa học, việc mở rộng hố sụt lún quanh miệng núi lửa là dấu hiệu đáng báo động trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đang ngày một rõ nét trên toàn cầu.
Một cảnh quay từ máy bay không người lái đã tiết lộ chi tiết về miệng núi lửa Batagaika với một vết nứt dài 1 km ở Cộng hòa Sakha thuộc vùng Viễn Đông của Nga, Reuters đưa tin.
Trong video, các nhà thám hiểm đi qua địa hình không bằng phẳng ở đáy của vùng lõm với các bề mặt nhấp nhô và những gò đất nhỏ. Địa hình bất thường này bắt đầu hình thành sau khi khu rừng xung quanh bị chặt phá vào những năm 1960 và lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất bắt đầu tan chảy, khiến đất sụt lún.
Quang cảnh miệng núi lửa Batagaika, khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy gây ra hiện tượng sụt lún. Ảnh REUTERS
“Người dân địa phương chúng tôi gọi nó là ‘hang động’”, nhà thám hiểm Erel Struchkov, cũng là cư dân sống gần đó nói với Reuters khi ông đứng trên vành miệng núi lửa.
“Nó phát triển vào những năm 1970, đầu tiên là một khe núi. Sau đó, do tan băng dưới sức nóng của những ngày nắng, nó bắt đầu mở rộng”, theo ông Struchkov.
Các nhà khoa học cho biết Nga đang nóng lên nhanh hơn ít nhất 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới, làm tan chảy vùng lãnh nguyên đóng băng lâu năm bao phủ khoảng 65% diện tích đất nước và giải phóng khí nhà kính được lưu trữ trong đất.
Ông Nikita Tananayev, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Melnikov Permafrost (Nga) cho biết dù có thể thu hút khách du lịch thì việc mở rộng khe núi là “dấu hiệu nguy hiểm”.
“Trong tương lai, với nhiệt độ ngày càng tăng và với áp lực nhân tạo cao hơn, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những hố sụt lún khổng lồ đó hình thành, cho đến khi toàn bộ lớp băng vĩnh cửu biến mất”, ông Tananayev nói.
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy đã đe dọa các thành phố và thị trấn trên khắp miền bắc và đông bắc nước Nga, làm cong vênh đường xá, chia cắt các ngôi nhà và làm gián đoạn đường ống. Các vụ cháy rừng lớn, trở nên dữ dội hơn trong những mùa gần đây, làm trầm trọng thêm vấn đề.
Người dân địa phương ở Sakha đã ghi nhận sự phát triển nhanh chóng của miệng núi lửa. “2 năm trước, rìa của hố sụt cách con đường này khoảng 20 – 30 m. Và bây giờ, rõ ràng, nó gần hơn nhiều”, nhà thám hiểm Struchkov nói.
Các nhà khoa học không chắc chắn về tốc độ chính xác mà miệng núi lửa Batagaika đang mở rộng. Tuy nhiên, ông Tananayev cho biết đất bên dưới sụt lún, ở độ sâu khoảng 100 m có chứa một “khối lượng khổng lồ” khí nhà kính sẽ giải phóng vào khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, tiếp tục thúc đẩy sự nóng lên của hành tinh.
Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra toàn cầu?
Hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới đang tan chảy
Những cảnh quay do máy bay không người lái ghi lại đã cho thấy những chi tiết rõ ràng trên miệng núi lửa Batagaika - một vết nứt rộng, trải dài hàng km ở vùng Viễn Đông của Nga hình thành nên miệng núi lửa băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới.
Miệng núi lửa xuất hiện vào những năm 1960 sau khi rừng trong khu vực bị chặt phá. Ảnh: themoscowtimes.com
Trong video, hai nhà thám hiểm di chuyển qua địa hình không bằng phẳng tại đáy của vết lõm trên miệng núi lửa ở Siberia - nơi người dân địa phương thường gọi là "Cổng vào địa ngục". Vết lõm thể hiện rõ với những phần bề mặt không đều và những ụ nhỏ, vốn đã hình thành sau khi cây cối tại đây được dọn sạch vào những năm 1960 và lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất bắt đầu tan chảy, khiến mặt đất bị lún xuống.
Nhà thám hiểm Erel Struchkov - người đồng thời là một cư dân tại đây này - cho biết: "Điều này bắt đầu vào những năm 1970. Đầu tiên là một khe núi. Sau đó tan băng dưới sức nóng của những ngày nắng và diện tích băng tan ngày càng mở rộng ra".
Các nhà khoa học cho biết nước Nga đang nóng lên nhanh hơn tối thiểu 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới, làm tan chảy vùng lãnh nguyên (tầng đất đã bị đóng băng vĩnh cửu) vốn chiếm khoảng 65% diện tích lãnh thổ nước này và giải phóng khí nhà kính được lưu trữ trong vùng đất nơi băng tan.
Hiện tượng băng tan trên miệng núi lửa Batagaika tuy có thể thu hút khách du lịch, nhưng việc tình trạng này ngày càng mở rộng lại được xem là "một dấu hiệu nguy hiểm". Bà Nikita Tananayev - trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Băng Vĩnh cửu Melnikov ở Yakutsk - cho biết: "Trong tương lai, với nhiệt độ ngày càng tăng và cao hơn áp lực do con người tạo ra, chúng ta sẽ thấy ngày càng có nhiều sự sụt giảm lớn hình thành, cho đến khi tất cả băng vĩnh cửu biến mất".
Hiện tượng tan băng vĩnh cửu đã đe dọa các thành phố và thị trấn tại miền Bắc và Đông Bắc nước Nga, những con đường không còn bằng phẳng nữa, nhiều cụm cư dân bị chia cắt trong khi các đường ống dẫn bị phá vỡ. Cháy rừng trên quy mô lớn ngày càng dữ dội hơn trong thời gian gần đây và đã khiến vấn đề này trở nên trầm trọng thêm.
Miệng núi lửa Batagaika mở rộng nhanh chóng. Ông Struchkov cho biết: "Cách đây 2 năm, mép của miệng núi lửa còn cách con đường này khoảng 20-30 m. Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng giờ nó đã ở gần hơn rất nhiều".
Các nhà khoa học không chắc chắn về tốc độ chính xác mà miệng núi lửa Batagaika đang mở rộng. Tuy nhiên, ông Struchkov khẳng định đất bên dưới vết sụt, sâu khoảng 100 m ở một số khu vực, chứa một "số lượng lớn" carbon hữu cơ và sẽ giải phóng lượng carbon này vào khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, qua đó tiếp tục thúc đẩy sự nóng lên của hành tinh.
Nhà thám hiểm này nhấn mạnh: "Với nhiệt độ không khí ngày càng tăng, chúng ta có thể đoán trước rằng miệng núi lửa sẽ mở rộng với tốc độ cao hơn. Điều này sẽ thúc đẩy khí hậu càng nóng thêm trong những năm tiếp theo".
Núi lửa Karangetang ở Indonesia phun trào Sáng 10/7 (giờ địa phương), núi lửa Karangetang trên đảo Siau, ngoài khơi bờ biển North Sulawesi, đã phun trào. Chính quyền địa phương đã đưa cảnh báo người dân và khách du lịch cần tránh xa khu vực nguy hiểm này. Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Karangetang trên đảo Siau, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Người đứng đầu cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga Ukraine đổ lỗi lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh

Liban bắt giữ các đối tượng âm mưu tấn công Israel

IMF, ECB và các ngân hàng trung ương xoay sở giữa tâm bão thương mại

Hélène Luc với tình yêu dành cho Tổ quốc thứ hai, Việt Nam

Liệu Canada có thể đóng vai 'miền đất hứa' cho nguyên liệu thô quan trọng?

Núi lửa Marapi ở Indonesia phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc sẵn sàng đưa vào sử dụng

Cuộc chiến AI: Nvidia đứng giữa 'gọng kìm' Mỹ - Trung

DHL tạm dừng chuyển hàng toàn cầu trên 800 USD cho người tiêu dùng Mỹ

Tiết lộ phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ gặp phái đoàn Hamas

Bí quyết về vùng đất tại Nga nơi sản sinh hàng loạt huyền thoại võ thuật hiện đại
Có thể bạn quan tâm

Cụ ông chôn 700 triệu đồng tiền mặt dưới đất, khi con cháu phát hiện ra thì "khóc ròng"
Netizen
08:08:39 21/04/2025
Rộ tin Kanye West hàn gắn với vợ sau thời gian xa cách
Sao âu mỹ
08:07:55 21/04/2025
Bạn trẻ Hà thành chia sẻ lịch trình đi khắp Đà Lạt 6N5Đ với chi phí 5,9 triệu/người: Chốt kèo thì dịp 30/4 - 1/5 tới phải xin nghỉ thêm đấy!
Du lịch
07:55:03 21/04/2025
Sao Việt 21/4: Hồng Nhung rạng rỡ dù đang trị ung thư, Mỹ Tâm ngày càng trẻ đẹp
Sao việt
07:36:26 21/04/2025
Nghe Tự Long, Soobin và dàn anh tài hát mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Nhạc việt
07:23:58 21/04/2025
Xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng
Pháp luật
07:05:16 21/04/2025
Lisa tại Coachella 2025: Vũ đạo và giọng hát là tâm điểm tranh cãi
Nhạc quốc tế
06:41:08 21/04/2025
Ngọc nữ Hàn Quốc bị bạn diễn ép "ngủ để tăng cảm xúc": Giải nghệ vì tổn thương, nhan sắc hiện tại gây sốc
Hậu trường phim
06:28:56 21/04/2025
Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan
Lạ vui
06:22:02 21/04/2025
Sedan hạng B dưới 600 triệu: Hyundai Accent vượt Honda City, bám sát Toyota Vios
Ôtô
06:14:18 21/04/2025