Giới khoa học Anh: Tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA đạt hiệu quả cao
Vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA giúp thúc đẩy kháng thể mạnh mẽ nhất nếu được dùng làm liều tiêm bổ sung sau 10 đến 12 tuần kể từ khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2.
Đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh về khả năng thúc đẩy kháng thể của các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định loại vaccine nào làm mũi tăng cường để đảm bảo đạt hiệu quả bảo vệ con người cao nhất trước sự tấn công của COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu “COV-Boost” được giới chức Anh công bố ngày 2/12 đánh giá hiệu quả của 7 loại vaccine gồm vaccine của AstraZeneca, Novavax, Johnson & Johnson, Curevac, Valneva, Pfizer và Moderna.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 trong số 7 loại vaccine kể trên đều tăng cường khả năng miễn dịch ở những người ban đầu tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, trong khi cả 7 loại vaccine này đều tăng cường khả năng miễn dịch ở người đã tiêm 2 mũi vaccine của AstraZeneca. Cụ thể, một liều hay nửa liều vaccine của Pfizer hoặc một liều vaccine của Moderna tăng cường đều làm tăng kháng thể ngừa COVID-19 và mật độ tế bào T ở người tiêm bất kể trước đó người tiêm sử dụng vaccine của Pfizer hay AstraZeneca. Với vaccine của AstraZeneca, Novavax, Johnson & Johnson và Curevac khi được sử dụng làm mũi tăng cường, các loại vaccine này cũng làm tăng kháng thể ở người trước đó đã tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào, song với mức độ nhỏ hơn. Chỉ duy nhất vaccine của Valneva không làm tăng kháng thể ở người trước đó đã tiêm vaccine của Pfizer.
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên, Giáo sư Saul Faust – nhà miễn dịch học tại Đại học Southampton đứng đầu nghiên cứu trên, khẳng định hiệu quả của việc tiêm mũi tăng cường, dù sử dụng vaccine của hãng nào, giống hay khác với vaccine tiêm ban đầu. Nghiên cứu cho thấy các mũi tiêm tăng cường cũng giúp tạo ra một phản ứng rộng rãi của tế bào T chống lại các biến thể Beta và Delta – yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người tiêm trong thời gian dài.
Trước đó, giới khoa học thông qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine ngừa COVID-19 đều giảm dần theo thời gian, do đó khuyến nghị Chính phủ các nước cần tiêm mũi tăng cường, thậm chí tiêm vaccine ngừa COVID-19 hằng năm như vaccine cúm để phòng chống dịch bệnh dai dẳng này.
Covax bổ sung gần 110 triệu liều vaccine Covid-19 Trung Quốc
Sinovac và Sinopharm (Trung Quốc) ký thỏa thuận phân bổ 110 triệu liều vaccine Covid-19 cho cơ chế tiêm chủng công bằng Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vaccine được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, khi biến thể Delta, nguồn gốc Ấn Độ đang chiếm ưu thế toàn cầu, tạo sức ép lên hệ thống y tế. Thỏa thuận mới giúp bổ sung vào nguồn cung thiếu hụt, đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng của các nước đang phát triển, thu nhập thấp.
Liên minh Vaccine Gavi, đồng sáng lập Covax, cho biết Sinopharm cung cấp 60 triệu liều vaccine từ nay đến tháng 10. 50 triệu liều từ Sinovac sẽ đến vào cuối tháng 9. Liên minh có thể mua thêm 110 triệu liều Sinopharm và 330 triệu liều Sinovac từ quý 4 năm nay đến nửa đầu năm sau.
"Tôi hoan nghênh các thỏa thuận của hai hãng dược và Covax. Với thỏa thuận này, chúng tôi sẽ phân phối vaccine đã phê duyệt đến các quốc gia ngay lập tức", Seth Berkley, Giám đốc điều hành Liên minh Gavi, cho biết.
Lượng hàng mới dự kiến bù đắp nguồn cung còn thiếu sau khi Viện Huyết thanh Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai hoành hành.
Đến nay, Covax đã chuyển 102 triệu liều vaccine đến 135 nước thành viên. Cuối tháng 5, chương trình thông báo thiếu 190 triệu liều do "ảnh hưởng của đợt bùng phát thảm khốc tại Ấn Độ, nguồn cung khan hiếm trong nửa cuối năm nay".
Vaccine Sinovac và Sinopharm được WHO phê duyệt vào tháng 5, tháng 6 vừa qua. Trung Quốc cũng đã tiêm hai loại vaccine cho hàng trăm triệu dân.
Theo kết quả từ chiến dịch tiêm chủng tại Chile, được công bố trên Tạp chí Y học New England ngày 7/7, vaccine Sinovac hiệu quả 65,9% chống virus, 87,5% trong việc ngăn ngừa nhập viện và 86,3% ngăn ngừa tử vong.
Các lọ vaccine Sinopharm ở nhà máy Bắc Kinh lần đầu rời dây chuyền sản xuất. Ảnh: Xinhua
Song hiện có khá ít dữ liệu về khả năng chống biến thể Delta. Một số nước như Indonesia và Thái Lan đã tiêm thêm vaccine của phương Tây cho người từng nhận vaccine Sinovac.
Giám đốc Yin Weidong cho biết công ty đã cung cấp hơn một tỷ liều vaccine toàn cầu vào cuối tháng 6. Lợi thế của sản phẩm là "tính an toàn và thuận lợi trong vận chuyển, bảo quản", có thể hỗ trợ người dân ở "mọi ngóc ngách của thế giới".
Hãng dự kiến sản xuất thêm 2,91 tỷ liều vaccine cuối năm nay. Viện Sinh phẩm Quốc gia Trung Quốc, thuộc tập đoàn dược phẩm Sinopharm, cho biết đủ năng lực cung cấp một tỷ liều vaccine cho Covax.
Thử nghiệm giai đoạn ba cho thấy vaccine hiệu quả 79% ngăn ngừa triệu chứng và nhập viện do Covid-19. Hãng không công bố dữ liệu hoàn chỉnh. Song tại hai nước sử dụng vaccine là Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, giới chức phải tiêm bổ sung loại vaccine khác cho người đã tiêm hai liều Sinopharm.
Gavi cho biết hai loại vaccine giúp đa dạng hóa nguồn cung của Covax. Hiện chương trình đạt thỏa thuận với 11 hãng dược, bao gồm AstraZeneca-Oxford, Johnson & Johnson, Moderna, Novavax và Pfizer-BioNTech.
Canada phê duyệt đầy đủ vaccine của hãng Johnson & Johnson Ngày 24/11, hãng dược Johnson & Johnson của Mỹ cho biết Canada đã phê duyệt đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 của hãng này - loại vaccine 1 liều duy nhất được sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới...