Giới khoa học Anh cảnh báo về hậu quả các loài côn trùng bị tuyệt chủng
Theo các nhà khoa học Anh, các loài côn trùng đang trải qua “ngày tận thế” của chúng do ảnh hưởng của các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Sự biến mất của hàng trăm ngàn loài côn trùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.
Ảnh: Reuters
Nếu không ngăn chặn sự giảm sút của các loài côn trùng, hậu quả cho toàn bộ sự sống trên Trái đất và sức khỏe của con người sẽ chịu tác động nghiêm trọng
Theo The Guardian, các nhà khoa học Anh đã báo động rằng các loài côn trùng đang trải qua “ngày tận thế” của chúng do ảnh hưởng của các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Sự biến mất của hàng trăm ngàn loài côn trùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.
Nhà sinh thái học Dave Goulson thuộc Đại học Sussex kêu gọi chú ý đến “ngày tận thế” ít nhận thấy của côn trùng. Theo ông, kể từ năm 1970, 40% trong số 1 triệu loài côn trùng được biết đến đã đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Nhà khoa học công bố phân tích chủ yếu liên quan đến hệ động vật của Vương quốc Anh, vì ở quốc gia này, côn trùng được nghiên cứu tốt nhất trên thế giới. Trong 100 năm qua, 23 loài ong và ong bắp cày đã biến mất, khi lượng thuốc trừ sâu được sử dụng chỉ tăng gấp đôi trong 25 năm qua. Tương lai cho loài bướm có vẻ đáng lo ngại nhất – các loài bướm sống ở Anh đã giảm 77% kể từ giữa những năm 1970 và các loài phổ biến ở khắp mọi nơi – giảm 46%. Các loài động vật khác, đặc biệt là các loài chim, cũng bị giảm số lượng vì sự đa dạng của các loài côn trùng giảm sút. Ví dụ, số lượng chim đớp ruồi chỉ ăn côn trùng bay đã giảm 93% kể từ năm 1967.
Các nhà môi trường tin rằng sự đa dạng loài vẫn có thể được cứu vãn nếu đưa ra các hạn chế nghiêm ngặt về sử dụng thuốc trừ sâu và có nhiều quỹ được phân bổ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và công viên thành phố.
Video đang HOT
Giáo sư Dave Goulson cảnh báo rằng nếu chúng ta không ngăn chặn sự giảm sút của các loài côn trùng, hậu quả cho tất cả sự sống trên Trái đất và sức khỏe của con người sẽ nghiêm trọng.
Các nghiên cứu về số loài côn trùng là cực kỳ hiếm, nhưng giáo sư Dave Goulson tin chắc rằng đã đến lúc phải hành động. Tôi đã rất lo lắng khi mọi người nói về sự cần thiết phải có các công trình nghiên cứu dài hạn mới. Điều đó thật tuyệt, nhưng chúng ta không thể đợi thêm 25 năm nữa trước khi hành động, vì khi đó sẽ là quá muộn. Các nhà sinh học Đức cũng đã đi đến một kết luận tương tự: một phân tích được thực hiện trong 10 năm tại 3 bang của Đức cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng, sinh khối và sự đa dạng các loài của côn trùng. Và một lần nữa, các nhà khoa học chỉ ra nông nghiệp với hóa chất và thuốc trừ sâu là thủ phạm chính.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Tử chiến kinh hoàng của ong bắp cày và chuồn chuồn
Đi săn và bị săn là quy luật sinh tồn khắc nghiệt trong vương quốc động vật, cảnh tượng chuồn chuồn tử chiến ong bắp cày chứng minh điều đó.
Một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã may mắn được chứng kiến và ghi lại gần như hoàn chỉnh cảnh tượng chuồn chuồn tử chiến ong bắp cày ngay trên nền cát, khiến nhiều người ngạc nhiên, sửng sốt.
Lúc đầu, con chuồn chuồn chiếm thế thượng phong, nó đè được con ong bắp cày xuống và không muốn dây dưa lâu với loài côn trùng hung dữ này.
Đáng tiếc, ong bắp cày hung dữ được mệnh danh là loài hổ bá vương trong thế giới côn trùng, hiếm có kẻ thù nào thoát khỏi tay của nó khi nó không muốn.
Không để chuồn chuồn có cơ hội đình chiến hay bay đi, ong bắp cày bình tĩnh lật ngược tình thế, áp đảo con chuồn chuồn đáng thương.
Sau khi khống chế được hoàn toàn chuồn chuồn, ong bắp cày hung hãn và thong thả cắn vào cổ của chuồn chuồn, mục đích là cắn rụng đầu của con côn trùng tội nghiệp.
Sau nhiều nỗ lực trốn thoát không thành, chuồn chuồn bất lực và phó mặc cho số phận. Nguồn: Smalliving
Sau khi con chuồn chuồn buông lỏng, ong bắp cày nhanh chóng "xử trảm" chuồn chuồn. Nhìn chiếc đầu chuồn chuồn lăn lông lốc phía xa, con ong bắp cày vô cùng hả hê, một lần nữa nó lại chiến thắng.
Xác con chuồn chuồn mất đầu sẽ là lời cảnh báo cho những con côn trùng khác dám đối đầu với ong bắp cày.
Đình Ngân
Theo Kiến thức
Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt thực chất là gì? Thủy triều đỏ được cho là một trong những nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, thông tin từ bộ Tài nguyên và Môi trường về nhóm nguyên nhân cá chết. Theo thông tin từ cuộc họp báo của Bộ Tài nguyên Môi trường, khi điều tra, đánh giá, thảo luận xác định...