Giới khoa học Anh cảnh báo biến thể mới nguy hiểm hơn Omicron
Các nhà khoa học hàng đầu nước Anh đã cảnh báo về sự xuất hiện của một biến thể mới, nguy hiểm hơn Omicron trong tương lai, giữa lúc nhiều nước đang dần nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19.
Theo báo Guardian, giáo sư Mark Woolhouse từ Đại học Edinburgh (Anh) hôm 12/2 đã nhấn mạnh sẽ rất nguy hiểm nếu đồng tình với nhận định rằng các biến thể của virus corona sẽ chỉ gây ảnh hưởng nhẹ hơn trong tương lai.
“ Biến thể Omicron không bắt nguồn từ biến thể Delta, mà từ một nhánh hoàn toàn khác trong “cây phả hệ” của virus corona. Và vì chúng ta vẫn chưa thể biết một biến thể mới sẽ đến từ đâu trong “cây phả hệ” này, nên chúng ta cũng chưa thể biết nó có thể gây bệnh như thế nào, nặng hay nhẹ hơn”, ông Woolhouse cho biết.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia cảnh báo virus corona có thể tiếp tục tạo ra các biến thể mới nguy hiểm hơn. Hình minh họa: GAVI
Giáo sư Lawrence Young từ Đại học Warwick (Anh) cũng ủng hộ quan điểm này. “Mọi người có xu hướng cho rằng, virus corona đã có một quá trình biến đổi tuyến tính từ Alpha đến Beta, rồi đến Delta và sau cùng là Omicron”, ông chia sẻ với Guardian. “Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Quan niệm cho rằng các biến thể của virus corona ngày càng ít nghiêm trọng hơn là hoàn toàn sai lầm. Một biến thể mới thậm chí có thể nguy hiểm hơn, chết chóc hơn cả Delta”.
David Nabarro, đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đại dịch Covid-19, cũng lưu ý về sự biến đổi khó lường của các biến thể virus corona trong tương lai: “Sau Omicron sẽ có nhiều biến thể khác, và nếu dễ lây lan hơn, chúng sẽ trở thành chủng trội. Bên cạnh đó, chúng có thể gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau, hay nói cách khác là có thể gây chết chóc nhiều hơn hoặc để lại hậu quả lâu dài hơn”.
Quan chức của WHO cũng hối thúc giới chức các nước tiếp tục lên kế hoạch đối phó với nguy cơ xảy ra các làn sóng lây nhiễm mới, khiến số người nhiễm và nhập viện tăng mạnh. “Cần khuyến khích mọi người tiếp tục bảo vệ chính mình và người khác. Nếu không làm điều này, chúng ta có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Đại dịch chưa thể kết thúc”, ông Nabarro nói.
Những cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua trong việc nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng chống Covid-19. Trong tuần này, hàng loạt quốc gia châu Âu, trong đó có Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển … đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch cuối cùng, và tuyên bố Covid-19 không còn là mối đe dọa đáng kể đối với xã hội. Tại Anh, các cố vấn cấp cao nhất về Covid-19 của chính phủ là Chris Whitty và Patrick Vallance cũng công bố trước quốc hội nước này kế hoạch dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp phòng chống Covid-19 từ ngày 24/2, trong đó có yêu cầu cách ly người nhiễm virus corona.
Tuy nhiên, WHO cho rằng còn quá sớm để dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch. Soumya Swaminathan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu khoa học của WHO, hôm 11/2 đã cảnh báo thế giới vẫn chưa thoát khỏi đại dịch Covid-19, vì có thể sẽ còn nhiều biến thể mới của virus corona xuất hiện trong tương lai.
Nguy cơ virus SARS-CoV-2 có thêm biến thể mới
Việc phát hiện biến thể Omicron trên loài hươu đuôi trắng ở New York (Mỹ) đang làm dấy lên lo ngại rằng loài động vật này (hiện có 30 triệu con tại Mỹ) có thể trở thành vật chủ cho một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu công bố ngày 8/2, các nhà khoa học tại trường Đại học bang Pennsylvania đã lấy mẫu máu và dịch mũi của 131 con nai tại đảo Staten (thuộc New York). Kết quả cho thấy gần 15% con trong số này có kháng thể chống virus. Phát hiện trên đồng nghĩa với việc trước đó, chúng đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 và có khả năng tái nhiễm các biến thể mới.
Theo ông Suresh Kuchipudi, một chuyên gia về vi sinh vật thú y tại trường đại học trên, con người có nguy cơ bị lây nhiễm sau khi virus lây lan ở một loài động vật, nhưng nguy hiểm hơn là với vật chủ là các loài động vật, virus có cơ hội phát triển các biến thể mới và sau đó có thể lây trở lại cho người. Ông cho biết: "Khi virus hoàn toàn biến đổi, chúng có thể né tránh được vaccine. Đây là lý do con người phải thay đổi vaccine".
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện biến thể Omicron ở một loài động vật hoang dã. Dù hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các con hươu đuôi trắng này có thể lây truyền virus sang người, nhưng đến nay hầu hết các loài động vật nhiễm COVID-19 đều được ghi nhận ở các loài có tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Tháng 8 năm ngoái, giới khoa học Mỹ đã phát hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên ở hươu hoang dã tại bang Ohio, nối dài danh sách các loài động vật có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này. Phát hiện dựa trên các mẫu thu thập được ở hươu nhiều tháng trước khi biến thể Omicron xuất hiện và thay thế Delta trở thành biến thể chủ đạo nhất trong đại dịch ở người tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ghi nhận COVID-19 ở các loài động vật như chó, mèo, hổ, sư tử, báo tuyết, rái cá, khỉ đột và chồn.
New Zealand cảnh báo nguy cơ xuất hiện thêm các biến thể mới của SARS-CoV-2 Ngày 8/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cảnh báo đại dịch COVID-19 sẽ không chấm dứt với biến thể Omicron và trong năm nay, nước này phải chuẩn bị ứng phó với nhiều biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Ardern đưa ra lời cảnh báo trên trong bài phát biểu...