Giới khảo cổ phát hiện “mộ zombie” độc đáo ở Đức
Tận thế thây ma một trong những câu chuyện mang tính biểu tượng thời hiện đại, nhưng ý tưởng về việc một người đã chết trỗi dậy từ hầm mộ lại không có gì mới.
Các nhà nghiên cứu đã khai quật được một “ngôi mộ zombie” đặc biệt ở Đức, được thiết kế để ngăn thi thể thức tỉnh sau cái chết (Ảnh: SCMP)
Các nhà khảo cổ học tại Bảo tàng Tiền sử Bang Saxony-Anhalt ở Oppin, Đức – phía tây bắc Leipzig- trong tháng 4 vừa qua công bố rằng họ đã khai quật được một ngôi mộ độc đáo có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới.
Khi đào sâu hơn, họ phát hiện ra một tảng đá lớn bằng phẳng dường như được cố tình đặt lên thi thể người quá cố. Hòn đá này “đè trên đôi chân của người chết”.
“Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng hòn đá được đặt ở đó là có lý do. Có thể là để giữ người chết trong mộ và ngăn không cho họ quay trở lại”, bảo tàng viết trong một bài đăng trên Facebook.
Theo tạp chí Newsweek, những người sống trong khu vực trong quá khứ vốn sợ hãi những thứ mà họ gọi là “tín đồ”, những linh hồn hoặc thi thể có khả năng trở về từ cõi chết.
Susanne Friederich, người quản lý dự án khai quật và là nhà khoa học làm việc cho Văn phòng Quản lý Di sản và Khảo cổ học bang Saxony-Anhalt, nói với tạp chí rằng người cổ đại đã cố gắng sử dụng phép thuật để ngăn chặn các “tín đồ” này quay trở lại.
“Hồi đó người ta tin rằng người chết đôi khi cố gắng tự giải thoát khỏi nấm mồ. Đôi khi, người chết được đặt nằm sấp. Nếu người chết nằm sấp, anh ta sẽ đào ngày càng sâu hơn thay vì chạm tới bề mặt”, bà Friederich nói.
Những ngôi mộ kiểu này được đặt tên là “mộ zombie”, hay mộ xác sống. Và người nằm trong khu mộ mới được khai quật, khoảng 40 đến 60 tuổi khi chết, được chôn cất mà không có di tích văn hóa nào được chôn cùng.
Địa điểm này không phải là ngôi mộ xác sống đầu tiên được phát hiện ở châu Âu trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Khảo cổ học: Các báo cáo đã nêu ra trường hợp một người đàn ông được chôn cất trong tư thế ngồi với một nửa cơ thể lộ ra ngoài, khiến các nhà khoa học điều tra khả năng người này đã được chôn cất theo cách để ngăn ông ta di chuyển trong trường hợp trỗi dậy từ hầm mộ.
Rafael Garrido Pena, một nhà khảo cổ học thời tiền sử tại Đại học Tự trị Madrid ở Tây Ban Nha, nói với ấn phẩm trực tuyến Atlas Obscura rằng người châu Âu thời kỳ đồ đá mới tin rằng con người ta không thực sự chết và do đó, rất nguy hiểm cho đến khi thịt của họ bị phân hủy hẳn, chỉ còn lại những bộ xương.
Pena nói với tạp chí Newsweek rằng đã có nhiều ví dụ về các nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới khai quật các thi thể chưa bị phân hủy hoàn toàn và sau đó chuyển chúng đến một ngôi mộ an toàn hơn, nơi về mặt lý thuyết, chúng sẽ ít gây ra mối đe dọa hơn.
Các nhà khảo cổ cho rằng thi thể mới được khai quật ở Đức đã từng được đào lên và di chuyển, bởi vị trí của thi thể khi chôn cất.
Kiểu an táng này cũng làm dấy lên những cách giải thích khác, ví dụ như một vụ hành quyết hay an táng mang mục đích văn hóa khác. Các nhà khoa học chưa phân tích đầy đủ địa điểm này, nhưng nỗi sợ hãi về thây ma của người xưa chắc chắn cũng được coi là một giả thuyết hợp lý.
Các nhà khảo cổ học tin rằng ngôi mộ này thuộc về một người thuộc nền văn minh Bell Beaker, từng trải rộng khắp châu Âu và tồn tại từ năm 2800-1800 trước Công nguyên. Nền văn hóa Bell Beaker được đặt tên như vậy vì họ sử dụng một bình uống nước giống như một chiếc chuông lộn ngược.
Quả bóng phun ra từ miệng lạc đà dùng để làm gì?
Lạc đà là loài động vật có vú có mức độ tiến hóa cao, chúng tiến hóa từ một loài động vật móng guốc chân mềm nguyên thủy của Bắc Mỹ cách đây khoảng 55 triệu năm.
Ngày nay, lạc đà một bướu thường sống ở vùng khí hậu nóng hơn, trong khi lạc đà Bactrian thường sống ở sa mạc núi cao của châu Á. So với lạc đà một bướu, lạc đà Bactrian khỏe hơn, có sức bền lớn hơn, chở được nhiều hàng hóa hơn, đặc biệt thích hợp cho việc di chuyển đường dài qua sa mạc.
So với thân hình cao lớn, lạc đà có đầu nhỏ, cổ dày và dài, cong như cổ thiên nga. Lạc đà có môi trên chia đôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiếm ăn của chúng. Lạc đà có đôi chân thon dài và móng guốc lớn, giúp chúng tránh khỏi nền sa mạc nóng bỏng.
Khoảng 10 triệu năm trước, tổ tiên của lạc đà đã vượt qua eo biển Bering từ Alaska ở Bắc Mỹ, đến châu Á và thậm chí cả châu Phi, đồng thời tiến hóa thành lạc đà Bactria và lạc đà một bướu được thuần hóa.
Bộ lông của lạc đà nói chung có màu nâu và rất dày. Vào mùa đông lạnh giá, bộ lông dày có thể phát huy tác dụng giữ nhiệt tốt nên khả năng chống lạnh của lạc đà tương đối mạnh. Vào mùa hè nóng bức, bộ lông dày không chỉ có thể phản chiếu một phần ánh sáng Mặt Trời mà còn có tác dụng cách nhiệt, vì vậy lạc đà có khả năng chống nóng tốt hơn.
Mặc dù lạc đà cũng là động vật máu nóng, nhưng nhiệt độ cơ thể của nó sẽ thay đổi rất nhiều giữa ngày và đêm. Vào ban đêm, nhiệt độ cơ thể của nó là khoảng 34°C; vào ban ngày, nhiệt độ cơ thể của nó cao tới 41°C.
Những người không biết nhiều về lạc đà sẽ vô cùng ngạc nhiên trước quả bóng thịt phun ra từ miệng lạc đà, thậm chí nhiều người còn cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy điều này. Vậy quả bóng thịt đó thức tế là gì?
Mặc dù lưỡi của lạc đà tương đối lớn, nhưng con cái và con đực có kích thước lưỡi khác nhau. Thông thường, lưỡi của lạc đà cái nhỏ hơn nhiều so với của lạc đà đực
Một số người cho rằng đó là túi thịt lạc đà, trong khi những người khác nói đó là dạ dày lạc đà, nhưng cả hai điều này đều không đúng. Đó là chiếc lưỡi của lạc đà đực khi động dục.
Trên thực tế, lạc đà, giống như nhiều loài động vật khác bên ngoài tự nhiên, chúng thực hiện chế độ "đa thê". Vào mùa sinh sản, lạc đà đực sẽ giao phối với nhiều lạc đà cái, chúng không quan tâm đến chất lượng và tỷ lệ sống sót của bầy con mà chỉ quan tâm đến số lượng lạc đà cái mà chúng có thể giao phối được.
Trái ngược với lạc đà đực, lạc đà cái chỉ quan tâm đến chất lượng con cái của chúng. Điều này là do chu kỳ mang thai của lạc đà cái dài tới 13 tháng và một lứa thường chỉ sinh được một con. Không chỉ vậy, lạc đà cái chỉ thụ thai hai năm một lần. Với rất ít cơ hội để sinh con, không có gì ngạc nhiên khi lạc đà cái chỉ quan tâm đến chất lượng của con cái, vì vậy chúng đặc biệt cẩn thận trong việc lựa chọn bạn tình.
Nhú ở lạc đà có bao gồm chất keratin, chất liệu cứng giống như móng tay người. Theo Luis Padilla, giám đốc sức khỏe động vật tại Vườn thú Saint Louis, cấu trúc đó có thể cảm thấy giống nhựa. Nhú khỏe mạnh bảo vệ má và miệng khỏi bị trầy xước, chấn thương, nếu các nhú bị loét hoặc bị cùn có thể là dấu hiệu của việc lạc đà mắc bệnh.
Giống như hầu hết các loài động vật giống cái khác, lạc đà cái luôn ưu tiên những con khác giới có gen mạnh nhất và vóc dáng khỏe mạnh làm bạn tình của chúng. Vậy những con lạc đà đực như thế nào mới đáp ứng được những điều kiện như vậy?
Tất nhiên, đó là con lạc đà đực có quả bóng thịt lớn nhất phun ra từ miệng. Như đã nói trước đó, quả bóng thịt này thực sự là lưỡi của con lạc đà đực (nó có hình cầu do con lạc đà đực thổi phồng nó lên).
Chúng ta đều biết lạc đà được mệnh danh là "con tàu của sa mạc", là người bạn trung thành và đáng tin cậy nhất của con người trên sa mạc. Lạc đà có khả năng chống đói, chịu khát và có khả năng thích nghi, đơn giản chúng được sinh ra để dành cho môi trường sa mạc.
Lưỡi của lạc đà được bao phủ bởi một lớp "vết chai" dày, có thể ngăn chặn hiệu quả việc bị cây gai đâm. Không chỉ vậy, lưỡi của lạc đà còn được bao phủ bởi những chiếc gai, những chiếc gai này hầu như không có tế bào cảm nhận đau nên sẽ không cảm thấy đau.
Hàm trên và hàm dưới của lạc đà cũng được bao phủ bởi gai, có thể làm gãy gai của các loại cây như xương rồng. Tuyến nước bọt của chúng cũng rất phát triển, nước bọt chúng tiết ra có dạng sền sệt, có thể chống lại gai của các loài thực vật có tren sa mạc.
Với cặp "miệng sắt lưỡi thép" như vậy, lạc đà đực không ngại môi trường khắc nghiệt trên sa mạc. Trong mắt lạc đà cái, con đực nào cso thể khạc ra quả bóng thịt to hơn nghĩa là khả năng sống sót của con đực đó sẽ mạnh hơn và gen của nó cũng tốt hơn những con đực khác.
Ngoài việc có thể nhai xương rồng, bướu của lạc đà có thể tích trữ một lượng lớn chất béo, khi thiếu thức ăn, chất béo tích trữ trong bướu sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, lạc đà cũng có thể làm giảm mức độ trao đổi chất của cơ thể trong những lúc khan hiếm thức ăn.
Lạc đà vốn được mệnh danh là "con tàu của sa mạc", được thuần hóa khoảng 3.000 năm trước, có thể mang vác khoảng 90 kg di chuyển quãng đường vài chục km mỗi ngày. Cơ thể của chúng phát triển với những đặc tính phù hợp với cuộc sống trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc, từ móng guốc và lông mi cực dài cho đến miệng rộng có thể nhai được xương rồng.
Khoang mũi của lạc đà rất lớn, bên trong ẩn chứa rất nhiều ống cực mỏng và cong. Khi cơ thể lạc đà bị mất nước nghiêm trọng, các ống dẫn này ngừng tiết dịch, tạo thành một lớp da cứng trên bề mặt các ống dẫn. Sử dụng những lớp vỏ này, lạc đà có thể hấp thụ nước thông qua quá trình hô hấp và không làm mất nước ra ngoài cơ thể. Bằng cách này, lạc đà có thể giảm thiểu việc mất nước của chính nó.
Dạ dày của lạc đà chứa đầy bong bóng giúp nó trữ được nhiều nước. Một con lạc đà trưởng thành có thể trữ hàng chục lít nước trong một lần uống.
Từ quan điểm này, mức độ tiến hóa của lạc đà thậm chí có thể so sánh với con người.
Cặp đôi hổ ác chiến dữ dội tranh giành thức ăn Một con hổ cái đã giết chết được chú nai lớn, nhưng khi chưa được thưởng thức bữa ăn, nó đã bị con hổ đực cướp mất. Trong thiên nhiên hoang dã, hổ là một trong những loài mèo lớn nhất thế giới và chúng thường có thói quen sống đơn độc, trừ trường hợp đang nuôi con hoặc mùa kết đôi. Chính...