Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì?

Theo dõi VGT trên

Tư tưởng “Đại Hán” ngày nay của Trung Quốc đang xây dựng một chiến lược an ninh hải dương theo ngược chiều văn minh, khiến một góc của thế giới rơi vào cảnh bất an.

Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì? - Hình 1

TS Kim Vĩnh Minh – Ảnh: sssa.org.cn

Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì? - Hình 2

Tạp chí Quốc Tế Triển Vọng (World Outlook), (Trung văn, 2 tháng 1 kỳ) của Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế – Viện Khoa học xã hội Thượng Hải

Liệu các nước trong khu vực có cùng sự tổn hại bởi chiến lược hải dương bá đạo đó có nên hợp tác mạnh mẽ, toàn diện và có mục tiêu hơn trong lĩnh vực khoa học liên quan đến biển?

Sách lược ngoại giao ương ngạnh cùng với những hành động khơi mào khiêu khích hoặc ngang nhiên gây hấn của các lực lượng quân sự và dân sự Trung Quốc trên biển Đông những năm gần đây khiến nhiều nước lo ngại. Vấn đề đường lối của Trung Quốc trên biển Đông đã khiến chính giới ở các nước xung quanh quan sát hằng ngày từng động thái, học giới thì đào sâu phân tích.

Học giả – Mưu sĩ

Nhìn riêng vào lĩnh vực học thuật, từ sau năm 2009, số lượng học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu lĩnh vực chính trị và địa chính trị vùng biển Đông đột nhiên tăng nhanh.

Một vài học giả Trung Quốc – tiêu biểu như giáo sư Học viện Ngoại giao Nhâm Viễn Triết (Ren Yuanzhe) – lý giải hiện tượng này rằng đó là do sự xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với Mỹ, rằng các học giả Mỹ nghiên cứu sâu sát vấn đề này với mục đích tư vấn chiến lược cho Chính phủ Mỹ trong việc đối phó Trung Quốc (1).

Video đang HOT

Nhưng thật ra cách nhìn này chỉ đúng một mặt của hiện tượng, bởi một số không ít học giả không phải người Mỹ, và mặt khác, phần lớn nghiên cứu của họ nhằm vào mục tiêu tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ổn định cho khu vực biển Đông và các nước Đông Nam Á.

Dính đến truyền thông về sự trỗi dậy của Trung Quốc, gần đây người ta thường nghe gắn với cụm từ “lợi ích cốt lõi”. Lợi ích này là gì, nhiều hay ít, lớn hay nhỏ? Theo định nghĩa của Phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc công bố hồi năm 2011 thì “Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bao gồm những lợi ích tồn tại trong các mặt: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, lãnh thổ hoàn chỉnh, quốc gia thống nhất…” (2).

Tất cả các phạm trù này khi được diễn giải chi tiết đều thấy tổn hại đến lợi ích của các nước xung quanh.

Ở Trung Quốc, một bộ phận học giả ngày nay có vai trò như những mưu sĩ thời xưa, hoặc là tư tưởng của họ được chính phủ áp dụng hoặc là họ diễn giải hay phân tích tính khả thi các chủ trương của chính phủ. Theo một số chuyên gia, khi nắm và giữ được lợi ích cốt lõi, vấn đề đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương số 1 thế giới chỉ còn là một tiến trình.

An ninh hải dương tuy là một bộ phận của an ninh quốc gia nhưng được xem là mục tiêu trọng yếu, vì nó chi phối, đan xen và củng cố hoàn thiện các mục tiêu chủ quyền quốc gia, lãnh thổ hoàn chỉnh và quốc gia thống nhất. Nhiều công trình, hạng mục nghiên cứu chiến lược an ninh hải dương đã và đang được Trung Quốc ráo riết thực hiện.

Tiêu biểu, chúng ta có thể lướt qua công trình “Nghiên cứu chiến lược an ninh hải dương Trung Quốc” của tiến sĩ Kim Vĩnh Minh – chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu luật biển thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải – công bố vào tháng 8-2012 (3). Theo nghiên cứu của tiến sĩ Kim, mục tiêu chiến lược để đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương số 1 sẽ trải qua ba giai đoạn:

1 – Mục tiêu chiến lược cận kỳ (2012-2020). Chủ yếu là cố gắng giữ bình ổn vấn đề hải dương, giảm tối đa các mối uy hiế.p hoặc tổn hại trên biển đối với Trung Quốc. Mục tiêu cụ thể là xây dựng, hoàn thiện thể chế và cơ chế, bao quát việc thiết lập các cơ cấu tổ chức quản lý sự vụ hải dương quốc gia; hoàn thiện chế độ pháp luật và chính sách trong lĩnh vực hải dương nhằm sáng tạo các điều kiện thu hồi các đảo, đá, bãi đá ngầm.

2 – Mục tiêu chiến lược trung kỳ (2021-2040). Sáng tạo các điều kiện, dựa vào lực lượng tổng hợp quốc gia, cố gắng giải quyết riêng các vấn đề hải dương trọng yếu (như vấn đề Nam Hải), thực hiện mục tiêu cường quốc hải dương khu vực. Mục tiêu cụ thể là từng bước thu hồi và khai thác các đảo, đá, bãi đá ngầm mà nước khác chiếm đóng, giữ quyền tự chủ khai thác, việc hợp tác khai thác và cộng đồng khai thác là sách lược bổ trợ.

3 – Mục tiêu chiến lược viễn kỳ (2041-2050). Tổng hợp thực lực đầy đủ về kinh tế và khoa học kỹ thuật, xử lý toàn diện và giải quyết vấn đề hải dương, hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất đất nước, thực hiện mục tiêu cường quốc hải dương thế giới. Mục tiêu cụ thể là quản lý 3 triệu km2 hải vực không một trở ngại nào, tự do sử dụng hải dương toàn cầu với các nguồn lợi của nó.

Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì? - Hình 3

PGS Giang Hồng Nghĩa – Ảnh: hainu.edu.cn

Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì? - Hình 4

Tạp chí Thế Giới Kinh Tế Dữ Chính Trị Luận Đàn (Forum of World Economics & Politics/ Luận đàn kinh tế và chính trị thế giới), (Trung văn, 2 tháng 1 kỳ) của Viện nghiên cứu kinh tế thế giới – Viện Khoa học xã hội tỉnh Giang Tô (Nam Kinh)

Bản chất tham lam vô tận

Nhìn tổng quan cũng thấy được chiến lược này phản ánh khá rõ bản chất tham lam vô tận của một bộ phận trí thức và chính giới Trung Quốc, với tham vọng theo đuổi đến cùng mục tiêu làm chủ trọn vùng biển Đông, khu vực quần đảo Điếu Ngư, sáp nhập Đài Loan để thống nhất quốc gia.

Theo các kế hoạch cụ thể nhằm thực thi cho từng giai đoạn của chiến lược này, điểm lo ngại nhất thể hiện trong phân tích của tiến sĩ Kim là vấn đề hợp thức hóa khu vực bên trong đường chữ U: “cố gắng giải quyết riêng các vấn đề hải dương trọng yếu (như vấn đề Nam Hải)”, để khu vực này hoàn toàn thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Trong vai trò hoạch định chiến lược, tiến sĩ Kim không đi sâu vào giải pháp chuyên môn thuộc phần việc nghiên cứu luật pháp, tuy nhiên ông ta nhìn ra được sự trở ngại mấu chốt từ bên trong, tức là vấn đề phải giải thích như thế nào về tính pháp lý của đường chữ U để nó có sự tương thích với Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Tiến sĩ Kim cũng đặt ra vấn đề là Chính phủ Trung Quốc phải nhanh chóng chọn thời cơ thích hợp để công bố “Sách trắng về chính sách đường 9 đoạn Nam Hải”, gồm “bản học giới” và “bản chính phủ”, đề ra việc nên có hai bản sách trắng có lẽ một bản nhằm để ổn định tình hình phân tán trong nghiên cứu lý luận và một bản dành cho vấn đề ngoại giao.

Vài học giả khác lại có những gợi ý cụ thể trong quá trình thực thi chiến lược an ninh hải dương. Theo phó giáo sư Giang Hồng Nghĩa (Jiang Hongyi) – phó viện trưởng Học viện Chính trị và quản lý công thuộc Đại học Hải Nam, Chính phủ Trung Quốc nên ưu tiên dùng chiến lược xây dựng khung pháp lý thích hợp để từng bước hợp thức hóa vùng biển Đông, tránh đối đầu quân sự.

Trong lúc khung pháp lý chưa hoàn bị, chưa thể quản lý hợp pháp toàn bộ diện tích bên trong phạm vi đường chữ U, biện pháp trước mắt để chế ngự biển Đông là lấy khoa học kỹ thuật làm phương tiện hàng đầu, lấy kinh tế làm nền tảng, lấy sức mạnh quân sự yểm trợ các hoạt động khoa học.

Phó giáo sư Giang cho rằng: “Trước mắt, cạnh tranh quốc tế trên biển thực tế chỉ là sự cạnh tranh về trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật có chiếm ưu thế thì mới làm chỗ dựa cho quyền chủ động khai thác…”(4).

Nhìn biện pháp trước mắt mà ông Giang Hồng Nghĩa đưa ra, chúng ta có thể thấy nó đã được ứng dụng phần nào trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 vừa qua. Còn rất nhiều loại hình hoặc hình thức thuộc nội dung khoa học kỹ thuật khác có thể được thi triển trong giai đoạn chiến lược cận kỳ, mãi đến giai đoạn trung kỳ, và các quốc gia có đường biên xung quanh đường chữ U thách thức ấy sẽ đầy khó khăn trong tương lai.

Qua nhiều thay đổi, Công ước Luật biển 1982 lần đầu tiên mang đến quyền thụ hưởng chính đáng và bình đẳng cho tất cả các quốc gia ven biển, đán.h dấu một nấc thang trong tiến trình văn minh nhân loại. Thế kỷ 21 được gọi là “Thế kỷ hải dương”, các quốc gia sở hữu vùng biển đều nhìn ra lợi ích và tiềm năng từ biển, mọi khả năng trí tuệ và sức lực có thể đang được vận dụng tối đa nhằm đưa nguồn lợi từ biển phục vụ con người.

Nhưng tư tưởng Đại Hán ngày nay của Trung Quốc lại xây dựng một chiến lược an ninh hải dương theo ngược chiều văn minh, khiến một góc của thế giới rơi vào cảnh bất an.

Liệu các nước trong khu vực có cùng sự tổn hại bởi chiến lược hải dương bá đạo của Trung Quốc có nên hợp tác mạnh mẽ, toàn diện và có mục tiêu hơn trong lĩnh vực khoa học liên quan đến biển, ngoài sự hợp tác/tương trợ trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự?

Câu trả lời đã rất rõ ràng.

(1): Nhâm Viễn Triết (Ren Yuanzhe/), “Vấn đề Nam Hải và an ninh khu vực: Góc nhìn của học giả Tây phương”, Ngoại Giao Bình Luận (tạp chí của Học viện Ngoại giao Trung Quốc), số 4-2012.

(2): Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc, Phòng báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biên soạn, Nhà xuất bản Nhân Dân, 2011.

(3): Kim Vĩnh Minh (Jin Yongming/), toàn văn đăng trên Quốc Tế Triển Vọng (World Outlook , tạp chí của Viện nghiên cứu quốc tế – Thượng Hải), số 4-2012.

(4): Giang Hồng Nghĩa (Jiang Hongyi/), “Nhìn lại vấn đề nghiên cứu Nam Hải và phân tích yếu điểm cơ bản về chính trị hải dương”, tạp chí Thế Giới Kinh Tế Và Chính Trị Luận Đàn, số 4, tháng 7-2013.

Theo Tuổ.i Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tiêu điểm

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
Căng thẳng Trung Đông đ.e dọ.a kinh tế toàn cầu
07:13:52 04/10/2024
Campuchia 'bật đèn xanh' cho hải quân Mỹ đến căn cứ Ream
06:15:06 04/10/2024
FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp
22:04:04 04/10/2024
FBI buộ.c tộ.i 5 người Trung Quốc che giấu việc đến khu quân sự Mỹ
09:09:59 04/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024

Tin đang nóng

Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz
16:46:10 05/10/2024
Team Quang Linh lại có biến, 1 thành viên tỏ thái độ, bằng mặt không bằng lòng?
17:31:55 05/10/2024
Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?
17:12:20 05/10/2024
Clip Hoa hậu Quế Anh ngập ngừng vì bị ông Nawat chất vấn trực tiếp
17:33:51 05/10/2024
Mailisa từ chối mua kim cương bà Hằng, chi gấp đôi đối phương để từ thiện bão lũ
17:01:00 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024
Vợ Quang Hải bỏ bê mẹ ruột, nịnh nọt mẹ chồng, bị chỉnh đốn liền phán thẳng mặt
16:27:17 05/10/2024

Tin mới nhất

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

80 cảnh sát Pakistan bị thương trong đụng độ với người biểu tình

21:37:45 05/10/2024
Những người biểu tình có kế hoạch tập trung tại khu vực đỏ của thủ đô Islamabad, nơi có tòa nhà Quốc hội và nhiều đại sứ quán, bất chấp lệnh cấm tụ tập, nhằm gây sức ép đòi trả tự do cho ông Khan.

Phát huy sức trẻ Việt Nam tại Australia

21:35:36 05/10/2024
Tham tán Công sứ hy vọng SVAU sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, kết nối các cộng đồng sinh viên quốc tế, kết nối với các thế hệ trẻ tiếp theo để xây dựng lực lượng kế cận, phát huy các thành tích đã đạt được của hội.

G7 thông qua kế hoạch trấn áp nạn buôn người

21:32:45 05/10/2024
Trong tuyên bố chung, các nước G7 kêu gọi thành lập các đơn vị thực thi pháp luật chuyên về các tội phạm và điều tra liên quan đến buôn lậu người di cư và buôn bá.n ngườ.i nếu các nước chưa có sẵn các đơn vị này.

Cảnh báo mùa đông lạnh hơn bình thường sẽ ảnh hưởng tới dân du mục Mông Cổ

21:06:41 05/10/2024
Mùa đông năm 2023, Mông Cổ đã phải đối mặt với điều kiện mùa đông khắc nghiệt được gọi là dzud , kèm theo lượng tuyết rơi kỷ lục kể từ năm 1975. Khoảng 90% lãnh thổ bị tuyết phủ dày tới 100cm.

Thái Lan: Nước sông dâng cao kỷ lục, Chiang Mai tiếp tục hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng

21:03:40 05/10/2024
Công viên voi tự nhiên là trung tâm cứu hộ và bảo tồn voi tại vùng nông thôn của Chiang Mai. Kể từ khi thành lập vào những năm 1990, khu bảo tồn này đã giải cứu được hơn 200 con voi khỏi ngành du lịch và khai thác gỗ.

Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ

20:29:14 05/10/2024
Vị tổng thống cao tuổ.i đương nhiên muốn để lại di sản chính sách đối ngoại. Những tiến triển vào phút chót về Ukraine sẽ là một chiến thắng cuối cùng đáng nhớ của ông.

Quân đội Israel yêu cầu người dân ở trung tâm Gaza sơ tán

20:27:46 05/10/2024
Lệnh sơ tán của IDF có kèm theo bản đồ liệt kê các khu nhà cần sơ tán, theo đó, người dân Palestine sống ở các khu vực gần Hành lang Netzarim ở trung tâm Gaza đã được cảnh báo phải di dời.

Tổng thống Indonesia cảm ơn quân đội bảo đảm sự thống nhất, ổn định chính trị

20:24:17 05/10/2024
Hơn 100 nghìn binh sĩ từ các lực lượng cùng hàng nghìn trang thiết bị quốc phòng đã được triển khai tham gia diễu binh và các hoạt động biểu dương lực lượng tại buổi lễ.

Căng thẳng thương mại Nga - Kazakhstan nổi lên liên quan đến vận chuyển ngũ cốc

20:21:03 05/10/2024
Đại diện của Liên minh Ngũ cốc Kazakhstan Evgeny Karabanov nhận định rằng tình hình hiện tại có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại chính thức.

Iraq: Đán.h bom ven đường làm 4 người bị thương

20:07:14 05/10/2024
Các lực lượng an ninh Iraq tuyên bố có khả năng truy quét tàn quân IS mà không cần hỗ trợ, vì nhóm này không gây ra mối đ.e dọ.a đáng kể nào.

Hãng hàng không Emirates cấm mang máy nhắn tin và bộ đàm lên máy bay

20:04:40 05/10/2024
Loạt vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm hồi tháng trước đã làm ít nhất 37 người thiệ.t mạn.g và gần 3.000 người bị thương trên khắp lãnh thổ Liban.

Có thể bạn quan tâm

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng

Sao việt

21:54:03 05/10/2024
Tấn Beo thà bán tài sản nhà cửa chứ không xin ai một đồng nào hết, nên khán giả cứ yên tâm, không đến mức phải ăn cơm từ thiện.

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?

Sao châu á

21:31:55 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh mới giành ngôi Thị hậu Phi Thiên cách đây không lâu nhờ vai Hứa Bán Hạ trong phim truyền hình chính kịch Gió thổi bán hạ . Đây là sự công nhận rất lớn dành cho sự kính nghiệp, cũng như những nỗ lực của cô trong việc chuyển...

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Phim điện ảnh mới chưa thể ra rạp, Thúy Diễm nói gì?

Hậu trường phim

20:55:21 05/10/2024
Trước thông tin tác phẩm điện ảnh Bà già đi bụi chưa thể công chiếu rộng rãi, Thúy Diễm nói cô có chút tiếc nuối và mong có một phép màu cho phim.

Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân

19:57:05 05/10/2024
Quan chức Nga lưu ý: Chúng tôi đã chờ đợi 23 năm. Đó là hồi kết của câu chuyện. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà Mỹ và các đồng minh sẽ theo đuổi .

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!