Giới học giả Đức lên án gay gắt hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Tại hội thảo khoa học “Xung đột ở Biển Đông” ở thủ đô Berlin của Đức ngày 9/12, các học giả Đức đã lên án gay gắt các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh sự nguy hiểm của xu hướng chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
Hội thảo diễn ra tại trụ sở của báo Die Tageszeitung (TAZ) dưới sự chủ trì của Tiến sỹ Gerhard Will, nguyên chuyên viên cao cấp Viện khoa học và chính trị Đức. Hội thảo thu hút sự than gia của khoảng 40 học giả, nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội, sinh viên Đức và đại diện kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Đức.
Trong bài tham luận mở màn hội nghị, Tiến sĩ Gerhard Will điểm lại khái quát những vấn đề lịch sử và các diễn biến gần đây ở Biển Đông. Theo ông, những diễn biến gần đây ở vùng biển này như Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng đảo trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa, hay trước đó hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam đã làm tình hình khu vực gia tăng căng thẳng trở lại.
Theo ông, hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông và việc nước này củng cố, mở rộng một số đảo như đảo Chữ Thập, đảo Gạc Ma hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng các đảo này sẽ tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới
Tiến sĩ Gerhard Will cũng cho rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang trở thành vấn đề đáng quan ngại, vì với xu hướng này, Trung Quốc sẽ theo đuổi các tham vọng chính trị nước lớn, quá đề cao lợi ích quốc gia và làm giảm cơ hội tiến hành đàm phán, thoả hiệp với các nước khác trong giải quyết tranh chấp biển đảo đang nổi lên ở Đông Á.
Tác giả bài tham luận nhấn mạnh khu vực Biển Đông – tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp hàng đầu thế giới – có tầm quan trọng đặc biệt đối với thương mại toàn cầu. Do vậy, cộng đồng quốc tế, trong đó có Đức, có lợi ích sống còn trong việc duy trì môi trường hoà bình, bảo đảm thông thương hàng hải, hàng không ở vùng biển này.
Video đang HOT
Liên quan đến việc Trung Quốc thời gian gần đây tăng cường mạnh tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là hải quân, Tiến sỹ Gerhard Will cho rằng điều này có nguy cơ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước trong khu vực ở cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đây là một diễn biến nguy hiểm vì có thể dẫn tới mất ổn định và an ninh của khu vực, không có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Chuyên gia Đức cho rằng việc giải quyết tình hình Biển Đông cần phải thông qua thương lượng và đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, các bên cần xây dựng lòng tin dựa trên cả hai trụ cột hợp tác kinh tế và đối thoại chính trị, luôn duy trì cơ chế đối thoại ở cả cấp độ song phương lẫn đa phương. Ngoài ra, các bên cần trao đổi thẳng thắn về yêu sách chủ quyền của mình ở khu vực Biển Đông, thậm chí nên khoanh vùng những khu vực xung đột để đàm phán giải quyết từng vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc hợp tác chính trị chung.
Tham gia trình bày tham luận tại Hội thảo, Tiến sỹ Andreas Seifert – chuyên gia phân tích quân sự thuộc Hội nghiên cứu quân sự Tuebingen của Đức – đã đi sâu đánh giá về yêu sách của cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như cách thức tuyên truyền của Bắc Kinh đối với hoạt động xây dựng đảo trái phép ở Biển Đông.
Tiến sỹ Andreas Seifert cho rằng yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là phi lý xét cả về mặt pháp lý và địa lý, cố tình tạo sự mập mờ cho dư luận trong nước và quốc tế về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo ông, yêu sách của Trung Quốc xuất phát từ một lý do quan trọng là lượng dự trữ dồi dào về dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên ở Biển Đông, cũng như vị trí địa chính trị chiến lược của vùng biển này trên tuyến huyết mạch của hàng hải quốc tế.
Ông Andreas Seifert nhấn mạnh các quốc gia láng giếng cần hết sức cảnh giác với ý đồ về “đường 9 đoạn” và chiến thuật xây dựng, củng cố các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc.
Tiến sỹ chính trị học Howard Loewen – thuộc Viện nghiên cứu hoà bình Hamburg – đưa ra đánh giá về những kinh nghiệm rút ra từ vụ Philippines kiện Trung Quốc lên Toà án quốc tế về Luật biển. Tác giả nhận định kết cấu an ninh khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng hiện thiếu sự ổn định, mặc dù có hợp tác ở cả hai cấp độ song phương và đa phương.
Theo ông, để bảo đảm ổn định tình hình Biển Đông cần có sự cân bằng quyền lực ở khu vực, trong đó các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Úc phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn phản đối các yêu sách của Trung Quốc, đồng thời tăng cường những ảnh hưởng cần có ở khu vực này. Tuy nhiên, một sự cân bằng quyền lực ở Đông Nam Á chỉ có giá trị khi nó gắn với một cấu trúc an ninh khu vực được định hình rõ ràng hơn.
Vũ Anh
Theo Dantri
Ông Carter chính thức được để cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ngày 5/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cử cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, 60 tuổi, làm Bộ trưởng Quốc phòng mới thay ông Chuck Hagel vừa từ nhiệm cuối tháng trước.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Carter sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng thứ tư của Tổng thống Obama.
Nhiều nghị sỹ của cả hai đảng đã lên tiếng ủng hộ quyết định đề cử ông Carter. Theo kế hoạch, quyết định đề cử ông Carter sẽ được Thượng thông qua sớm nhất vào đầu năm tới.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tham gia nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama với trọng trách tìm hướng giải quyết những vấn đề nổi cộm, trong đó có cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, cuộc khủng hoảng ở Ukraine và chính sách "xoay trục sang châu Á".
Trong tuyên bố ngay sau khi được đề cử, ông Carter cam kết nếu được Thượng viện thông qua, ông sẽ đưa ra những đề xuất chiến lược và chân thành nhất cho Tổng thống Obama.
"Tôi cam kết sẽ cho ngài những đề xuất chiến lược tốt nhất", ông Carter khẳng định với Tổng thống Obama tại buổi lễ bổ nhiệm không có mặt ông Hagel.
Trong nhiều năm qua, ông Carter đã đảm nhận nhiều vị trí cấp cao tại Lầu Năm Góc, nhưng khá trầm trước báo giới. Ông từng kinh qua các vị trí Thứ trưởng Quốc phòng (2011-2013), Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton. Ông cũng là người phụ trách hoạt động mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc giai đoạn 2009-2011.
Ông Carter trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Bộ trưởng Quốc phòng sau khi cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy bất ngờ xin rút khỏi danh sách ứng cử.
Ông được trông đợi sẽ trở thành đầu mối quan trọng giữa Nhà Trắng và các tướng lĩnh Lầu Năm Góc trong bối cảnh Tổng thống Obama cương quyết hạn chế can thiệp quân sự vào các diễn biến ở nước ngoài sau hai cuộc chiến tốn kém tại Iraq và Afghanistan.
Ông Aaron David Miller - một học giả làm việc tại Trung tâm Woodrow Wilson - cho rằng với tính cách và năng lực của mình, ông Carter có thể khiến các cuộc thảo luận về an ninh diễn ra suôn sẻ hơn nhưng điều đó không có nghĩa việc hoạch định chính sách sẽ không có nhiều trở ngại.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã tuyên bố từ chức sau 2 tuần thảo luận căng thẳng với Tổng thống Obama về chiến lược đối phó với IS. Ông Hagel không có mặt tại buổi lễ công bố đề cử cho ông Carter nhưng khẳng định ủng hộ ông Carter lên kế nhiệm mình.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Obama sẽ đề cử tiến sỹ vật lý làm Bộ trưởng quốc phòng Thông tin từ báo giới Mỹ khẳng định, Tổng thống Barack Obama đã quyết định sẽ đề cử ông Ashton Carter, một tiến sỹ vật lý, và chưa từng mặc áo lính vào "ghế nóng" lãnh đạo Lầu Năm Góc thay cho ông Chuck Hagel sắp ra đi. Ông Ashton Carter Thông tin được nhiều tờ báo Mỹ, trong đó có Bưu điện...