Giới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoà
Các thượng nghị sĩ Cộng hoà đã bác bỏ hoặc thận trọng với nhiều ứng viên gây tranh cãi trong nội các mới như ông Matt Gaetz và Pete Hegseth, thể hiện quyền kiểm soát rõ rệt đối với các quyết định của ông Trump.
Ông Pete Hegseth (trái), người dẫn chương trình trên kênh Fox News, phỏng vấn ông Donald Trump, lúc đang là Tổng thống Mỹ, tại Washington ngày 6/4/2017. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Mặc dù sắp trở lại Nhà Trắng và đang trong quá trình đề cử nhân sự cho chính quyền mới, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đối mặt với những thách thức đáng kể từ chính đảng của mình. Theo Wall Street Journal ngày 22/11, các thượng nghị sĩ Cộng hoà đang thể hiện rõ giới hạn đối với những thay đổi mà ông Trump và người ủng hộ có thể mong đợi trong nhiệm kỳ thứ hai.
Điển hình nhất là việc cựu nghị sĩ Matt Gaetz, ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp, đã phải rút lui khỏi danh sách đề cử do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Thượng viện. Ông Gaetz đang là đối tượng điều tra của Ủy ban Đạo đức Hạ viện về cáo buộc quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên khi còn tại nhiệm.
Đề cử ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình của kênh Fox News, cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đang bị đe doạ tương tự sau khi cảnh sát Monterey, California công bố báo cáo về cáo buộc tấn công tình dục năm 2017. Cả ông Gaetz và Hegseth đều phủ nhận mọi cáo buộc và không có vụ việc nào bị khởi tố.
Thượng nghị sĩ Mike Rounds của Nam Dakota nhận định: “Tổng thống đắc cử có quyền đề cử những người mà ông thấy phù hợp, nhưng Thượng viện cũng có trách nhiệm đưa ra lời khuyên và sự đồng ý. Trong trường hợp cụ thể này, tôi nghĩ rằng lời khuyên đã được đưa ra thay vì sự đồng ý”.
Với 53 ghế dự kiến trong Thượng viện Mỹ vào năm tới, đảng Cộng hoà chỉ cần vài lá phiếu phản đối là có thể bác bỏ đề cử của ông Trump. Điều này cho thấy quyền lực thực sự của các thượng nghị sĩ trong việc kiểm soát các quyết định nhân sự của tân tổng thống.
Các đề cử gây tranh cãi khác bao gồm cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Tulsi Gabbard cho vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (DNI) và ông Robert F. Kennedy Jr. cho vị trí Bộ trưởng Y tế Mỹ. Ông Kennedy được khen ngợi về các ý tưởng cải thiện dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng, nhưng cũng bị chỉ trích vì thái độ hoài nghi với vaccine.
Thượng nghị sĩ Thom Tillis của Bắc Carolina bày tỏ quan ngại về quan điểm của bà Gabbard đối với vấn đề Ukraine: “Tại DNI, tôi không biết đó có phải là cô ấy hay không, nhưng khi tôi tham gia vào quá trình đề cử, tôi không có ý định ủng hộ bất kỳ ai lấp lửng về việc ủng hộ Ukraine”.
Cuộc khảo sát mới nhất của AP VoteCast cho thấy 56% cử tri của ông Trump mong muốn “thay đổi đáng kể” trong cách điều hành đất nước, và 37% muốn “một sự thay đổi hoàn toàn và toàn diện”. Chỉ 6% muốn thay đổi nhỏ hoặc không thay đổi gì. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Cộng hoà đang thể hiện sự thận trọng với những thay đổi quá mạnh mẽ.
Gene Curran, một cử tri 52 tuổi ủng hộ ông Trump ở Florida, ủng hộ việc Thượng viện thực hiện vai trò giám sát: “Bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào sử dụng chiến thuật bổ nhiệm không qua xét duyệt, tôi sẽ không bỏ phiếu cho họ. Đó là những gì tôi muốn các thượng nghị sĩ của mình làm – tư vấn và chấp thuận”.
Ngược lại, Bethany Beck, luật sư đã nghỉ hưu từ Virginia, cho rằng Thượng viện nên tôn trọng các lựa chọn của ông Trump và bác bỏ những cáo buộc nhằm vào các ông Gaetz và Hegseth. Bà Beck ủng hộ việc ông Trump tìm kiếm những người có lý lịch không theo truyền thống như các ứng cử viên Hegseth và Kennedy để mang lại tư duy mới: “Rõ ràng là trong bốn năm qua, có một lượng lớn cấu trúc trong chính phủ không hoạt động. Về mặt y tế và an toàn, kinh tế, các vấn đề quốc tế, nó đã làm chúng ta thất vọng”.
Như vậy, sự phản kháng từ Thượng viện có thể ảnh hưởng đến các kế hoạch khác của ông Trump, bao gồm việc kiểm soát ngân sách và thay đổi cơ cấu chính phủ liên bang.
Điều này cho thấy mặc dù là lãnh đạo đảng Cộng hoà, ông Trump vẫn phải đối mặt với những giới hạn quyền lực đáng kể từ chính các đồng minh trong đảng này, đặc biệt là trong việc lựa chọn nhân sự cho các vị trí quan trọng trong chính quyền mới của ông.
Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia.
Bà Tulsi Gabbard (trái), ông Marco Rubio (giữa) và ông Matt Gaetz. ẢNH: AFP
"Ông ấy sẽ là người ủng hộ mạnh mẽ cho quốc gia của chúng ta, một người bạn thực sự của các đồng minh của chúng ta và là một chiến binh không sợ hãi, sẽ không bao giờ lùi bước trước kẻ thù của chúng ta", ông Trump nhấn mạnh trong một tuyên bố về việc đề cử ông Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, theo Reuters.
Hôm 11.11, báo chí Mỹ loan tin ông Trump đã chọn ông Rubio (53 tuổi) làm Ngoại trưởng Mỹ. Sau đó, thông tin về việc lựa chọn ông Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ đã gây ra sự chỉ trích từ một số thành viên của đảng Cộng hòa coi quan điểm chính sách đối ngoại của ông Rubio là quá truyền thống và mang tính quốc tế.
Nhân vật cứng rắn sẽ làm ngoại trưởng Mỹ trong nội các của ông Trump?
Ông Rubio được cho là ứng viên có lập trường cứng rắn nhất trong danh sách rút gọn của Tổng thống đắc cử Trump cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, và trong nhiều năm qua, ông đã ủng hộ chính sách đối ngoại cứng rắn đối với các đối thủ địa chính trị của Mỹ, trong đó có Trung Quốc và Iran. Ông Rubio được cho là người có quan điểm cứng rắn nhất về Trung Quốc tại Thượng viện Mỹ, theo Reuters.
Cũng trong ngày 13.11, ông Trump thông báo nhà lập pháp Matt Gaetz là ứng viên của ông cho chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ.
"Chỉ có vài vấn đề ở Mỹ quan trọng hơn việc chấm dứt tình trạng vũ khí hóa hệ thống tư pháp mang tính đảng phái của chúng ta. Ông Matt sẽ chấm dứt chính phủ vũ trang... và khôi phục lại niềm tin và sự tin tưởng đã bị phá vỡ nghiêm trọng của người Mỹ trong Bộ Tư pháp", ông Trump viết trên mạng xã hội.
Ông Gaetz, một người đến từ bang Florida và là hạ nghị sĩ Mỹ từ năm 2017, là một trong những đề cử gây tranh cãi nhất của ông Trump khi ông tìm cách lấp đầy nội các của mình sau chiến thắng trước ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Ông Trump đã kêu gọi trả thù những kẻ thù chính trị bị ông cáo buộc sử dụng sức mạnh của Bộ Tư pháp chống lại ông trong các vụ truy tố có động cơ chính trị.
Ngoài ra, ông Trump ngày 13,11 đã bổ nhiệm cựu đảng viên đảng Dân chủ Tulsi Gabbard, người phản đối sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine và đã gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad, làm Giám đốc Tình báo Quốc gia của Mỹ, theo AFP.
Tổng thống đắc cử Trump nói rằng bà Gabbard sẽ "mang tinh thần không sợ hãi mà đã định hình sự nghiệp lừng lẫy của bà đến cộng đồng tình báo của chúng ta".
Bà Gabbard đã chuyển phe khỏi đảng Dân chủ và ủng hộ ông Trump trong đầu năm nay, giúp ông trong quá trình chuẩn bị tranh luận với bà Harris, và đã mong đợi một phần thưởng vì đã đứng sau lưng cựu tổng thống, theo AFP. Bà Gabbard từ lâu đã có quan điểm chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa biệt lập và chấp nhận một số thuyết âm mưu.
Nghị sĩ Mỹ cảnh báo nguy cơ ông Trump không được bảo đảm an toàn Nghị sĩ Matt Gaetz cảnh báo việc đảm bảo an toàn cho ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump sau các vụ tấn công gần đây. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump bị băng một bên tai sau vụ ám sát hụt hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters). Trong cuộc trao đổi với Breitbart News hôm 19/9, nghị sĩ...