Giới hạn đỏ Trump vạch cho Triều Tiên: Con dao 2 lưỡi cực nguy hiểm
Đầu tuần này, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố chắc nịch rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ có thể thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Giới chuyên gia bình luận, nói thường dễ hơn làm và lập trường của Trump về vấn đề Triều Tiên có thể là con dao 2 lưỡi cực kỳ nguy hiểm.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump có ngăn được tham vọng hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
“Triều Tiên mới nói rằng họ đang “bước vào giai đoạn cuối” của việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có thể chạm đến đất Mỹ. Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra”, Tổng thống đắc cử Donald Trump viết trên Twitter.
Trước đó, trong diễn văn dài 30 phút nhân dịp Năm mới 2017, ông Kim Jong-un khẳng định, Triều Tiên đã “vươn lên trở thành một cường quốc hạt nhân” và đang “bước vào giai đoạn cuối” của việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Giới chuyên gia bình luận, việc ngăn chặn Triều Tiên tiến hành một vụ thử như vậy thực sự là việc nói dễ hơn làm. Bản thân Tổng thống Obama trong suốt 2 nhiệm kỳ đã thất bại trong việc ngăn chặn Triều Tiên thử tên lửa, hạt nhân.
Trong khi đó, về phần mình, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump chưa từng nêu lên bất cứ biện pháp cụ thể nào để chặn đứng chương trình vũ khí hạt nhân của chính quyền Kim Jong-un khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20.1.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ và giới chuyên gia quan sát nhận định rằng, Mỹ, về cơ bản có 2 lựa chọn để kiềm chế chương trình hạt nhạt nhân của Triều Tiên, một là thương lượng, đàm phán, hai là phát động hành động quân sự.
Lựa chọn phát động hành động quân sự đầy rủi ro đặc biệt là đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng minh quan trọng của Mỹ ở Triều Tiên.
Trong khi đó, lựa chọn thương lượng, đàm phán với Triều Tiên, Mỹ sẽ cần sự giúp sức của Trung Quốc, láng giềng và là đồng minh duy nhất của nước này. Tuy nhiên, trong tuyên bố đăng trên Twitter, ông Trump đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc đã không kiềm chế Triều Tiên dù nước này ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia bình luận, lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, từ Đài Loan cho đến Triều Tiên có thể phản tác dụng trong việc giành được sự hợp tác lớn hơn từ Trung Quốc.
James Acton, đồng Giám đốc của Chương trình Chính sách hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế của Washington cho rằng, thông qua thông điệp về Triều Tiên trên Twitter, ông Trump đã vạch một giới hạn đỏ cho Triều Tiên, và đây có thể là con dao 2 lưỡi cực kỳ nguy hiểm có thể quay lại đâm ông sau này, tương tự như năm 2012 khi ông Obama cảnh báo Syria về việc sử dụng vũ khí hóa học.
“Đây là một thông điệp liều lĩnh đối với Trump vì nó tạo ra những thách thức rất lớn cho ông để ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Tôi cho rằng đây có thể là một điều gì đó sẽ quay lại ám ảnh ông”, ông James Acton nhấn mạnh.
Frank Jannuzi, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là người đứng đầu Diễn đàn đối thoại Quỹ châu Á Mansfield lại nghi ngờ cam kết của ông Trump có thể chỉ là lời nói sáo rỗng tương tự như cam kết của ông Obama rằng, Mỹ sẽ không dung thứ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo ông Frank, Triều Tiên từ lâu đã thách thức các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc để tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa.
Theo đó, ông Frank bình luận: “Một trăm bốn mươi ký tự của Donald Trump sẽ không thay đổi điều đó”.
Trong khi đó, Victor Cha, trợ lý của cựu Tổng thống đảng Cộng hòa George W. Bush nói ông tin rằng Trump nghiêm túc về việc không để cho Triều Tiên sở hữu ICBM hạt nhân có khả năng đe dọa đất liền của Mỹ.
“Làm thế nào để ngăn chặn việc này tất nhiên là khó khăn. Đó là sự kết hợp của ngoại giao và xử phạt, điều động nhiều hơn các tài sản quân sự tới khu vực để ngăn chặn mở rộng, các lựa chọn tấn công và phòng thủ tên lửa tích hợp. Đó là những gì trong danh sách của tôi”, ông Victor nhấn mạnh.
Theo Danviet
Ấn Độ sắp phóng tên lửa hạt nhân có thể vươn tới Trung Quốc
Ấn Độ sắp phóng thử mẫu tên lửa đạn đạo Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn hơn 5000 km.
Tên lửa đạn đạo Agni-V của Ấn Độ. Ảnh: Times of India
Quân đội Ấn Độ đã sẵn sàng cho lần phóng thử nghiệm cuối cùng mẫu tên lửa đạn đạo hạt nhân Agni-V vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, theo Times of India.
Agni-V là tên lửa đạn đạo liên lục địa ba tầng sử dụng nhiên liệu rắn được phát triển bởi tập đoàn DRDO của Ấn Độ. Agni-V có chiều dài 17,5 m, nặng 50 tấn và có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng 1,5 tấn. Với tầm bắn 5000 km, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu nằm ở phía bắc Trung Quốc.
Trong lần thử nghiệm thứ 4 và cũng là cuối cùng này, tên lửa Agni-V được đưa vào ống phóng và lắp đặt trên xe tải. Tên lửa này được thử nghiệm ba lần trước đó vào các năm 2012, 2013 và 2015.
Một khi tên lửa Agni-V được đưa vào biến chế, Ấn Độ sẽ gia nhập nhóm các nước có tên lửa có tầm bắn trên 5.000-5.500 km cùng Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.
Theo VNE
Hệ thống trả đũa hạt nhân không cần con người can thiệp của Nga Hệ thống Perimeter có thể tự động ra lệnh phóng tên lửa hạt nhân trả đũa trong trường hợp nước Nga bị tấn công phủ đầu và các lãnh đạo cấp cao đều thiệt mạng. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga. Ảnh: Wikicommons Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thiết kế một hệ thống chỉ...