Giới doanh nghiệp Nhật Bản kêu gọi chính phủ mở cửa biên giới
Các doanh nghiệp và trường đại học Nhật Bản đang kêu gọi chính phủ mở cửa biên giới cho người lao động và sinh viên ngoại quốc, trong bối cảnh Tokyo sắp dỡ bỏ thêm biện pháp chống dịch COVID-19.
Sân bay quốc tế Haneda ở Tokyo, Nhật Bản vắng người qua lại. Ảnh: Nikkei
Giới chức thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận ngày 30/9 vừa chấm dứt tình trạng khẩn cấp được áp dụng từ hồi tháng 4, trong bối cảnh chính phủ chuẩn bị rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với công dân và cư dân quốc tịch nước ngoài khi quay trở lại Nhật Bản. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập cảnh đối với người xin thị thực mới vẫn được duy trì.
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao trả lời tờ Nikkei Asia: “Lệnh cấm nhập cảnh hoàn toàn vẫn được áp dụng và có một số ngoại lệ nhất định”. Những quyết sách về việc nới lỏng các hạn chế nhập cảnh trong tương lai sẽ được chuyển giao cho tân Thủ tướng Fumio Kishida, người sẽ nhậm chức vào ngày 4/10.
Nhật Bản lần đầu tiên siết chặt biên giới vào đầu năm ngoái. Mặc dù việc cấp thị thực mới cho người lao động và sinh viên nước ngoài được nối lại vào tháng 10/2020, nhưng cánh cửa này đã nhanh chóng đóng lại. Việc cấp thị thực đã ngừng hoạt động kể từ tháng 1/2021, gây tác động nặng nề đến các trường đại học.
Ông Matthew Wilson, Hiệu trưởng Đại học Temple cơ sở Nhật Bản, cho biết nhà trường đã phải huỷ bỏ 4 nhóm du học sinh với khoảng 500 sinh viên do hạn chế đầu vào.
Ông cho biết nếu không nhận được thông báo chắc chắn vào tháng 10, họ sẽ phải hủy kỳ học mùa xuân năm 2022. Với học phí và giá thuê ký túc xá là 12.000 USD mỗi học kỳ, Đại học Temple đã mất ít nhất 6 triệu USD từ các nhóm học sinh không thể nhập cảnh Nhật Bản.
Sinh viên và doanh nghiệp luôn có lựa chọn khác, chẳng hạn như Singapore, Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc), vẫn đang cấp thị thực cư trú với những cấp độ giới hạn khác nhau.
Video đang HOT
Theo giám đốc tuyên dụng của một công ty dược phẩm châu Âu, công ty đang cân nhắc cử ba giám đốc điều hành đến Singapore, thay vì đến Nhật Bản như dự kiến ban đầu. Nhiều nhân viên của công ty này đã chọn vị trí công việc ở Trung Quốc thay vì Nhật Bản vì lo ngại sự nghiệp của họ sẽ bị đình trệ khi phải chờ cấp thị thực.
Trong khi đó, các hãng luật quốc tế và Nhật Bản đang cạnh tranh để giữ được lực lượng luật sư song ngữ ít ỏi ở lại nước sau khi một số đã về nước vì đại dịch.
Bà Laurie Lebrun, đối tác của công ty tuyển dụng pháp lý “Major, Lindsey and Africa”, đã khuyên những sinh viên mới tốt nghiệp rằng hiện nay họ không nên nộp đơn vào Nhật Bản. Thị trường việc làm ở Mỹ đang nóng lên, vì vậy tốt hơn là nên ở lại đó, cho đến khi tình hình thị thực thay đổi.
Tiếp tục cấp thị thực là một trong những đề xuất mà Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản Keidanren đã đệ trình lên Thủ tướng sắp mãn nhiệm Yoshihide Suga vào đầu tháng 9. Các đề xuất dựa trên ý kiến đóng góp từ các công ty thành viên của Keidanren, với mối quan tâm hàng đầu là cho phép nhân sự tiếp tục đi công tác, giám sát các dự án và ký hợp đồng mà không cần phải cách ly 14 ngày theo quy định bắt buộc của Nhật Bản.
Người phát ngôn của Keidanren nói với Nikkei Asia: “Quan điểm của chúng tôi hướng đến là sự cân bằng giữa chính sách ngăn chặn COVID-19, đồng thời nối lại hoạt động kinh tế”.
Singapore – đối thủ cạnh tranh để trở thành trung tâm tài chính của châu Á của Nhật Bản – vừa mở ra “hành lang du lịch không cách ly” cho những người đã tiêm vaccine COVID-19 trong tháng này, bắt đầu với người đến từ Brunei và Đức. Với tỷ lệ tiêm chủng là 80%, Singapore đang tìm cách điều trị COVID-19 như một căn bệnh đặc hữu.
Người phát ngôn của Keidanren cho biết: “Sẽ khó có thể đưa số ca mắc COVID-19 về bằng 0. Chúng tôi nhận thấy cách tiếp cận của Singapore là thực tế”.
Trong cuộc khảo sát gần đây với 300 công ty thành viên của Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Châu Âu tại Nhật Bản, 68% khẳng định biện pháp hạn chế nhập cảnh có tác động đáng kể đến khách hàng Nhật Bản của họ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh mới cùng các cuộc họp quản trị và kiểm toán.
Ông Michael Mroczek, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Châu Âu tại Nhật Bản cho biết nếu các công ty cần tìm người thay thế tại địa phương, điều đó sẽ làm giảm tầm quan trọng của Nhật Bản với tư cách là một trung tâm khu vực.
Giới doanh nghiệp đang chờ đợi tân Thủ tướng Nhật Bản công bố chi tiết rõ ràng hơn về thời điểm và yêu cầu cần thiết.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các địa phương với tỉnh Niigata của Nhật
Ngày 10/8, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã có chuyến thăm và làm việc ở tỉnh Niigata nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa tỉnh này và các địa phương Việt Nam.
Đại sứ Vũ Hồng Nam dự tọa đàm với Chính quyền và doanh nghiệp thành phố Sanjo, tỉnh Niigata.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến thăm, Đại sứ Vũ Hồng Nam đã gặp ông Hideyo Hanazumi, Thống đốc tỉnh Niigata. Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Vũ Hồng Nam bày tỏ hy vọng dịch COVID-19 sẽ sớm được khống chế để các doanh nghiệp hai bên có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh doanh.
Về phần mình, Thống đốc Hanazumi cho biết chính quyền tỉnh và các địa phương đánh giá cao vai trò của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trong việc kết nối các doanh nghiệp của tỉnh Niigata và Việt Nam, đồng thời cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp tỉnh này tại Việt Nam.
Cùng ngày, Đại sứ Vũ Hồng Nam đã tham dự buổi tọa đàm với chính quyền thành phố Sanjo thuộc tỉnh Niigata và một số doanh nghiệp của địa phương này đang đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Tại buổi tọa đàm, ông Ryo Takizawa, Thị trưởng Sanjo nhấn mạnh thành phố rất vinh dự là đơn vị chính triển khai các dự án hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Bên cạnh đó, theo ông Takizawa, năm 2017, Phòng Thương mại và Công nghiệp của Sanjo đã ký kết biên bản hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực với Sở Công thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông Takizawa bày tỏ hy vọng sắp tới, hai bên sẽ tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hợp tác, đóng góp nhiều hơn nữa cho kim ngạch thương mại hai nước.
Đại sứ Vũ Hồng Nam cho biết người tiêu dùng Việt Nam từ lâu đã biết đến công nghệ luyện thép tiên tiến của Nhật Bản. Thông qua sự hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, người dân Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các sản phẩm gia dụng bằng thép của Nhật Bản. Đại sứ bày tỏ mong muốn chính quyền thành phố tiếp tục quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác với các đối tác Việt Nam, nhất là khắc phục khó khăn của thời kỳ dịch bệnh.
Về phần mình, đại diện các doanh nghiệp Sanjo đánh giá cao nỗ lực tổ chức giao lưu và trao đổi trực tuyến cho các doanh nghiệp hai bên của chính quyền thành phố và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào tháng 5 vừa qua, bất chấp những khó khăn của dịch COVID-19, đồng thời cho biết buổi giao lưu và trao đổi trực tuyến đó đã mang lại hiệu quả rất tích cực.
Về tiến độ Dự án "Phổ cập, kiểm chứng và thương mại hóa thương hiệu Tsubame Sanjo và sáng tạo thương hiệu chung từ sản phẩm của Tsubame Sanjo tại Việt Nam", đại diện các doanh nghiệp cho rằng dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực triển khai các nội dung theo kế hoạch đề ra và chắc chắn thời gian tới hai bên sẽ phải tìm kiếm giải pháp phù hợp để khắc phục.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hải Điệp nhấn mạnh, các sản phẩm của Tsumabe Sanjo có tính ứng dụng rất cao, không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, việc quảng bá đến tay người tiêu dùng của Việt Nam cần được phía Sanjo chú trọng nhiều hơn, trong đó kênh phân phối qua chuỗi siêu thị AEON tại Việt Nam là một phương án có thể cân nhắc.
"Phổ cập, kiểm chứng và thương mại hóa thương hiệu Tsubame Sanjo và sáng tạo thương hiệu chung từ sản phẩm của Tsubame Sanjo tại Việt Nam" là dự án sử dụng nguồn vốn ODA, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Sanjo và JICA hợp tác thực hiện từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2022. Dự án có sự tham gia của 4 doanh nghiệp của thành phố Sanjo và 3 doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm mang thương hiệu "Sản phẩm của Tsubame Sanjo sản xuất tại Việt Nam". Các sản phẩm dự kiến hợp tác sản xuất bao gồm công cụ tiện lợi, công cụ thao thác như dao nhà bếp, nhíp & kéo nhỏ, cưa cắt cây...
Đại sứ Vũ Hồng Nam thăm Trung tâm nuôi cá chép cảnh Dainichi.
Trả lời phỏng vấn TTXVN sau chuyến thăm, Đại sứ Vũ Hồng Nam cho biết hiện nay do tình hình dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta, các doanh nghiệp của Nhật Bản, trong đó có doanh nghiệp của tỉnh Niigata gặp nhiều khó khăn trong triển khai các dự án hợp tác với Việt Nam. Đó là những khó khăn cần phải tháo gỡ nhằm tránh làm đứt gẫy nguồn cung vì đây đều là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đại sứ quán đang cùng với VCCI, JETRO và các hội doanh nghiệp của Niigata đang làm việc tại Việt Nam để nắm bắt tình hình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cùng bàn bạc với các cơ quan hữu quan để tìm cách tháo gỡ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hai bên cần có những biện pháp tổng thể, biện pháp hài hòa hơn, để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể chủ động cùng với chính quyền, kết hợp được hai mục tiêu vừa đảm bảo phòng dịch, nhưng cũng đảm bảo sản xuất, để cố gắng giữ được uy tín của môi trường đầu tư của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đại sứ Vũ Hồng Nam và đoàn đại biểu Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tới thăm một số cơ sở kinh tế và văn hóa của tỉnh Niigata, trong đó có Công viên thành Takada, bảo tàng mỹ thuật Kobayashi Kokei và trung tâm nuôi cá chép cảnh Dainichi.
Myanmar gia hạn lệnh hạn chế nhập cảnh đối với du khách Ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Myanmar gia hạn các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với du khách cho tới cuối tháng 9. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 26/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Myanmar, hoạt động nhập cảnh đối với tất cả các du khách, việc cấp tất cả...