Giới điều tra Anh: Bom giấu trong khoang chứa hàng máy bay Nga
BBC và Telegraph dẫn lời các nhà điều tra Anh đang tham gia giải mã nguyên nhân dẫn tới thảm kịch máy bay Nga khiến 224 người thiệt mạng ngày 31.10 cho rằng, chiếc phi cơ bị rơi xuống bán đảo Sinai, Ai Cập là do một quả bom đã bị gài trong khoang chứa hàng.
Theo BBC, giới chức ở London dù không loại trừ khả năng máy bay Nga bị rơi do lỗi kỹ thuật, song nhấn mạnh rằng, kịch bản này khó xảy ra.
Trong khi đó, theo Telegraph, các nhà điều tra đang tập trung làm rõ giả thiết rằng, một nhân viên bốc xếp hành lý ở sân bay Sharm el-Sheikh đã lén cài bom vào khoang chứa hàng của phi cơ Nga, giết chết toàn bộ 217 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn sau khi chiếc phi cơ xấu số cất cánh 23 phút hôm 31.10.
Hiện trường vụ máy bay Nga rơi tại sa mạc thuộc bán đảo Sinai, Ai Cập
Theo Telegraph, các nhân viên của sân bay Sharm el-Sheikh không bị bắt buộc phải kiểm tra an ninh, khác với sân bay ở các nước phương Tây. Do đó, ai đó có thể lợi dụng lỗ hổng này để cài lén bom lên máy bay. Ngoài ra, dù sân bay Ai Cập được trang bị máy dò kim loại và máy quét tia X nhưng nhiều khách du lịch từng đi lại tại sân bay này phàn nàn về tình trạng an ninh lỏng lẻo ở đây.
Một trong những dấu hiệu củng cố thông tin giới chức Anh đang điều tra khả năng bom bị cài lén trong khoang hàng là hôm nay (5.11), hành khách tới Anh được yêu cầu mang theo hành lý xách tay lên máy bay và còn các vali hành lý và hàng hóa ký gửi của họ sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng sẽ được chuyển riêng bằng các máy bay chở hàng.
Hôm nay, hãng hàng không Hà Lan KLM thông báo rằng, họ cũng thực hiện chính sách như vậy “dựa trên thông tin tình báo trong nước lẫn quốc tế” nhằm đề phòng những trường hợp bất trắc.
Video đang HOT
Kiểm tra an ninh tại sân bay Sharm el-Sheik.
Ước tính, có khoảng 20.000 du khách người Anh bị mắc kẹt lại tại các khu nghỉ mát ở Biển Đỏ từ hôm 4.11 sau khi Thủ tướng David Cameron ra lệnh hủy tất cả các chuyến bay đến và đi từ khu vực này.
Thủ tướng Anh đã công khai lên tiếng rằng, có khả năng “rất lớn”, máy bay Nga bị rơi vì một quả bom đã bị cài lén trên khoang trước đó.
Ngoài ra, một dấu hiệu khác củng cố giả thiết trên là những lỗ thủng xuất hiện trên các mảnh vỡ máy bay còn sót lại tại hiện trường. Những lỗ thủng trên chỉ ra rằng, máy bay đã bị tác động bởi một lực tấn công “từ trong ra ngoài”, theo Telegraph.
Trong khi đó, báo Nga Komsomolskaya Pravda cũng đăng tải các bức ảnh cho thấy nhiều vết rỗ nhỏ trên thân của chiếc Airbus A321 tại hiện trường trông như “dấu vết do mảnh bom gây ra”.
Ở mặt trong của cửa thoát hiểm phía sau phi cơ chi chít những lỗ nhỏ. Tờ báo phỏng đoán rằng đây là hậu quả từ tác động của những viên bi kim loại mà các phần tử khủng bố hay sử dụng để tăng sát thương cho bom.
Lỗ thủng trên một mảnh vỡ của máy bay Nga tại hiện trường vụ tai nạn.
Chưa hết, thông tin liên lạc của các chiến binh IS mà giới tình báo Anh, Mỹ chặn được cũng tiết lộ rằng, tổ chức khủng bố này đã lên kế hoạch tấn công quy mô. Thời gian tiến hành kế hoạch tấn công trùng với thời điểm máy bay Nga gặp nạn.
Tuy nhiên, phía Nga và Ai Cập bác bỏ nghi ngờ của giới chức Anh, Mỹ rằng, máy bay Nga gặp nạn là do bị tấn công khủng bố. Moscow bày tỏ sự phẫn nộ trước thông tin, Anh đã chặn được thông tin liên lạc của IS.
“Nếu Anh có thông tin về một âm mưu đánh bom máy bay nhưng không chia sẻ với Nga thì điều đó thực sự gây sốc”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Nga Maria Zakharova tuyên bố với các phóng viên trong cuộc họp báo ở Moscow.
Đồng thời, Moscow kêu gọi các bên cẩn trọng khi đưa ra các giả thiết liên quan đến thảm kịch hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử nước này và kiên nhẫn chờ đợi kết quả điều tra chính thức.
Theo Danviet
Nga, Ai Cập bác bỏ nhận định máy bay Nga bị đặt bom
Nga và Ai Cập vừa lên tiếng bác bỏ hoài nghi của Mỹ, Anh rằng khủng bố có thể đã đặt bom gây ra thảm kịch máy bay ngày 31.10 khiến 224 người thiệt mạng.
Bộ trưởng Bộ Dân phòng, Khẩn cấp và Thảm họa thiên tai Nga Puchkov Vladimir Andreevich (giữa) có mặt tại hiện trường vụ rơi máy bay A321 ở sa mạc Sinai, Ai Cập.
Thủ tướng Anh David Cameron, người từng điện đàm với cả lãnh đạo Nga và Ai Cập về thảm kịch máy bay A321 tuyên bố: "Chúng tôi không biết thể chắc chắn rằng, khủng bố đã đặt bom... nhưng đó là một khả năng lớn".
Tổng thống Barack Obama cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ đang xem xét khả năng "rất lớn" rằng, máy bay Nga bị đánh bom. Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định, Mỹ không loại trừ khả năng khủng bố.
Các quan chức Anh, Mỹ ngày 5.11 giấu tin dẫn nguồn tin tình báo và hình ảnh vệ tinh lên tiếng quan ngại rằng, có khả năng các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) và chi nhánh của tổ chức này tại bán đảo Sinai đã lén cài bom trên phi cơ Nga.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Nga và Ai Cập lên tiếng bác bỏ giả thiết có bom trên máy bay. Theo AP, giới chức trách Nga và Ai Cập nhấn mạnh rằng, cuộc điều tra thảm kịch máy bay vẫn đang diễn ra và bất cứ kết luận nào được đưa ra vào thời điểm này đều là không có căn cứ và vô trách nhiệm.
Phía Moscow chỉ trích rằng, thông tin tình báo mà London và Washington thu thập được về máy bay Nga là không có giá trị. Trong cuộc họp báo tại Moscow ngày 5.11, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng, nếu thật sự Anh có thông tin về việc một quả bom đã bị cài lén trên máy bay Airbus A321 mà không chịu chia sẻ với Nga thì điều đó "thực sự gây sốc".
Trong khi đó, Tổng thống Ai Cập, Abdel-Fattah el-Sissi, người đang có chuyến thăm tới London cũng bác bỏ giả thiết khủng bố đặt bom máy bay Nga và nhấn mạnh rằng, sân bay Sharm el Sheikh hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn an ninh.
Theo ông el-Sissi, 10 tháng trước, giới chức Anh cũng đã cử một nhóm an ninh tới kiểm tra sân bay này và kết quả hoàn toàn khiến họ hài lòng.
"Họ đã kiểm tra các hoạt động an ninh và hoàn toàn hài lòng", Tổng thống Ai Cập tuyên bố trong cuộc phọp báo tại London.
Trước đó, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu KGL9268 của hãng hàng không Nga Kogalymavia khởi hành từ thành phố Sharm el Sheikh (Ai Cập) và đang hướng tới thánh phố St. Petersburg (Nga) thì biến mất khỏi màn hình radar vào lúc 6h14 ngày thứ Bảy 31.10 (theo giờ địa phương).
Chiếc máy bay sau đó bị phát hiện rơi trên sa mạc gần thị trấn Hasna ở phía bắc của bán đảo Sinai. Toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn, trong độ tuổi từ 10 tháng tuổi đến 77 tuổi đều thiệt mạng.
Theo Danviet
IS đổi chiến thuật: Đánh bom trên trời gây khiếp đảm? IS có thể đang "bắt chước" khủng bố al-Qaeda thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào máy bay chở khách gây chấn động. Theo Foreign Policy, giả thiết đang ngày càng được củng cố rằng, một quả bom là nguyên nhân khiến chiếc máy bay Nga Airbus A321 mang số hiệu KGL9268 bị rơi xuống sa mạc Sinai, Ai Cập, khiến 224...