Giới “diều hâu” Mỹ thất vọng sau “đòn cân não” 330 phút của Biden với Trung Quốc
Giới quan sát Nhật Bản và một số nhà hoạch định chính sách thuộc phái diều hâu Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất vọng về chuyến đi lần này của phó tổng thống Joe Biden đến Trung Quốc.
Sau chuyến thăm thân tình với thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe, ông Biden đến đã Trung Quốc vào hôm thứ Tư vừa rồi để truyền đạt thông điệp dứt khoát đối với tuyên bố vùng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và yêu cầu nước này thu hồi lại tuyên bố trên.
Tuy nhiên, ông Joe Biden đã không đả động với chủ tịch Tập Cận Bình việc rút lại tuyên bố vùng ADIZ như từng đề cập với thủ tướng Abe trước đó. Câu hỏi được đặt ra tại sao?
Những người trong chính giới cho rằng tổng thống Obama và cả ông Biden đều không muốn đổ thêm dầu vào lửa làm mọi thứ trở lên rắc rối hơn trong thời điểm những cái đầu đang “bốc khói” ngùn ngụt.
Tổng thống Obama biết chắc chắn dù có đưa ra những yêu cầu này nọ thì Trung Quốc cũng sẽ làm ngơ. Điều này cũng không nằm ngoại dự đoán của thủ tướng Nhật-Abe.
Trong cuộc gặp với các quan chức hàng đầu Trung Quốc, ông Biden chỉ “khuyên” các bên hãy đóng góp vào sự ổn định trong khu vực chứ đừng nên phá hoại nó, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực.
Ông Biden cũng chẳng đề cập đến việc đứng về phía Tokyo để đàm phán với Bắc Kinh thành lập một đường dây nóng và ban kiểm soát các vấn đề khủng hoảng giữa hai nước.
Trong cuộc trò truyện với chủ tịch Tập Cận Bình, ông Biden chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của tình bằng hữu giữa hai bên và làm thế nào để đạt được một mối qua hệ lớn hơn nữa.
Video đang HOT
Ông Biden cũng nói với chủ tịch Tập Cận Bình rằng “Chúng tôi nhận thấy chúng tôi không hiểu hết về vùng này, vì thế chúng tôi đã quan ngại sâu sắc. Mỹ đến Trung Quốc để hóa giải sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo”.
Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng sẽ tiếp thu vấn đề mà phó tổng thống Mỹ nói, nhưng mọi quyết định vẫn còn tùy thuộc vào Trung Quốc sau khi cân nhắc mọi thứ diễn ra như thế nào trong những ngày tới và những tuần tiếp theo.
Theo Một thế giới
Căng thẳng cuộc đối đầu giữa lãnh đạo Mỹ, Trung
Chỉ một vài giờ sau các cuộc hội đàm vui vẻ với giới lãnh đạo Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp mặt đối mặt đầy căng thẳng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề vùng phòng không mới đầy tranh cãi mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập gần đây ở biển Hoa Đông.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vui vẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Chuyến công du Châu Á của ông Biden lần này được cho là nhằm mục tiêu tìm kiếm cách thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chuyến thăm ngày hôm qua (4/12) của Phó Tổng thống Biden đến Bắc Kinh đã diễn ra trong không khí căng thẳng sau khi Trung Quốc gần đây bất ngờ thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hành động của Bắc Kinh đã khiến căng thẳng khu vực leo thang. Mỹ cùng với các đồng minh gồm Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối gay gắt bước đi mới nhất của Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy, khi ông Biden còn chưa đặt chân đến đất Bắc Kinh, báo chí Trung Quốc đã có bài viết răn đe ông này với nội dung, Phó Tổng thống Mỹ đừng trông mong sẽ làm dịu được căng thẳng trong khu vực nếu tiếp tục đưa ra "những nhận xét một chiều, sai lầm". Báo chí Trung Quốc cáo buộc Mỹ bênh vực, đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh cãi về vấn đề vùng phòng không
Cuộc gặp sau đó giữa ông Biden với giới chức Trung Quốc được cho là diễn ra khá căng thẳng và ảm đạm chứ không sôi động và vui vẻ như ở Tokyo .
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một quan chức Mỹ cho biết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về mọi lĩnh vực trong quan hệ song phương trong cuộc gặp kéo dài 5,5 giờ đồng hồ.
Đề cập đến vùng phòng không, "Phó Tổng thống Mỹ đã nói chi tiết và rõ ràng về lập trường của chúng tôi. Ông ấy đã thể hiện rằng chúng tôi không thừa nhận vùng phòng không của Trung Quốc và rằng chúng tôi quan ngại sâu sắc về vấn đề này", vị quan chức giấu tên của Mỹ cho hay. Phó Tổng thống Biden cũng đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng: "Chúng tôi trông chờ Trung Quốc có những bước đi làm dịu căng thẳng".
Đáp lại, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nói rõ quan điểm của Trung Quốc về vùng phòng không và những tranh chấp trong khu vực.
Các nhà ngoại giao và giới phân tích tin rằng, chính quyền Mỹ không thể yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ vùng phòng không mà nước này vừa thành lập. Thay vào đó, Mỹ chỉ có thể làm rõ xem liệu Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với máy bay nước ngoài bay vào vùng phòng không mà không tuân theo các quy định của Trung Quốc.
Mỹ, Trung tránh nói về mâu thuẫn
Sau các cuộc gặp gỡ, hội đàm ở thủ đô Bắc Kinh, Phó Tổng thống Mỹ Biden với vẻ mặt được cho là khá buồn rầu thông báo tại cuộc họp báo rằng, quan hệ Trung-Mỹ có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của thế kỷ 21 và và triển vọng hợp tác giữa hai nước là không có giới hạn.
"Sự chân thành sẽ tạo ra niềm tin. Niềm tin là nền tảng cho những thay đổi thực sự - những thay đổi mang tính xây dựng", ông Biden đã nói như vậy.
Trong khi đó, phát biểu công khai tại cuộc họp báo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi lợi ích của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ đồng thời nói về sự thay đổi "sâu sắc và phức tạp" ở Châu Á cũng như toàn cầu. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh, "những điểm nóng của khu vực vẫn tiếp tục nóng lên và thế giới nhìn chung không phẳng lặng. Vì thế, củng cố hợp tác và tăng cường đối thoại là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho hai nước.
Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực bởi nó bao trùm cả những khu vực gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan và khu vực được Mỹ xem là thuộc quốc tế. Vùng phòng không của Trung Quốc còn bao gồm cả bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - khu vực đang nằm trong tranh chấp quyết liệt giữa Bắc Kinh và Tokyo ..
Nhiều quốc gia trong đó có Mỹ đã lập các vùng phòng không kéo dài từ đường bờ biển của họ để bảo vệ không phận trước máy bay của kẻ thù. Tuy nhiên, vùng phòng không của Trung Quốc có điều bất thường là nó mở rộng ra bên ngoài và không giống như Mỹ, Trung Quốc đòi hỏi máy bay nước ngoài bay qua vùng phòng không phải thông báo trước cho họ.
Những phát biểu của ông Biden ở Bắc Kinh được đưa ra sau khi ông này đến Nhật Bản và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vùng phòng không của Trung Quốc, nói rằng "động thái đó gây căng thẳng trong khu vực và làm gia tăng nguy cơ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn cũng như những tính toán sai lầm".
Chuyến thăm với mục đích ban đầu là nhằm vào vấn đề kinh tế của ông Biden đã bị chuyển thành một chuyến đi có sứ mạng giải tỏa căng thẳng trong khu vực vì vùng phòng không của Trung Quốc.
Cả Phó Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều tránh đưa ra những phát biểu công khai về những nội dung chi tiết mà họ bàn thảo trong cuộc gặp ngày hôm qua, đặc biệt là những vấn đề gây mâu thuẫn như vùng phòng không và tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Đối ngược với sự thận trọng của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung, tờ China Daily của Trung Quốc lại tiếp tục có bài viết thẳng thừng cáo buộc Washington "nhắm mắt làm ngơ trước những hành động khiêu khích của Nhật Bản", gọi đó là nguyên nhân gốc rễ gây ra sự căng thẳng. Tờ China Daily cho rằng, "Mỹ đang đổ lỗi lầm cho Trung Quốc về việc đơn phương tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở biển Hoa Đông".
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ thể hiện vai trò "anh cả" hòa hoãn vùng ADIZ Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/12 bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới ba nước Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với hi vọng "hạ nhiệt" căng thẳng vùng nhận dạng phòng không ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập ngày 23/11. Chuyến thăm diễn ra chỉ hơn một tuần sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng

CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?

Gã khổng lồ 'công nghệ gián điệp' NSO Group bị phạt 170 triệu USD trong vụ tấn công mạng

Tương quan tiềm lực quân sự, vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan

Thông điệp Ấn Độ gửi Pakistan sau cuộc tấn công xuyên biên giới

Ấn Độ thông báo cho Mỹ, Nga và nhiều bên về tình hình chiến sự với Pakistan

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga

Tình huống hy hữu trong tập trận bắn đạn thật Mỹ - Philippines
Có thể bạn quan tâm

Cả cõi mạng ngơ ngác trước loạt hình ảnh được chụp trên máy bay của các em bé nhà giàu
Netizen
16:37:43 07/05/2025
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt
Sao thể thao
16:32:30 07/05/2025
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai
Pháp luật
16:23:26 07/05/2025
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"
Lạ vui
16:22:55 07/05/2025
Vợ mới cưới Uông Tiểu Phi bị chồng cũ phốt, qua lại với người khác dù chưa ly dị
Sao châu á
16:20:23 07/05/2025
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện
Tin nổi bật
15:50:35 07/05/2025
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?
Sao việt
15:26:10 07/05/2025
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh
Đồ 2-tek
15:25:52 07/05/2025
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?
Sao âu mỹ
15:20:22 07/05/2025
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản
Phim châu á
15:14:18 07/05/2025