Giới đầu tư nước ngoài cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục cắt giảm lượng trái phiếu Trung Quốc mà họ nắm giữ trong tháng 7/2022 và bán phá giá cổ phiếu lần đầu tiên sau 4 tháng.
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), các thị trường mới nổi đã chứng kiến xu hướng thoái trào của danh mục đầu tư trong tháng thứ năm liên tiếp trong tháng Bảy vừa qua, đánh dấu chuỗi tháng bán tháo dài nhất kể từ năm 2005, do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và đồng USD mạnh đã rút bớt dòng tiền mặt ra hỏi thị trường.
Thị trường trái phiếu của Trung Quốc đã chứng kiến dòng tiền chảy vào khoảng 3 tỷ USD vào tháng trước, trong khi 6 tỷ USD đã chảy khỏi các thị trường mới nổi khác. Nếu được xác nhận bởi dữ liệu chính thức, đây sẽ là tháng thứ sáu liên tiếp dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài chảy ra khỏi thị trường trái phiếu trị giá 20.000 tỷ USD của Trung Quốc.
Trong cùng kỳ, thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến dòng vốn chảy ra thị trường bên ngoài khoảng 3,5 tỷ USD, so với dòng vốn cận biên là 2,5 tỷ USD vào các thị trường mới nổi khác.
Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc đã giảm 7% trong tháng 7/2022, khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc, khủng hoảng thị trường bất động sản và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu đè nặng lên thị trường.
Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý II/2022, không đạt như kỳ vọng của thị trường với mức tăng chỉ 0,4% so với một năm trước đó.
IIF cho biết, trong những tháng tới, một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến động lực của dòng tiền, trong đó thời điểm lạm phát đạt đỉnh và triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ được chú trọng hơn cả.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm dần lượng trái phiếu Trung Quốc mà họ nắm giữ kể từ tháng Hai năm nay, do các chính sách tiền tệ khác nhau khiến lợi suất của trái phiếu Trung Quốc thấp hơn so với trái phiếu chính phủ Mỹ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã nới lỏng chính sách để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đẩy mạnh việc nâng lãi suất để chống lại lạm phát tăng cao.
ANZ ước tính Nga có thể sở hữu 140 tỷ USD trái phiếu Trung Quốc
Ngân hàng Australia & New Zealand (ANZ) ước tính Ngân hàng trung ương Nga và Quỹ quốc gia Nga có thể sở hữu lượng trái phiếu Trung Quốc với tổng trị giá 140 tỷ USD.
Đồng USD và đồng NDT. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chuyên gia của ANZ, gồm cả chuyên gia Raymond Yeung, cho hay Ngân hàng trung ương Nga có thể nắm giữ khoản trái phiếu nhân dân tệ (NDT) trị giá 80 tỷ USD, trong khi Quỹ quốc gia nắm giữ ước tính 60 tỷ USD, tổng cộng tương đương gần 1/4 sở hữu nước ngoài trên thị trường trái phiếu nội địa của Trung Quốc.
Lượng trái phiếu của Trung Quốc do các tổ chức đầu tư nước ngoài sở hữu tính đến hết năm 2021 đã tăng lên 4.000 tỷ NDT.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc có một hệ thống giao dịch hoán đổi tiền tệ trị giá hàng tỷ USD với đối tác Nga. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã ký cho phép các ngân hàng Nga tham gia hệ thống thanh toán trong nước./.
25 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan Trung Quốc điều 22 tiêm kích, hai oanh tạc cơ chiến lược và một máy bay tuần thám tiến vào vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 1/10 thông báo nhóm máy bay Trung Quốc, bao gồm 18 tiêm kích J-16, 4 tiêm kích Su-30, hai oanh tạc cơ chiến lược H-6 và một...