Giới đầu cơ là nguyên nhân chính dẫn tới sốt đất
Đây là nhận định của ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước – tại họp báo Chính phủ thường kỳ tối 31/3.
Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì vào chiều tối 31/3, ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – nhận định thị trường bất động sản cả nước gần đây trở nên tương đối nóng ở nhiều địa phương, giá cả bất động sản có chiều hướng tăng.
Ông Đào Minh Tú khẳng định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản nóng lên, tuy nhiên nguyên nhân chính đến từ một số đối tượng đầu cơ.
Nhóm người này tung những thông tin không chính xác về các hoạt động trong công tác điều hành giá cả, thuế đất, thông tin quy hoạch để kiếm tiền chênh lệch và lợi nhuận từ việc đầu cơ bất động sản.
Về phía ngành ngân hàng, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định tín dụng trong bất động sản là một trong những lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước quản lý rất sát sao, chặt chẽ trong nhiều năm qua.
Câu chuyện dịch chuyển giữa dòng vốn từ thị trường tiền tệ sang thị thường bất động sản là một trong những nội dung được quán xuyến và quan tâm trong điều hành quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định giới đầu cơ là nguyên nhân chính gây nên sốt đất ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Ảnh: TL.
“Chúng tôi cũng thường xuyên cảnh báo các tổ chức tín dụng khi có những dấu hiệu không ổn định, rủi ro trong lĩnh vực đầu tư quá lớn, trong trường hợp không kiểm soát được”, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước từ tính đến 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng khoảng 2,13%. Con số này cao hơn mức tăng của tín dụng hiện nay là 2,04%. So với năm ngoái, tín dụng đang có chiều hướng thay đổi tích cực.
Trong đó, tín dụng bất động sản có 2 lĩnh vực. Một là tín dụng vào những chủ thể kinh doanh bất động sản (giới đầu cơ) ở những phân khúc thị trường cao cấp như các dự án nghỉ dưỡng, biệt thự, dự án đầu tư với khả năng thanh khoản và hiệu quả đầu tư trong tương lai không cao.
Đây là những đối tượng đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, hạn chế, đồng thời có những chế tài trực tiếp và gián tiếp đối với các tổ chức tín dụng.
Đối với lĩnh vực tín dụng đầu tư vào sản phẩm hàng hóa, tiêu dùng bất động sản như nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở giá rẻ phục vụ cho nhu cầu của đông đảo người dân, Ngân hàng Nhà nước đang giao cho các ngân hàng thương mại quan tâm và triển khai.
Chính vì vậy, ông Đào Minh Tú khẳng định trong thời gian qua, khi thị trường bất động sản nóng lên, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát và có những cảnh báo với các tổ chức tín dụng.
Về vấn đề lãi suất, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết so với thời điểm năm 2016, lãi suất huy động giảm 2,3%, lãi suất cho vay bình quân giảm 3,6%. Đến nay, lãi suất cho vay tối đa đối với các đối tượng ưu tiên ở mức 4,5%, giảm khoảng 2,5% so với năm 2016.
“Mức lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam hiện nay thấp hơn mức lãi suất bình quân của nhóm ASEAN 4. Đây được xem là một chỉ số rất tích cực trong thời gian vừa qua”, ông Tú nói.
Về chỉ số tích cực của nền kinh tế, Phó thống đốc khẳng định việc điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện trên quan điểm tạo sự ổn định. “Việc điều hành lãi suất hiện nay đang được xem là ổn định, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định này đối với cả lãi suất huy động và cho vay”, ông Tú nói.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước cần phải cảnh giác với những vấn đề như giá nhiên liệu dự báo tăng 30%, sự dịch chuyển của dòng vốn từ thị trường tiền tệ sang trái phiếu, vốn, chứng khoán, bất động sản… để điều hành lãi suất một cách hợp lý.
“Nếu các chỉ số diễn biến tích cực, chúng tôi sẽ tiếp tục giảm cả lãi suất huy động và cho vay. Chúng tôi vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung, hạn chế chi phí, từ đó giảm bớt lãi suất cho doanh nghiệp và người dân”, ông nói thêm.
Những nghị định nào đang có tác động đến thị trường bất động sản?
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều nghị quyết, chỉ thị; đồng thời các bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết chính như: Tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch... nên thị trường BĐS không rơi vào trạng thái "đóng băng".
Nhiều nghị định, nghị quyết của Chính phủ được bàn hành đang có tác động tích cực đến thị trường BĐS trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19.
Theo đó, một số nghị định, nghị quyết đã được bàn hành, như: Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; Nghị quyết 84/2020/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Bộ Tài chính và Chính phủ đang xem xét gia hạn hiệu lực của Nghị định 41/2020/NĐ-CP trong năm 2021 để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm ứng phó với tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó đã tháo gỡ được điểm nghẽn lâu nay của các dự án BĐS về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án BĐS.
Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cho phép được bù trừ số tiền thuế thu nhập mà các doanh nghiệp đã nộp thừa (tổng giá trị khoảng 4.875 tỷ đồng) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024.
Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đã hình thành hành lang pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn của xã hội và giảm thiểu rủi ro cho thị trường vốn và các nhà đầu tư.
Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, với nhiều quy định mới tháo gỡ được nhiều vướng mắc của các dự án đầu tư, dự án nhà ở...
"Ngoài ra, còn Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và một số Nghị định về quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng...
Tôi cho rằng những Nghị định này không chỉ tác động trực tiếp đến thị trường BĐS thời điểm Covid-19 hiện nay, mà còn mang đến nhiều tác động tích cực cho thị trường hồi phục, phát triển trong giai đoạn tiếp theo" - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh HoREA Lê Hoàng Châu nhìn nhận.
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân thận trọng trước những mời chào kinh doanh tiền ảo Người dân đầu tư vào các sàn đầu tư tài chính chắc chắn bị rủi ro nên cần hết sức thận trọng trước những lời mời chào kinh doanh, bởi trong khó khăn hiện nay mà lợi nhuận lên đến mấy trăm % thì rõ ràng là lừa đảo. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú phát...