Giới chuyên gia lo Nga, NATO đi đến chiến tranh năm 2017
Các chuyên gia về chính sách đối ngoại cảnh báo, một cuộc xung đột khốc liệt giữa Nga và NATO là nguy cơ an ninh lớn nhất năm 2017.
Các chuyên gia về chính sách đối ngoại xem xung đột vũ trang giữa Nga và NATO là nguy cơ an ninh lớn nhất năm 2017.
Những quan ngại về một cuộc xung đột vũ trang khốc liệt giữa Nga và phương Tây ngày càng gia tăng khi quan hệ giữa 2 bên ngày càng căng thẳng. Vai trò hỗ trợ quân đội Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong chiến dịch tái chiếm thành phố Aleppo (Syria) của Nga gần đây khiến phương Tây “ nóng mặt”.
Trước đó, xung đột Ukraine đã khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là Liên minh châu Âu lao dốc không phanh kể từ Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, phương Tây còn liên tục cáo buộc Nga tấn công mạng nhắm vào họ, bao gồm cả các tổ chức chính trị và kinh doanh tại Mỹ.
Một bản báo cáo mới của Hội đồng Các quan hệ đối ngoại (CFR) (của Mỹ) do các chuyên gia về chính sách đối ngoại thực hiện mới đây cảnh báo rằng, cuộc xung đột tiềm năng giữa Nga và NATO cùng với khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên và các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào Mỹ là mối đe dọa an ninh lớn nhất năm 2017.
Trung tâm Hành động Ngăn ngừa của CFR (CPA), nơi tiến hành khảo sát cho rằng, bất cứ sự leo thang, dù tình cờ hay có chủ đích nào ở biên giới Nga – NATO sẽ liên quan đến sự khiêu khích của các bên ở khu vực Đông Âu. Moscow đã nhiều lần bày tỏ sự tức giận trước việc NATO ra sức mở rộng về phía Đông, ngay trước cửa nhà Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng hạt nhân tiềm năng trên bán đảo Triều Tiên bởi một vụ thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng hay nguy cơ xung đột nội bộ của nước này cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh Nga và Triều Tiên, các chuyên gia chính sách nước ngoài cũng xem khả năng tấn công khủng bố hàng loạt nhắm vào Mỹ và các đồng minh của Mỹ do các nhóm khủng bố trong nước lẫn nước ngoài tiến hành là mối đe dọa nghiêm trọng trong năm 2017.
Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo về những cuộc khủng hoảng khác có thể xảy ra bao gồm, bất ổn ở Liên minh châu Âu do khủng hoảng người tị nạn; sự tan rã của Iraq vì bạo lực sắc tộc và chủ nghĩa khủng bố; căng thẳng Israel-Palestine gia tăng; Libya tan rã.
Giám đốc CPA Paul Stares bình luận: “Trong một cảnh một chính quyền tổng thống Mỹ mới nhậm chức, điều quan trọng nhất là giúp các nhà hoạch định chính sách dự đoán và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tiềm năng có thể bùng nổ và đe dọa đến lợi ích của nước Mỹ. Cuộc khảo sát của chúng tôi hàng năm nhằm mục đích làm nổ bật những nguy cơ bất ổn và xung đột tiềm năng nhất trên thế giới để chính phủ ưu tiên giải quyết một cách hợp lý”.
Theo Danviet
2 vấn đề lớn NATO không muốn bàn với Nga
Việc NATO triển khai quân ở dọc biên giới Nga và triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu là hai vấn đề NATO không muốn bàn với Nga mặc dù Nga đã chủ động "mở lời".
Hãng tin Sputnik đưa tin, Nga muốn thảo luận với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hai vấn đề lớn, một là việc khối liên minh quân sự này tăng quân ở Đông Âu, hai là NATO triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này NATO đều từ chối thảo luận với Nga tại cuộc họp Hội đồng Nga-NATO (NRC) mới đây nhất, nhà phân tích quốc phòng Igor Korotchenko cho hay.
Hội nghị NRC diễn ra hôm 13-7, vài ngày sau khi NATO tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw (Ba Lan). Tại đây, liên minh đã chính thức thông qua việc triển khai bốn nhóm lực lượng tác chiến đa quốc gia ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan. Đây là vấn đề lớn đầu tiên mà Nga muốn bàn với NATO.
"Nga muốn biết nguyên nhân đằng sau quyết định triển khai các nhóm tác chiến này ở gần biên giới Nga của NATO. Không có một nhu cầu thực tiễn nào cho vấn đề này. Nhưng NATO đã từ chối thảo luận" - Igor Korotchenko , tổng biên tập của tạp chí Russian National Defense viết.
NATO tập trận ở Ba Lan hồi 7-6. Ảnh: AFP
Việc khối kiên quyết tăng cường hiện diện ở miền Đông bắt nguồn từ những gì nhà phân tích này cho rằng "đây là sự phản ứng cuồng loan" từ sự tưởng tượng ra mối đe dọa xuất phát từ Nga.
Hệ thống chiến đấu Aegis do Mỹ triển khai ở Romania nằm một phần trong tổ hợp hệ thống tên lửa ở châu Âu , cũng là chủ đề được đưa ra trên bàn nghị sự. NATO có kế hoạch lắp đặt một hệ thống tên lửa tượng tự ở Ba Lan trong hai năm nữa. Giới chức Mỹ và NATO đều nói rằng sáng kiến này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ một quốc gia khác, cụ thể là Iran.
Tuy nhiên, Moscow lo ngại rằng hệ thống này trên thực tế là nhằm làm "teo tóp" khả năng hạt nhân của Nga, bởi Iran đã ký kết một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với các quốc gia P5 1 nên sẽ không còn được xem là một mối đe dọa tiềm ẩn nữa.
Chuyên gia Korotchenko nhấn mạnh rằng lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu có tác động gây bất ổn cho quân đội và tình hình chính trị ở lục địa này. Bởi, theo ông, những hệ thống này có thể gây nguy hiểm cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Chuyên gia phân tích trên cũng nói rằng Hệ thống chiến đấu Aegis đã xâm phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 bởi chúng có thể được sử dụng để phóng các loại vũ khí tấn công, trong đó có cả tên lửa hành trình Tomahawk.
"Chúng tôi muốn thảo luận vấn đề này với NATO nhưng khối đã không hề đáp lại", ông nói.
Ông Korotchenko cho hay NATO tỏ ra chần chừ trước quyết định xem xét đề xuất của Nga về vấn đề an toàn của các chuyến bay trên không phận biển Baltic. Moscow đã đề nghị bật bộ phát sóng tín hiệu nếu Nga và các quốc gia NATO đồng thời bay trên không phận khu vực này. Tổng thống Nga Putin cũng đã đề cập sáng kiến này trong suốt chuyến thăm tới Phần Lan gần đây.
"Liên minh đã nói rằng khối sẽ nghiên cứu đề xuất này của Nga. Có gì phải nghiên cứu? Điều này quá rõ ràng: khi bộ phát sóng tín hiệu bật lên, NATO có thể nhìn thấy máy bay Nga và Nga cũng vậy. Nhưng NATO không có thiện chí đối với đề xuất này" - ông nói.
Cuối cùng, ông Korotchenko kết luận đây là cách tiếp cận của NATO trước mọi vấn đề được đem ra trên bàn nghị sự của cuộc họp Hội đồng Nga-NATO.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Báo Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho xung đột vũ trang trên Biển Đông Global Times kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra ở Biển Đông, một tuần trước khi PCA ra phán quyết "đường lưỡi bò". Tàu chiến Trung Quốc nã pháo trong một cuộc tập trận chung với Nga ở biển Hoàng Hải. Ảnh: Xinhua "Mặc dù Trung Quốc không thể theo kịp Mỹ về sức...