Giới chuyên gia khẳng định không cần thiết tiêm liều vaccine tăng cường
Kết quả một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet ngày 13/9 cho thấy hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nặng của các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay đủ để không cần phải tiêm mũi thứ ba.
Tuyên truyền tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Một số nước trên thế giới đã bắt đầu cung cấp liều vaccine COVID-19 tăng cường do lo ngại biến thể Delta lây lan nhanh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải lên tiếng kêu gọi các nước tiếp tục tạm ngừng triển khai tiêm liều tăng cường trong bối cảnh thiếu nghiêm trọng vaccine cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn, nơi hàng triệu người vẫn chưa được tiêm chủng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đó có cả các nhà khoa học của WHO, kết luận ngay cả khi biến thể Delta hoành hành, việc tiêm “phủ sóng” liều vaccine COVID-19 tăng cường hiện nay là “không thích hợp”. Sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu công bố trước đó và dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, các chuyên gia khẳng định các loại vaccine hiện nay vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh trở nặng, dù bệnh nhân nhiễm biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta siêu lây nhiễm.
Video đang HOT
Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Ana-Maria Henao-Restrepo, cho rằng vaccine ngừa COVID-19 nên được ưu tiên cho hàng triệu người dân ở nhiều nước nghèo trên thế giới hiện vẫn đang chờ được tiêm mũi đầu tiên. Bà nhấn mạnh nếu vaccine được tiêm ở những nơi mà nó có thể phát huy hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, đại dịch COVID-19 có thể sẽ sớm kết thúc do vaccine ức chế sự phát triển của các biến thể. Nghiên cứu đăng trên The Lancet kết luận, các biến thể hiện nay của virus SARS-CoV-2 đã không tiến hóa đến mức đủ để thoát khỏi phản ứng miễn dịch mà các loại vaccine ngừa COVID-19 đang được lưu hành tạo ra.
WHO đã kêu gọi các nước tiếp tục hoãn tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 nhằm tạo điều kiện cho mọi quốc gia có đủ vaccine để tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số của mình. Theo thống kê của WHO, trên toàn cầu có 5,5 tỷ liều vaccine đã được sử dụng, nhưng 80% số này đã được tiêm ở các nước có thu nhập cao và trung bình cao. Mặc dù các quốc gia có thu nhập cao đã cam kết tặng hơn 1 tỷ liều, nhưng số liều vaccine được bàn giao chưa đến 15%.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc lại rằng liều thứ ba có thể cần thiết cho những nhóm dân số có nguy cơ cao nhất. Mục tiêu của WHO là tới cuối tháng này, mỗi nước trên thế giới có ít nhất 10% dân số được tiêm vaccine và con số này là 40% vào cuối năm nay. Đến giữa năm năm sau, WHO mong muốn có ít nhất 70% dân số toàn cầu được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các quốc gia như Pháp đã bắt đầu tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba cho người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, trong khi Israel đã tiêm liều tăng cường cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên sau 5 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ hai.
EMA đánh giá dữ liệu liên quan liều tiêm vaccine tăng cường
Hãng tin Reuters của Anh cho biết, ngày 6/9, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đang đánh giá các dữ liệu liên quan liều tiêm tăng cường của vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mũi tiêm này hiện được dự kiến sẽ tiêm cho những người từ 16 tuổi trở lên vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm thứ 2.
Theo EMA, kết quả đánh giá dự kiến sẽ được công bố "trong vòng vài tuần tới" hoặc có thể lâu hơn nếu cần các thông tin bổ sung.
Cơ quan này cũng cho biết đang tiến hành đánh giá dữ liệu về việc tiêm thêm liều tăng cường vaccine ứng dụng công nghệ mRNA đối với những người có hệ miễn dịch kém.
EMA nêu rõ trong quá trình cơ quan này đánh giá các dữ liệu liên quan, các quốc gia thành viên có thể xem xét các kế hoạch chuẩn bị triển khai các liều tiêm tăng cường.
Cùng ngày, Bộ Y tế Italy thông báo từ tháng 9, nước này sẽ tiêm mũi vaccine tăng cường cho những người thuộc diện dễ bị tổn thương nhất.
COVID-19 tới 6h sáng 25/8: Mỹ ca tử vong cao thứ 2 thế giới; Ấn Độ lây nhiễm tăng trở lại Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 589.000 ca bệnh COVID-19 và 9.771 ca tử vong. Ca nhiễm mới lại vượt mốc 100.000 tại Mỹ và ca tử vong ở nước này tăng lên mức cao thứ hai thế giới. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kigali, Rwanda ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo trang thống kê worldometer.info,...