Giới chuyên gia Israel khuyến nghị tiêm vaccine cho trẻ từ 12-15 tuổi
Ngày 13/4, Hiệp hội bác sĩ Nhi Israel khuyến nghị bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả trẻ em ở độ tuổi từ 12-15 tuổi tại nước này.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Israel cho biết theo các bác sĩ nhi, tỷ lệ trẻ em lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đang gia tăng và đã có nhiều trẻ nhiễm virus này có các triệu chứng trong thời gian dài, như mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung.
Bên cạnh đó, một lý do khác khiến các bác sĩ đưa ra khuyến nghị trên là tình trạng tổn hại tâm lý nghiêm trọng ở trẻ do trường học phải đóng cửa trong thời gian dịch bệnh.
Israel đã triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19 từ cuối tháng 12/2020 với đối tượng được tiêm vaccine đầu tiên là nhân viên y tế, người trên 65 tuổi và những người có bệnh lý nền. Hiện Israel đang tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người từ 16 tuổi trở lên.
Video đang HOT
Trong khi đó, Liên minh châu Phi (AU) đã tuyên bố khởi động một chương trình hợp tác với mục tiêu thành lập 5 trung tâm nghiên cứu và sản xuất vaccine tại lục địa này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, AU đã ký kết biên bản ghi nhớ với Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Ngân hàng Liên châu Phi Afreximbank (Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi) cùng với Africa Finance Corporation, một tổ chức tài chính Liên châu Phi.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến kéo dài 2 ngày về chủ đề trên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của châu Phi, ông John Nkengasong cho hay 5 khu vực nghiên cứu và sản xuất vaccine sẽ được phát triển trong vòng 10-15 năm tới tại 5 khu vực chính của lục địa này gồm Bắc Phi, Tây Phi, Trung Phi, Nam Phi, Đông Phi. Mục tiêu của kế hoạch này là trong vòng 20 năm tới châu lục này sẽ tự sản xuất khoảng 60% tổng số liều vaccine được sử dụng trên toàn châu lục, so với mức 1% như hiện. Tuy nhiên, ông Nkengasong thừa nhận châu Phi không có kế hoạch đáp ứng được nhu cầu vaccine hiện nay, do vậy các nước trong khu vực cần sẵn sàng đối mặt với khó khăn.
Châu Phi đang thụt lùi trong tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo đó trong tổng số liều vaccine đã tiêm trên toàn cầu chỉ có 2% ở châu lục này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sự thiếu hụt về nguồn cung, tài chính và nhân lực là nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ này.
Cùng ngày, hãng dược phẩm Pfizer thông báo hãng sẽ đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 và số liều vaccine cung cấp cho Mỹ có thể tăng thêm 10% so với số lượng theo kế hoạch. Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho hay việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất sẽ giúp hãng chuyển giao 220 triệu liều vào cuối tháng 5 cho Chính phủ Mỹ và hoàn thành mục tiêu 300 triệu liều vào cuối tháng 7, sớm hơn 2 tuần so với thỏa thuận.
Thông tin trên được đưa ra sau khi các cơ quan y tế liên bang Mỹ khuyến cáo tạm dừng tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson.
Tại châu Âu, trang tin Lidovky.cz dẫn số liệu từ Cổng thông tin của Bộ Y tế Áo cho biết tại nước này trung bình 2 giây có một người được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tính đến ngày 12/4, tổng cộng 1,48 triệu người (tức 19,08% dân số Áo) đã được tiêm liều vaccine đầu tiên và 609.837 người (7,86% dân số) đã được tiêm đủ 2 liều.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, việc tiêm chủng ở Áo được thực hiện theo quy định riêng cửa từng bang. Ví dụ, ở thủ đô Vienna, người dân có thể đăng ký trước để tiêm chủng qua hệ thống đặt trước dài hạn – hệ thống trước đây đã được sử dụng để đăng ký tiêm các loại vaccine khác.
Nhìn chung, kế hoạch tiêm chủng ở Áo chia thành 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, từ tháng 12/2020, chính phủ triển khai tiêm chủng cho các nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở y tế và viện dưỡng lão, người già trên 80 tuổi. Giai đoạn hai được triển khai từ tháng 3/2021 đối với người trên 65 tuổi, giáo viên hoặc quan chức chính phủ có nhu cầu tiêm vaccine. Những người sống cùng trong hộ gia đình với những người thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với phụ nữ có thai cũng được ưu tiên. Giai đoạn thứ ba là tiêm chủng cho số dân còn lại, song tiến trình này đang diễn ra chậm. Ngay trước lễ Phục sinh, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz thông báo trong vòng 3 tháng tới tất cả người có nhu cầu tiêm phòng COVID-19 sẽ được tiêm chủng, ít nhất là liều đầu tiên.
50% dân số Israel đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19
Thống kê của Bộ Y tế Israel cho thấy, tính đến ngày 25/3, quốc gia Trung Đông này đã có trên 4,65 triệu người được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, chiếm trên 50% dân số, đồng thời đã có hơn 5,2 triệu người được tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN Tel Aviv dẫn lời Bộ trưởng Y tế Israel, Yuli Edelstein khẳng định "nhờ những người đã được tiêm phòng, Israel đang đánh bại COVID-19". Ông cũng kêu gọi người dân "thực hiện nghiêm các quy định nhằm ngăn chặn đại dịch COVID quay trở lại".
Ngày 24/3 là ngày số ca nhiễm mới COVID-19 tại Israel giảm xuống mức thấp kỷ lục là 339 ca. Mặc dù đã tăng trở lại trong ngày 25/3, nhưng tính chung trong 7 ngày qua, số ca mới đã giảm khá nhiều, bình quân là 742 ca. Bên cạnh đó, chỉ số lây nhiễm R cũng đang giảm dần, hiện chỉ còn 0,55.
Theo Tiến Sĩ Eran Segal tại Viện Khoa học Weizmann của Israel, so với đỉnh điểm của dịch bệnh hồi giữa tháng 1 vừa qua, hiện số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã giảm 85%, số ca bị các triệu chứng nghiêm trọng giảm 72%.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cách đây hơn 1 năm, đến nay tổng số người nhiễm bệnh tại Israel là 830.761 ca, trong đó có 6.158 ca tử vong.
Mặt trái của 'hộ chiếu vaccine' 'Hộ chiếu vaccine' được kỳ vọng là công cụ đưa cuộc sống trở lại bình thường hậu Covid-19, song câu hỏi đặt ra là những người không tiêm chủng sẽ ra sao? Tối 22/2, bên trên một trung tâm thương mại ở phía bắc thành phố Tel Aviv, Israel, đám đông 300 người, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, cùng vỗ tay...