Giới chuyên gia gặp khó vì các cơn bão ngày càng khó dự báo
Diễn biến của bão Noru vừa rồi đã khiến giới chuyên gia và người dân choáng váng khi Noru chuyển từ một cơn bão thành siêu bão chỉ trong 6 giờ.
Hòn đảo nghỉ dưỡng Polillo bị tàn phá sau bão Noru. Ảnh: CNN
Cư dân trên hòn đảo nghỉ mát nhỏ Polillo thuộc Philippines, rìa Thái Bình Dương, đã quen với thời tiết khắc nghiệt. Đây là nơi các cơn bão thường tập trung sức mạnh và biến thành bão lớn.
Nhưng ngay cả họ cũng bị choáng váng trước diễn biến của bão Noru, hay còn có tên gọi địa phương là bão Karding.
Anh Armiel Azas Azul, 36 tuổi, chủ Bãi biển Sugod và quán rượu trên đảo, cho biết: “Mọi thứ đều rất khó đoán. Và Noru đến rất nhanh”.
Philippines hứng chịu trung bình 20 cơn bão nhiệt đới mỗi năm. Tuy Noru không gây ra nhiều thiệt hại về người như những cơn bão khác trong những năm gần đây, nhưng nó đáng chú ý vì nó mạnh lên rất nhanh.
Bão Noru đổ bộ vào Philippines tối 25/9 với sức mạnh tương đương bão cấp 4 theo thang ở Mỹ. Ảnh: CNN
Giới chuyên gia cho biết các cơn bão có diễn biến nhanh sẽ trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu thúc đẩy các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đồng thời sẽ khó dự đoán cơn bão nào sẽ mạnh lên hay theo dõi chúng ở đâu.
Ông Lourdes Tibig, nhà khí tượng học và khí hậu học thuộc Viện Khí hậu và Thành phố bền vững, cho biết: “Thách thức ở đây là dự báo chính xác cường độ và tốc độ bão có thể thay đổi, chẳng hạn như từ áp thấp mạnh lên thành xoáy thuận nhiệt đới”.
Điều tương tự cũng xảy ra ở Mỹ vào tuần trước, khi siêu bão Ian chuyển từ cấp 1 lên cấp 4 trước khi đổ bộ dọc theo bờ biển phía Tây nam của Florida ngày 28/9.
Diễn biến nhanh chóng như vậy đã gây thách thức cho người dân, chính quyền và dịch vụ khẩn cấp ở địa phương – những người ngày càng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Từ bão đến siêu bão
Khi anh Azul nhận được cảnh báo rằng bão Noru đang đến gần Philippines hôm 24/9, anh đã bắt đầu chuẩn bị máy phát điện và gia cố các vật dụng.
Video đang HOT
Lúc đó, dự báo Noru sẽ đổ bộ vào ngày hôm sau, tương ứng với bão cấp 1. Nhưng trên đường đi, nó mạnh lên thành siêu bão, tương ứng với bão cấp 5, đổ bộ vào tối 25/9, kèm theo những cơn gió dữ dội, dâng sóng biển ập vào đất liền.
Azul cho biết người dân trên đảo đã may mắn khi có tín hiệu truyền hình và phát hiện ra rằng cơn bão mạnh hơn nhiều so với dự báo. Nhân viên của anh đã chằng thêm nhiều lớp bảo vệ cho quán rượu, trong khi chính quyền địa phương khẩn trương sơ tán người dân.
“Nhưng những phần khác trên hòn đảo không có kết nối internet và chỉ dựa vào tín hiệu vô tuyến nên không nhận được thông báo kịp thời”, anh chia sẻ.
Gió lớn làm lúa đổ rạp ở Laur, Nueva Ecija. Ảnh: CNN
Cơn bão đã làm hư hại thị trấn nghỉ mát Polillo, khi gió mạnh giật đổ các túp lều trên bãi biển và làm hư hại các lồng đánh cá gần đó.
Trên hòn đảo chính Luzon, Noru cũng gây thiệt hại cho tỉnh Nueva Ecija, được mệnh danh là vựa lúa của đất nước Đông Nam Á này.
Người nông dân Ruel Ladrido, 46 tuổi, cho biết ruộng lúa của ông không bị ngập nhưng gió mạnh đã phá hỏng mùa màng.
“Trời không mưa to nhưng gió đã làm bật gốc ở một số ruộng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch của chúng tôi trong mùa này, nhưng chúng tôi có thể làm gì khác đây?”, ông chia sẻ với CNN.
Theo Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia (NDRRMC), tính ngày 1/10, Philippines đã có 12 người thiệt mạng trong cơn bão Noru, trong đó có 5 nhân viên cứu hộ ở tỉnh Bulacan.
Theo NDRRMC, thiệt hại về nông nghiệp ước tính lên tới khoảng 51 triệu USD, ảnh hưởng đến 104.500 nông dân và ngư dân, và thiệt hại hơn 166.630 nghìn ha đất trồng trọt.
Khó dự đoán hơn
Đảo quốc Philippines gồm hơn 7.600 hòn đảo, vốn đã dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão. Nhưng khi mực nước biển dâng cao và nhiệt độ đại dương ấm lên, các cơn bão cũng vì thế trở nên mạnh hơn.
Một nghiên cứu được công bố năm 2018 cho thấy những cơn bão mạnh hơn mang theo độ ẩm lớn hơn và phải theo dõi theo mô hình khác nhau.
Một nghiên cứu riêng biệt do các nhà nghiên cứu tại Viện Sáng tạo Khí tượng Thâm Quyến và Đại học Hong Kong công bố năm ngoái cho thấy các cơn bão ở Đông Á và Đông Nam Á hiện kéo dài hơn từ 2 – 9 giờ và đổ bộ trung bình 100km vào đất liền, xa hơn so với 4 thập kỷ trước. Vào cuối thế kỷ này, sức mạnh của bão có thể tăng gấp đôi.
Do đó, việc dự báo đường đi của chúng cũng như việc dự đoán cơn bão nào đang tăng cấp nhanh chóng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Theo Giáo sư Gerry Bagtasa tại Đại học Philippines, mặc dù hiếm gặp, nhưng đảo quốc này không lạ gì với hiện tượng kể trên khi 28% trong số các xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào đất nước này từ năm 1951 đã gia tăng cấp độ nhanh chóng, dựa theo dữ liệu chính thức của Viện Khoa học Môi trường và Khí tượng.
Ông nhận xét rằng đường đi của bão Noru qua Biển Philippines trước khi đổ bộ chỉ ở mức trung bình cho mùa này và sức cắt của gió – tức là thay đổi tốc độ và sức gió theo độ cao trong khí quyển – không quá thấp.
Giáo sư Bagtasa cũng cho biết các nhà khí tượng học khó dự đoán được cường độ tăng nhanh của bão ở Thái Bình Dương. Bởi lẽ, mặc dù giám sát vệ tinh đã tốt hơn, nhưng họ vẫn không có đủ dữ liệu để dự báo các hiện tượng thời tiết xấu đi.
Ông nói: “Có rất nhiều sự kiện chưa từng xảy ra gần đây trên toàn thế giới và do các chuyên gia thường dựa vào kinh nghiệm, nên có thể bỏ lỡ các sự kiện mới”, ông nói.
Luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Bác sĩ Mirian Abadilla trên đảo Luzon của Philippines đã tham gia hoạt động ứng phó với thiên tai của cộng đồng từ năm 1991.
Bà cho biết vào thời điểm đó, các cơn bão đã trở nên khó dự báo hơn và cộng đồng của bà không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Bà nói: “Các cơn bão chắc chắn đang mạnh dần lên do biến đổi khí hậu và ngày càng khó dự đoán. Nhưng sau mỗi lần gặp bão, chúng tôi lại cố gắng cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai – đó là cách duy nhất để chúng tôi nâng cao cảnh giác”.
Bà cho biết các chính quyền địa phương đã tổ chức các cuộc họp khi bão Noru tiếp cận bờ biển để lên kế hoạch cứu trợ và cứu nạn.
Mọi tỉnh, thành phố, đô thị và làng xã ở Philippines đều bắt buộc tuân theo hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia theo đạo luật được áp dụng vào năm 2010 để giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương về khí hậu của quốc đảo này.
Các chính quyền địa phương phải tiến hành sơ tán trước dựa trên các cảnh báo dự kiến từ cơ quan thời tiết quốc gia và họ nên tổ chức các cuộc diễn tập ứng cứu thiên tai thường xuyên.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. khen ngợi các đơn vị chính quyền địa phương đã làm tốt trong giải thích tình hình cho người dân địa phương và tiến hành các cuộc sơ tán giúp ngăn chặn thương vong hàng loạt.
Nhưng dường như ông cũng thừa nhận sự khó lường của những cơn bão thường xuyên đe dọa bờ biển Philippines, và cần phải luôn chuẩn bị sẵn sàng.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đã gặp may mắn ít nhất là lần này”, ông Marcos Jr. nói.
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru
Bão Noru, cơn bão thứ 16 trong mùa bão Thái Bình Dương 2022, đã lại mạnh lên thành siêu bão vào sáng sớm 27/9 khi di chuyển gần hơn đến tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
Cơ quan khí tượng Trung Quốc dự báo bão Noru sẽ di chuyển về phía Tây với vận tốc 20km/h, tiếp tục mạnh dần lên và dự kiến đổ bộ miền Trung Việt Nam sáng 28/9.
Do ảnh hưởng của bão, chính quyền tỉnh Hải Nam đã ngừng một số dịch vụ đường sắt. Các hoạt động tại 3 cảng ở thành phố Hải Khẩu thủ phủ của tỉnh cũng sẽ tạm dừng từ 15h ngày 27/9.
Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt do siêu bão Noru tại San Ildefonso, Bulacan, Philippines, ngày 26/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, giới chức Philippines cho biết đã có ít nhất 8 người thiệt mạng kể từ khi siêu bão Noru đổ bộ nước này tối 25/9. Hiện khoảng 74.000 người vẫn đang phải trú ẩn tại các trung tâm sơ tán, nhiều người phải chịu cảnh mất điện.
Người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng đang tích cực dọn dẹp rác và cây gãy, đổ do bão, trong khi lực lượng chức năng đang phân phát hàng hóa và thực phẩm cứu trợ cho các cộng đồng ven biển.
Thống kê của Chính phủ Philippines cho thấy bão Noru - cơn bão mạnh nhất đổ vào Philippines trong năm nay - gây thiệt hại hoa màu tổng trị giá 1,53 tỷ peso (26 triệu USD). Hầu hết các cánh đồng lúa chuẩn bị thu hoạch ở nước này đã bị hư hại, không thể phục hồi.
Bão Ian tàn phá bang Florida của Mỹ, hơn 1 triệu người rơi vào cảnh mất điện Bão Ian mang theo gió giật 250 km/h đã đổ bộ vào bờ biển bang Florida (Mỹ) vào 3h chiều 28/9 (theo giờ địa phương). Theo Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia, hàng chục nghìn người đã phải sơ tán đến nơi an toàn trước khi cơn bão ập đến. Sức mạnh của cơn bão cũng gây ảnh hưởng đến mạng lưới...