Giới chuyên gia dự đoán quy mô duyệt binh ngày 9/9 tới của Triều Tiên
Theo Đài KBS của Hàn Quốc, Triều Tiên sẽ tiến hành lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh (ngày 9/9) với quy mô tương tự như đợt duyệt binh kỷ niệm ngày thành lập quân đội hồi tháng 2 vừa qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California (Mỹ) đã đưa ra phân tích này dựa trên hình ảnh vệ tinh chụp Triều Tiên ngày 22/8.
Ông cho biết, Triều Tiên đã bố trí 99 trang thiết bị như xe tăng, pháo tự hành, xe tải, tên lửa đối không, bệ phóng tên lửa gần khu vực sân bay Mirim ở Bình Nhưỡng.
Điều này cho thấy lễ duyệt binh ngày 9/9 tới sẽ có quy mô tương tự như đợt duyệt binh kỷ niệm thành lập quân đội nước này hồi tháng 2.
Video đang HOT
Điều quan trọng nhất là không có dấu hiệu cho thấy nước này chuẩn bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) cho lễ duyệt binh.
Ông Lewis đánh giá cũng có khả năng Triều Tiên sẽ giấu vũ khí, chỉ công bố vào ngày duyệt binh. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, tất cả mới chỉ là phỏng đoán. Mặc dù giới chuyên gia có nhiều nhận định khác nhau về quy mô lễ duyệt binh, song có thể thấy Triều Tiên sẽ không kích động Mỹ một cách không cần thiết trong bối cảnh tiến trình đàm phán Mỹ-Triều đang đình trệ. Do đó, ít có khả năng tên lửa ICBM sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lần này./.
Theo vietnamplus
Triều Tiên ngấm ngầm âm mưu nâng cấp loạt cơ sở sản xuất tên lửa
Wall Street Journal đưa tin hôm 1.7, Triều Tiên vẫn tiếp tục mở rộng Viện Vật liệu Hóa chất ở Hamhung, thuộc Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên, cơ sở sản xuất tên lửa nhiên liệu rắn chính của nước này.
Ông Kim Jong-un thăm nhà máy hồi tháng 8 năm ngoái. Ảnh: WSJ.
Các nhà nghiên cứu David Schmerler và Jeffrey Lewis - Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury - đã đưa ra nhận định này sau khi phân tích những hình ảnh vệ tinh mới về Triều Tiên do Planet Labs Inc, có trụ sở tại San Francisco, chụp.
Hồi tháng 8 năm ngoái, khi ông Kim Jong-un đến thăm, bản vẽ toàn cảnh về quy hoạch mở rộng nhà máy này đã được đăng tải trên tờ báo của đảng Lao động Triều Tiên.
Theo loạt ảnh vệ tinh, cho tới tháng 4 năm nay, hình ảnh phần mở rộng của tòa nhà mới này không xuất hiện rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn công trình đã được xây dựng trong tháng 5 và tháng 6, theo Wall Street Journal.
"Việc mở rộng cơ sở hạ tầng cho địa điểm sản xuất tên lửa nhiên liệu rắn của Triều Tiên cho thấy ông Kim Jong-un dường như không có ý định từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa", ông Schmerler nói.
Hầu hết tên lửa Triều Tiên từng phóng, gồm cả ICBM có khả năng tấn công tới lãnh thổ Mỹ, là các tên lửa nhiên liệu lỏng cần nạp nhiên liệu tại địa điểm phóng. Quá trình nạp có thể lên đến vài giờ, khiến tên lửa dễ bị tấn công trước khi kịp phóng đi. Đây là vấn đề tên lửa nhiên liệu rắn không phải đối mặt.
Tuy nhiên, chương trình tên lửa nhiên liệu rắn của Triều Tiên tương đối non trẻ và Bình Nhưỡng chưa thể hiện khả năng phóng tên lửa nhiên liệu rắn tầm xa hơn. Các chuyên gia tin rằng, hầu hết tên lửa nhiên liệu rắn của Triều Tiên, trong đó có Pukguksong hoặc Polaris, có tầm bắn gần 1.300km, đủ để tấn công tới căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sau khi thử thành công tên lửa Pukguksong-2 lần thứ 2 vào tháng 5.2017, ông Kim Jong-un tuyên bố, đây là tên lửa hoàn hảo, đã đáp ứng được yêu kỹ thuật và chiến thuật do đó "cần nhanh chóng được sản xuất hàng loạt".
Trong khi Triều Tiên chứng minh sở hữu tên lửa có khả năng bắn xa 12.800km, đủ tấn công bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Mỹ, các chuyên gia vẫn nghi ngờ liệu Bình Nhưỡng đã hoàn thiện thiết bị "re-entry" (tái nhập) cho phép đầu đạn hạt nhân vượt qua bầu khí quyển của trái đất mà không bị đốt cháy chưa.
Đáng chú ý, nhà máy Hamhung là nơi sản xuất thiết bị tái nhập khí quyển của tên lửa. Ngoài Hamhung, các chuyên gia Middlebury tin rằng, Triều Tiên có 2 cơ sở khác gần đó dành riêng cho sản xuất tên lửa.
Ông Schmerler cho biết, hình ảnh vệ tinh cho thấy, một con đường mới đi vào một cơ sở đã được xây dựng. Và tại một cơ sở khác, việc phá dỡ đã hoàn tất - động thái có thể báo trước việc mở rộng tại đây.
THANH HÀ
Theo Laodong
Ông Kim Jong-un bước chân qua ranh giới liên Triều Ông Kim Jong-un đã trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên bước chân qua ranh giới quân sự liên Triều và đặt chân sang lãnh thổ Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh liên Triều (1950-1953). Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sáng nay dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên tới làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân...