Giới chuyên gia Australia công bố chiến lược điều chỉnh vaccine phòng COVID-19
Ngày 2/11, các nhà nghiên cứu tại Viện Nhiên cứu y khoa Garvan của Australia đã công bố nghiên cứu mới, trong đó đưa ra chiến lược điều chỉnh vaccine ngừa COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho sinh viên tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Immunity, các nhà khoa học đã đánh giá mức độ kháng thể có thể được sản sinh sau khi tiêm các loại vaccine trong tương lai, đồng thời đánh giá mức độ hiệu quả của các kháng thể đối với những biến thể của virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
Giáo sư Chris Goodnow, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm Viện Garvan, đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết chiến lược phòng ngừa virus SARS-CoV-2 của các loại vaccine hiện nay có thể giảm dần hiệu quả theo thời gian. Cụ thể, các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay, nhằm vào các protein đột biến SARS-CoV-2, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng cũng như giảm mức độ lây nhiễm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các biến thể mới trong tương lai do sự lây lan rộng của virus có thể đảo ngược hiệu quả chiến lược ngăn ngừa của các loại vaccine hiện nay.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phát hiện đáng chú ý khi xem xét các kháng thể được tạo ra bởi một loại virus có liên quan là virus SARS-CoV-1 – loại virus gây ra dịch SARS năm 2003. Các kháng thể trên có khả năng nhằm vào các khu vực nhiễm virus SARS-CoV-2 trên cơ thể ít nhạy cảm với các đột biến của virus hơn. Điều này được cho là có thể mở ra việc nghiên cứu các kháng thể này nhằm phát triển một loại vaccine hiệu quả với các biến thể mới.
Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị ứng phó với các biến thể có khả năng “lẩn tránh vaccine” hiện nay. Các chuyên gia đã phát triển một liệu pháp kháng thể có khả năng ngăn chặn bằng phương pháp vật lý đối với thụ thể trên cơ thể người mà virus SARS-CoV-2 cần bám vào trước khi có thể lây nhiễm.
Các nhà khoa học khẳng định mục tiêu cuối cùng của nhóm là phát triển một loại vaccine có thể ngăn ngừa tất cả biến thể trong tương lai.
Biến thể hiếm A.30 có khả năng 'qua mặt' kháng thể hiệu quả
Biến thể A.30 của virus SARS-CoV-2 (được phát hiện tại Angola và Thụy Điển) có thể lẩn tránh kháng thể do vaccine COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca tạo ra.
Ảnh minh họa: NEXU Science Communication
Theo kênh RT, kết luận trên được một nhóm tại Đức đưa ra trong nghiên cứu mới trong phòng thí nghiệm. A.30 lần đầu xuất hiện tại Tanzania và về sau được phát hiện ở một số bệnh nhân tại Angola và Thụy Điển vào mùa xuân vừa rồi.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh đột biến của A.30 với biến thể Beta và Eta. Beta được chọn vì nó có mức độ kháng kháng thể cao nhất.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Miễn dịch Phân tử và Tế bào tuần này, A.30 cho thấy có khả năng xâm nhập phần lớn tế bào vật chủ, gồm tế bào thận, gan và phổi.
Nghiên cứu cho biết: "Đột biến xâm nhập các dòng tế bào nhất định một cách hiệu quả và tránh bị kháng thể vô hiệu hóa". Tóm lại, A.30 thích xâm nhập một dòng tế bào khác với các biến thể khác và tránh kháng thể của vaccine AstraZeneca và Pfizer.
Biến thể A.30 cũng kháng thuốc đơn dòng Bamlanivimab được dùng để điều trị COVID-19, nhưng lại dễ bị tổn thương nếu kết hợp Bamlanivimab và Etesevimab.
A.30 tới nay chưa được Tổ chức Y tế Thế giới coi là biến thể cần quan tâm hay biến thể gây quan ngại vì nó ít phổ biến.
Tiêm vaccine mRNA tăng cường sau mũi vaccine của J&J giúp kháng thể mạnh hơn Theo dữ liệu của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH), người đã được tiêm vaccine một mũi duy nhất của hãng Johnson & Johnson (J&J) sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn nếu được tiêm mũi bổ sung bằng một vaccine theo công nghệ mRNA. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Zaventem, Bỉ. Ảnh minh...