Giới chức tình báo Mỹ vẫn thủ thế với Trump?
Các quan chức tình báo Mỹ không chia sẻ một số thông tin nhạy cảm với tân Tổng thống Donald Trump, theo tờ Tạp chí Phố Wall ngày 15/2.
Tạp chí Phố Wall cho biết, các quan chức cả đương nhiệm và đã rời nhiệm của Mỹ tiết lộ với nguồn tin của báo rằng, một số thông tin mật được giữ lại, không báo cáo đến vị Tổng tư lệnh mới vì lo ngại bị rò rỉ hoặc dàn xếp.
Bên cạnh đó, nhiều thông tin được trình lên Tổng thống thì bỏ qua nguồn tin và các biện pháp mà các cơ quan tình báo sử dụng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chịu nhiều áp lực lớn ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ.
Phản hồi trước thông tin này, một quan chức Nhà Trắng bình luận với Tạp chí Phố Wall: “Không có gì khiến chúng tôi tin đó là một bản tường thuật chính xác về những gì đang diễn ra trên thực tế”.
Video đang HOT
Các quan chức nói thêm với tạp chí rằng, với nhiều tổng thống trước kia, các cơ quan tình báo cũng giữ kín một số thông tin nhưng chưa bao giờ vì sợ bị rò rỉ hoặc vì mức độ tin cậy.
Nhưng với Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, lo lắng của họ chủ yếu xuất phát từ sự thân thiện của Donald Trump dành cho Nga và người đồng cấp Vladimir Putin, cả từ việc ông khuyến khích các điệp viên Nga xâm nhập thư điện tử của Hillary Clinton.
Hôm 15/2, Tổng thống Trump đã làm tái bùng phát mâu thuẫn của ông với cộng đồng tình báo, với cáo buộc thẳng thừng nhằm vào giới chức ngành này.
“Từ phía tình báo, các tài liệu đang bị rò rỉ, nhiều thứ đang bị rò rỉ, đó là hành động tội phạm. Đó là một hành động tội phạm, và nó đã diễn ra từ rất lâu trước tôi. Nhưng giờ nó đang thực sự tiếp tục”, Trump tuyên bố tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Cùng ngày, ông Trump viết trên Twitter: “Bê bối thực sự ở đây là thông tin mật bị “tình báo” tuồn ra ngoài một cách trái phép như kẹo vậy. Rất là phi-Mỹ”.
Theo Vietnamnet
Cựu cố vấn an ninh của ông Trump có nguy cơ bị điều tra vì "quan hệ mật thiết" với Nga
Business Insider đưa tin quan chức Đảng Dân chủ cho biết có thể Quốc hội Mỹ sẽ vào cuộc vụ cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn liên lạc với Nga, sau khi ông này từ chức vào thứ Hai.
Ông Michael Flynn bị cáo buộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Đại sứ Nga Sergey Kislyak trước khi ông Trump nhậm chức. Ảnh: Internet
Thông tin này được đưa ra trong khi tình báo Mỹ cũng đang điều tra vụ tấn công mạng do Nga tiến hành nhằm vào bà Clinton và Ủy ban Cộng hòa quốc gia trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Mặc dù luật pháp Mỹ không cho phép công dân không có quyền hạn được thương thuyết với chính phủ nước ngoài, Nhà Trắng cho biết ông Flynn không có hành vi vi phạm pháp luật. Nguyên nhân dẫn đến việc từ chức chỉ là vì Tổng thống đã "mất niềm tin" vào ông.
Ông Michael Flynn bị cáo buộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Đại sứ Nga Sergey Kislyak trước khi ông Trump nhậm chức.
Theo thông tin mà New York Times có được, ông nói với Đại sứ Nga rằng Mỹ có thể sẽ nới lỏng trừng phạt ngay khi ông Trump nắm quyền, do đó ông Kislyak không nên "phản ứng thái quá" với các lệnh trừng phạt vừa được ông Barack Obama áp đặt vì vụ tấn công mạng vào Washington trong đợt bầu cử.
Đây được xem là cuộc đối thoại hết sức lộ liễu, vì bản thân một quan chức tình báo lâu năm như ông Flynn phải ý thức được rằng các cuộc gọi đến Đại sứ Nga đều được giám sát.
Sau đó, ông Flynn đã giấu giếm mối liên hệ với Nga khi giải trình trước Phó Tổng thống Mike Pence. Ông khẳng định không bàn bạc với đại sứ Nga về những biện pháp chế tài trừng phạt của Tổng thống Obama.
Nhưng khi điều trần trước Nhà Trắng, ông lại thừa nhận "có thể" đã thảo luận về vấn đề này.
Ngoài ra, ông Flynn cũng bị phát hiện liên lạc với ông Kislyak vào những thời điểm khác, ví dụ như gửi lời chia buồn trong vụ Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát vào ngày 19/12, chia buồn về vụ tai nạn của máy bay Nga trên đường đến Syria, lên kế hoạch thiết lập cuộc điện đàm giữa ông Trump với ông Putin.
Trong một tin liên quan, dẫn lời nguồn tin tình báo và hành pháp, New York Times cho biết FBI đã phát hiện những cuộc đối thoại giữa đội ngũ thực hiện chiến dịch tranh cử của ông Trump và quan chức Nga. Mặc dù hai bên thường xuyên liên lạc, không có bằng chứng cho thấy cộng sự của ông Trump đã cấu kết với Moscow để tiến hành vụ tấn công.
Theo Bizlive
Tổng thống Putin mong tình báo Nga - Mỹ khôi phục quan hệ Tổng thống Vladimir Putin ngày 16/2 nhấn mạnh cả Nga và Mỹ đều đạt được lợi ích khi các cơ quan tình báo của hai nước khôi phục liên lạc với nhau. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) "Việc khôi phục đối thoại với các cơ quan tình báo của Mỹ cũng như các nước thành viên khác của khối Hiệp ước...