Giới chức quản lý dược phẩm châu Âu nhóm họp về cấp phép vaccine của Moderna
Ngày 6/1, Ủy ban về các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã nhóm họp trở lại để thảo luận về việc cấp phép sử dụng đối với vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ). Đây là lần thứ hai trong tuần này ủy ban nhóm họp về vấn đề trên.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Moderna tại Olive Branch, Mississippi, Mỹ, ngày 20/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi CHMP từ chối phê duyệt vaccine của Moderna trong cuộc thảo luận ngày 4/1, các nước thành viên EU đã gây áp lực yêu cầu EMA phải cấp phép cho chế phẩm này sau khi các quốc gia như Anh, Mỹ và Israel đã phê duyệt. EMA ngày 5/1 cho biết các chuyên gia của cơ quan này đang nỗ lực làm rõ các vấn đề nổi cộm với Moderna.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng ngày cũng để ngỏ khả năng EU có thể cấp phép cho loại vaccine thứ hai ngừa bệnh COVID-19 “trong vài giờ tới”, đồng thời cho biết một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bàn về cuộc khủng hoảng y tế hiện nay sẽ được tổ chức trong tháng 1 này.
Chủ tịch Michel nói rằng việc cung cấp vaccine cho gần 450 triệu người dân của EU là “thách thức to lớn”, nhưng nhấn mạnh Ủy ban châu Âu đang cùng các quốc gia thành viên làm việc ngày đêm để đảm bảo liên minh có thể tăng số lượng vaccine, đồng thời tôn trọng tính độc lập của cơ quan dược phẩm EMA.
Video đang HOT
Đến nay, vaccine ngừa COVID-19 duy nhất được sử dụng trong EU là loại vaccine do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất, đã được EMA cấp phép ngày 21/12/2020.
* Cũng trong ngày 6/1, công ty dược phẩm của Ukraine Biolik thông báo đã nộp đơn xin chính phủ nước này cho phép sản xuất vaccine Sputnik V phòng bệnh COVID-19 do Nga phát triển. Công ty Biolik được chính trị gia đối lập của Ukraine Viktor Medvedchuk hậu thuẫn.
Hiện Bộ Y tế Ukraine chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Trong khi đó, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Y tế Viktor Lyashko nói rằng Ukraine sẽ chỉ sử dụng các vaccine đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Vaccine Sputnik V hiện vẫn đang trong các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3.
* Ngày 6/1, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Philippines thông báo hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 của hãng này tại Philippines.
Trước AstraZeneca, hãng dược phẩm Pfizer cũng đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Philippines loại vaccine phòng COVID-19 do hãng phát triển.
Nga phê chuẩn sử dụng vaccine Covid-19 cho người trên 60 tuổi
Nga chấp thuận tiêm vaccine Sputnik V cho người trên 60 tuổi bắt đầu từ năm mới 2021.
Bộ Y tế Nga hôm nay xác nhận việc vaccine Sputnik V sắp được sử dụng cho cả những người trên 60 tuổi, truyền thông nước này đưa tin. Trước đây, vaccine chỉ được dùng cho những người trong độ tuổi từ 18 đến 60.
"Những cuộc thử nghiệm trên nhóm tuổi từ 60 trở lên đã được hoàn thành và ngay sau Năm mới, việc cấp phép sử dụng cho các cá nhân 18 tuổi trở lên và không giới hạn sẽ chính thức được đưa vào giấy chứng nhận đăng ký vaccine Sputnik V", Alexander Gintsburg, lãnh đạo trung tâm nghiên cứu Gamaleya chịu trách nhiệm phát triển vaccine, cho biết trong một bộ phim tài liệu về vaccine Nga đăng trên YouTube hồi đầu tuần.
Một quân nhân Nga tiêm Sputnik V ở Rostov-On-Don ngày 22/12. Ảnh: Reuters .
Nga đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V như một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao, trong khi thử nghiệm giai đoạn ba tiếp tục diễn ra tại thủ đô vào cùng thời điểm. Hơn 200.000 người Nga đã được tiêm vaccine.
Sputnik V được phê duyệt hôm 11/8, trở thành vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới được chấp thuận mặc dù chưa xong hết các giai đoạn thử nghiệm trên người. Ngày 24/11, Nga công bố dữ liệu sơ bộ quá trình thử nghiệm, cho biết Sputnik V có hiệu quả 95%, tương đương với các loại vaccine của phương tây như sản phẩm của Pfizer-BioNTech và Moderna.
Hai liều Sputnik V dự kiến giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế, tiêm miễn phí cho công dân Nga. Nhiệt độ bảo quản vaccine là 2-8 độ C, dễ dàng cho hậu cần hơn nhiều so với một số loại vaccine khác.
Vaccine Sputnik hiệu quả 91,4% Kết quả thử nghiệm trên quy mô hơn 22.714 người, vaccine Sputnik V hiệu quả 91,4%, theo tuyên bố lần thứ 4 của giới chức Nga. Ngày 14/12, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Gamaleya, cơ sở nghiên cứu và phát triển Sputnik V, cho biết trong số tình nguyện viên tham gia thử nghiệm ghi nhận 78 trường hợp nhiễm nCoV,...