Giới chức nhiều quốc gia đồng loạt cảnh báo về việc Thái Lan hợp pháp hóa cần sa
Sau khi Thái Lan quyết định loại bỏ cây cần sa và cây gai dầu khỏi danh sách các chất ma túy bị cấm, nhiều quốc gia trên thế giới đã đồng loạt đưa ra cảnh báo.
Theo báo Straits Times, nhiều quốc gia đã cảnh báo các du khách rằng hành vi tàng trữ hay sử dụng cần sa vẫn là bất hợp pháp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Đại sứ quán Thái Lan ở Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã khuyến cáo người dân Thái Lan không nên mang cần sa hoặc các sản phẩm liên quan vào các nước này. Nếu cố tình, họ có thể phải đối mặt với án tù hoặc thậm chí tử hình khi bị bắt.
Trong khi đó, các quốc gia như Singapore và Trung Quốc cũng đã nhắc nhở công dân ở nước ngoài không sử dụng cần sa dưới mọi hình thức.
Video đang HOT
“Theo Đạo luật Lạm dụng Ma túy, bất kỳ công dân hoặc thường trú nhân Singapore nào bị phát hiện tiêu thụ các loại ma túy bị cấm ở bên ngoài Singapore cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về tội tiêu thụ ma túy”, Cục Ma túy Trung ương Singapore (CNB) cho biết. Cơ quan này cho biết lực lượng chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra tại các cửa khẩu.
Những người bị kết tội tiêu thụ ma túy có thể bị bỏ tù tới 10 năm và bị phạt tiền lên đến 20.000 đô la Singapore.
Trả lời The Straits Times về việc hợp pháp hóa cần sa ở Thái Lan, CNB cho biết hiện nay một số quốc gia đã chỉnh sửa luật về ma túy tự do hơn. Nhưng CNB bác bỏ quan điểm cho rằng cần sa là một loại “thuốc mềm” có nhiều lợi ích về mặt y tế và ít gây nghiện hoặc ít nguy hiểm hơn so với “thuốc cứng”.
CNB viện dẫn các bằng chứng khoa học, trong đó có báo cáo của Ủy ban Kiểm soát Ma túy Quốc tế, chỉ ra rằng cần sa là chất gây nghiện và có hại. Nếu sử dụng cần sa lâu dài, người dùng sẽ gia tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng loạn thần hoặc tâm thần phân liệt
Thái Lan điều chỉnh luật sau 1 tuần hợp pháp hóa tiêu thụ cần sa
Thái Lan đã nhanh chóng ban hành một loạt quy định mới về việc sử dụng cần sa sau khi vừa mới hợp pháp hóa tiêu thụ cần sa một tuần.
Nhân viên công ty Happy Bud chuẩn bị cần sa cho khách hàng trên xe tải bán cần sa ở đường Khaosan - một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bangkok. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, ngay sau khi Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa việc trồng và tiêu thụ cần sa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống từ ngày 9/6, các doanh nghiệp đã bắt đầu công khai bán cần sa, với tên gọi "Amnesia" và "Night Nurse" được chào bán trên một chiếc xe tải đi quanh thủ đô Bangkok. Doanh số cần sa tăng nhanh đã làm dấy lên lo ngại.
Phó Bí thư Thường trực thành phố Bangkok Wantanee Wattana cho biết chỉ trong một tuần, ít nhất một người đã tử vong và một số người phải nhập viện sau khi dùng cần sa.
Dự luật mới về cần sa đang được trình lên quốc hội và sẽ phải mất nhiều tháng mới chính thức có hiệu lực nếu được thông qua.
"Không có biện pháp kiểm soát ngoại trừ lời nói", Mana Nimitmongkol - Giám đốc Tổ chức Phòng chống Tham nhũng Thái Lan - bày tỏ trên tài khoản mạng xã hội vào đầu tuần.
Tuần này, chính phủ Thái Lan đã ban hành các quy định tạm thời để tìm cách kiểm soát việc sử dụng cần sa. Cụ thể, Thái Lan cấm hành vi hút cần sa nơi công cộng cũng như cấm bán cần sa cho những người dưới 20 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Một số quy tắc khác bao gồm cấm cần sa trong trường học, yêu cầu các nhà bán lẻ cung cấp thông tin rõ ràng về việc sử dụng cần sa trong thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Nếu ai vi phạm, người đó có thể bị phạt tù và nộp tiền.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul, quan chức cấp cao ủng hộ hợp pháp hóa cần sa, đã lên tiếng bảo vệ chính sách của chính phủ.
"Chúng tôi hợp pháp hóa cần sa để sử dụng cho mục đích y tế và sức khỏe. Tất nhiên, hành vi sử dụng vượt quá mức này là không phù hợp... và chúng ta cần luật để kiểm soát nó", Bộ trưởng Anutin phát biểu tại Tòa nhà Chính phủ ngày 17/6.
Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa sử dụng cần sa trong nghiên cứu y khoa vào năm 2018. Tiếp đến, từ ngày 9/6/2022, Thái Lan ban hành quy định cho phép người dân trồng cây cần sa trong nhà sử dụng cho mục đích y tế.
Động thái này là bước đi mới nhất trong kế hoạch của chính phủ Thái Lan nhằm biến cây cần sa thành cây hoa màu. Theo Ngân hàng Thế giới, 1/3 lực lượng lao động nước này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm ngoái, các công ty mỹ phẩm và đồ uống Thái Lan giới thiệu các sản phẩm mới có chứa cây gai dầu và hợp chất CBD. "Việc hợp pháp hóa cần sa có thể giúp người dân và chính phủ thu về hơn 10 tỷ bạt mỗi năm", Bộ trưởng Anutin cho hay.
Người bệnh vui mừng khi Thái Lan hợp pháp hóa cần sa Với nhiều bệnh nhân, việc Thái Lan nới lỏng các hạn chế sử dụng cần sa có nhiều ý nghĩa, khi họ được tiếp cận với sản phẩm giá rẻ hơn nhằm kiểm soát cơn đau khi mắc bệnh nặng. Jiratti Kuttanam - 42 tuổi - nói với Reuters rằng cô và nhiều bệnh nhân khác sẽ nhận được nhiều lợi ích khi...