Giới chức Nhật Bản chính thức lên tiếng về việc cựu Chủ tịch Nissan Carlos Ghosn bỏ trốn
Ngày 5/1, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Masako Mori cho biết, việc cựu Chủ tịch hãng Nissan Motor Carlos Ghosn trốn khỏi Nhật Bản là “không thể lý giải được” và ông Ghosn được cho là đã rời nước này bằng con đường bất hợp pháp.
Đây là bình luận chính thức đầu tiên của giới chức Nhật Bản sau khi ông Ghosn rời Nhật Bản đến Liban tuần trước để tránh bị xét xử với các cáo buộc sai phạm tài chính.
Cảnh sát áp giải cựu Chủ tịch hãng Nissan Motor, ông Carlos Ghosn (giữa) rời khỏi khu giam giữ ở Tokyo, sau khi ông được trả tự do có bảo lãnh, ngày 25/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Mori nêu rõ: “Hệ thống luật pháp hình sự của Nhật Bản đặt ra những thủ tục phù hợp nhằm làm rõ chân tướng của các vụ việc và được thực thi một cách phù hợp, trong khi đảm bảo các quyền con người cơ bản. Việc một bị cáo bỏ trốn trong thời gian bảo lãnh tại ngoại là không thể lý giải được”.
Bà Mori cũng khẳng định nhà chức trách Nhật Bản không có hồ sơ ghi chép ông Ghosn rời nước này và cho rằng bị cáo đã rời Nhật Bản một cách bất hợp pháp.
Theo Bộ trưởng Mori, chính phủ thấy rất đáng tiếc về sự việc này. Bà Mori xác nhận nhà chức trách đã hủy quyết định cho phép ông Ghosn được bảo lãnh tại ngoại và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ( Interpol) đã ban hành lệnh truy nã đỏ đối với ông này.
Trong một tuyên bố ra cùng ngày, Văn phòng Công tố Tokyo cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để điều tra việc cựu Chủ tịch Nissan bỏ trốn khỏi Nhật Bản trong thời gian bảo lãnh tại ngoại. Theo tuyên bố, bị cáo Ghosn có năng lực tài chính mạnh và nhiều cơ sở ở nước ngoài giúp ông dễ dàng trốn khỏi Nhật Bản. Bên cạnh đó, tuyên bố lên án hành động bỏ trốn của ông Ghosn chỉ để tìm cách thoát khỏi án phạt.
Video đang HOT
Ông Ghosn đã lãnh đạo Nissan trong hai thập kỷ và tạo ra một trong những liên minh ô tô lớn nhất thế giới cùng hai hãng sản xuất ô tô Renault SA (Pháp) và Mitsubishi Motors (Nhật Bản).
Tháng 11/2018, ông bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ với các cáo buộc gian lận tài chính, trong đó có việc không kê khai khoản thù lao ông được nhận khoảng 9 tỷ yên (83 triệu USD) trong 8 năm và lạm dụng tín nhiệm sử dụng tiền của hãng Nissan phục vụ lợi ích cá nhân. Ông Ghosn đã phủ nhận tất cả các tội danh.
Ông được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh với điều kiện không được rời khỏi Nhật Bản. Tòa án Tokyo dự kiến bắt đầu xét xử ông vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, ngày 29/12/2019, ông Ghosn đã bất ngờ trốn khỏi Nhật Bản để sang Liban, quá cảnh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một tuyên bố ngắn gọn ngày 3/1, cựu Chủ tịch hãng Nissan Motor khẳng định ông đa tự mình lên kê hoach rơi Nhât Ban đên Liban, theo đó phủ nhận gia đinh ông dinh liu đến việc nay.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Lý do thực sự cựu giám đốc Interpol bị TQ xét xử
Hôm 20/6, tòa án Thiên Tân đã tiến hành xét xử Mạnh Hoành Vĩ, cựu giám đốc Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), vì nhận hối lộ hơn 2,11 triệu USD.
Theo trang Đông Phương, cáo trạng của Viện Kiểm sát Thiên Tân cáo buộc Mạnh Hoành Vĩ trong thời gian từ 2005 đến 2017 đã lợi dụng việc giữ các chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cảnh sát Biển Trung Quốc để giúp đỡ các đơn vị, cá nhân trong việc kinh doanh và thăng tiến chức vụ rồi nhận hối lộ.
Trang weibo chính thức của tòa án số 1 Thiên Tân cho hay, Mạnh Hoành Vĩ xuất hiện trước tòa trong bộ quần áo màu vàng nhạt. Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ khi ông ta mất tích vào tháng 10/2018.
Mạnh Hoành Vĩ (giữa) tại tòa án
Sở dĩ vụ án Mạnh Hoành Vĩ gây ra nhiều sự chú ý là bởi ngoài chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, ông này còn là giám đốc Interpol. Kể từ sau khi xuất hiện lần cuối cùng tại trụ sở Interpol ở Lyon, Pháp vào cuối tháng 9/2018, vụ mất tích bí ẩn của Mạnh Hoành Vĩ đã trở thành một sự kiện quốc tế được cả thế giới quan tâm.
Hôm 7/10/2018, bà Cao Ca, vợ Mạnh Hoành Vĩ đã tổ chức một cuộc họp báo ở Lyon để cầu cứu. Bà nói rằng, ông Mạnh đã liên lạc lần cuối cùng bằng tin nhắn với bà vào ngày 25/9 thông báo hãy đợi điện thoại của ông, nhưng sau đó lại gửi hình một con dao ngầm báo cho biết ông ta đang gặp nguy hiểm.
Ngày 27/3/2019, Tân Hoa xã đã công bố tiến trình điều tra Mạnh Hoành Vĩ và chỉ rõ các tội cụ thể liên quan. Gần như cùng lúc, bà vợ gửi email đến một số cơ quan truyền thông Pháp yêu cầu phải được thông báo về nơi ở, sức khỏe của chồng cũng như được quyền có người thân đến thăm và có luật sư bào chữa.
Mạnh Hoành Vĩ sinh năm 1953 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Ông này tốt nghiệp chuyên ngành Pháp luật, Đại học Bắc Kinh và có học vị Thạc sĩ quản lý Đại học Công nghiệp Trung Nam. Tháng 12/1972, Mạnh Hoành Vĩ tham gia công tác; tháng 6/1975, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Mạnh Hoành Vĩ từng đảm nhiệm chức vụ Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Quản lý Giao thông, Bộ Công an. Tháng 4/2004, Mạnh Hoành Vĩ được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 8/2004, ông kiêm nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Trung tâm Quốc gia Trung Quốc thuộc Interpol.
Tháng 8/2011, ông ta được giao kiêm nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Tổ phối hợp chống khủng bố quốc gia. Tiếp đó, Mạnh Hoành Vĩ được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Hải dương nhà nước kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát biển, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, hưởng chế độ cấp trưởng bộ.
Mạnh Hoành Vĩ khi còn là giám đốc Interpol
Ngày 10/11/2016, Mạnh Hoành Vĩ được bầu làm Giám đốc Interpol, thay thế người tiền nhiệm Mireille Ballestrazzi, trở thành người Trung Quốc đầu tiên giữ chức vụ này với nhiệm kỳ 4 năm.
Ngày 8/12/2017, Quốc vụ viện Trung Quốc đã miễn nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Hải dương Nhà nước và Cục trưởng Cảnh sát biển đối với Mạnh Hoành Vĩ. Tháng 1/2018, Mạnh Hoành Vĩ được bầu làm Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII nhiệm kỳ 2018-2023.
Tháng 4/2018, Mạnh Hoành Vĩ bị xóa tên khỏi danh sách các ủy viên Đảng ủy Bộ Công an, nhưng vẫn là Thứ trưởng Bộ Công an đến ngày 5/10/2018.
Sau khi Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương thông báo điều tra Mạnh Hoành Vĩ, Đảng ủy Bộ Công an họp và đưa ra đánh giá: "Việc Mạnh Hoành Vĩ vi phạm pháp luật bị điều tra hoàn toàn là hậu quả của việc tự ý hành động, tự làm tự chịu", yêu cầu "coi trọng cao độ xây dựng gia phong, yêu cầu nghiêm khắc đối với người thân và nhân viên công tác xung quanh, thiết thực thực hiện liêm khiết tự răn, liêm khiết trị gia", "quyết không cho phép ra điều kiện, mặc cả với tổ chức", "nghiêm khắc phòng ngừa các thế lực thù địch hoạt động gây rối, phá hoại lật đổ".
Ngày 26/10/2018, Mạnh Hoành Vĩ bị bãi bỏ tư cách Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc khóa XIII. Ngày 27/3/2019, ông ta bị khai trừ đảng và công chức. Ngày 24/4/2019, trang web của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đăng thông báo đã phê chuẩn quyết định bắt giam Mạnh Hoành Vĩ.
Tháng 5/2019, Viện Kiểm sát số 1 thành phố Thiên Tân quyết định truy tố Mạnh Hoành Vĩ về tội nhận hối lộ. Và ngày 20/6, ông này bị xét xử. Mức án cụ thể sẽ được tòa án công bố vào dịp khác.
Ngô Tuyết
Theo VNN
IS tràn sang Đông Nam Á sau khi thủ lĩnh Baghdadi chết Malaysia cảnh báo nguy cơ IS chuyển căn cứ tới Đông Nam Á sau cái chết của lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi. Bộ trưởng nội vụ Malaysia Muhyiddin Yassin hôm 27/11 cảnh báo khả năng Daesh (tên viết tắt tiếng Arab của IS) đang tìm kiếm một cứ địa mới trước việc "lãnh thổ" của tổ chức này tại Iraq và Syria ngày...