Giới chức Mỹ chưa thỏa mãn với lệnh trừng phạt mới nhất với Nga
Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức của Nga với cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử và tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên, các nghị sĩ cả hai Đảng đều cho rằng, Tổng thống Donald Trump cần phải làm nhiều hơn nữa.
Bộ Tài chính Mỹ vừa áp lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Ảnh: Spunik.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 15.3 đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với 19 cá nhân và 5 tổ chức của Nga trong đó có Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) và Tình báo Quốc phòng (GRU).
Ngoài cáo buộc can thiệp bầu cử, Washington cũng lần đầu tiên công khai cáo buộc Mátxcơva thực hiện chiến dịch tấn công mạng kéo dài ít nhất 2 năm nhằm vào mạng lưới năng lượng của Mỹ, bao gồm các cơ sở hạt nhân.
Theo Sputnik, các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào FSB và GRU theo các biện pháp trừng phạt khác nhau trong “Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận”.
Đối với các cá nhân, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Sergei Afamasyev, Grigoriy Viktorovich Molchanov, Vladimir Stepanovic Alexseyev, Sergey Gizunov, Igor Valentinovich và Igor Kostyukov – những người Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc liên quan đến GRU.
Thêm vào đó, Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Cơ quan Nghiên cứu Internet (IRC) của Nga và nhà sáng lập Viktorovich Yevgeniy Prigozhin cùng công ty Concord do ông Prigozhin quản lý.
Video đang HOT
Động thái trừng phạt mới đối với Nga diễn ra đồng thời với việc Mỹ tham gia trong thông cáo chung với Anh, Đức và Pháp yêu cầu Nga giải thích vụ tấn công bằng chất độc thần kinh cấp quân sự vào một cựu điệp viên người Nga ở Anh. Ông Donald Trump tuyên bố: “Dường như Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên”.
Theo Reuters, đây là động thái đáng chú ý nhất nhằm vào Mátxcơva từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền tháng 1.2017. Tuy nhiên, các nhà chỉ trích tại Quốc hội Mỹ cho rằng, động thái của chính quyền chưa tương xứng.
Ông Adam Schifff, lãnh đạo phe Dân chủ tại Ủy ban tình báo Hạ viện cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga đưa ra hôm 15.3 là “sự thất vọng nặng nề và chưa đủ” để đáp trả các cáo buộc đối với Nga trong đó có vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào Anh – đồng minh thân cận của Mỹ.
“Động thái ngày hôm nay là một bước quan trọng của chính quyền nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa”, Reuters dẫn lời ông Ed Royce – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ của Đảng Cộng hòa nói và đề nghị ông Donald Trump lên án Nga về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở Anh.
HẢI ANH
Theo Laodong
Mỹ trục xuất 35 nhân viên tình báo Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 29/12 đã yêu cầu trục xuất 35 người nghi là tình báo Nga, đồng thời áp lệnh trừng phạt lên 2 cơ quan tình báo của nước này do cáo buộc Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Mỹ áp chế tài mới với Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 29/12 đã yêu cầu trục xuất 35 người nghi là tình báo Nga, đồng thời áp lệnh trừng phạt lên 2 cơ quan tình báo của nước này do cáo buộc Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nhà Trắng cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đóng cửa 2 cơ sở do người Nga sở hữu ở Maryland và New York vì bị nghi là các cơ sở phục vụ cho mục đích tình báo.
Chính quyền của Tổng thống Obama muốn các lệnh trừng phạt này có hiệu lực trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1 tới.
Những chế tài này được đưa ra sau khi giới chức Mỹ cho rằng Nga đứng sau các vụ tấn công mạng các tổ chức chính trị Mỹ nhằm chi phối kết quả bầu cử tổng thống. Giới tình báo Mỹ thậm chí cáo buộc đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin trực tiếp can dự vào.
"Những hành động này diễn ra sau hàng loạt cảnh báo kín lẫn công khai của chúng tôi dành cho chính phủ Nga. Những hành động này là cần thiết và là sự đáp trả thích đáng những nỗ lực nhằm làm ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ", ông Obama nói.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có duy trì các lệnh trừng phạt này hay không sau khi ông nhậm chức vào tháng 1 tới.
Theo báo Independent của Anh, ông Trump trước đó ngỏ ý Mỹ nên ngừng điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử. Ông cũng từng nhiều lần hoài nghi về cáo buộc của giới tình báo cho rằng Nga có liên quan đến các vụ tấn công mạng nhằm vào bầu cử Mỹ.
Nga chưa vội đáp trả
Nga đã lên tiếng chỉ trích quyết định của Mỹ về các lệnh trừng phạt mới. (Ảnh minh họa: Sputnik)
Về phía Nga, Điện Kremlin đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. "Chúng tôi coi những hành động này của chính quyền Mỹ hiện thời là sự biểu hiện của chính sách ngoại giao khó đoán và thậm chí là khiêu khích. Chúng tôi rất tiếc về việc chính phủ Mỹ và bản thân Tổng thống Obama đưa ra quyết định này. Như đã nói trước đó, chúng tôi coi quyết định đó và những lệnh trừng phạt là không công bằng, không tuân thủ luật pháp quốc tế", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Ông Peskov cho biết, Tổng thống Nga sẽ chỉ thị các biện pháp đáp trả thích đáng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, Nga sẽ chưa vội đáp trả. "Xét đến việc Mỹ hiện ở giai đoạn chuyển giao chính quyền, chúng tôi vẫn hy vọng rằng chúng tôi có thể tránh được những hành động khó chấp nhận này... Chúng tôi sẵn sàng có những bước đi chung để tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương với Mỹ".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã lên án việc Mỹ áp đặt các chế tài mới. "Thành thật mà nói, chúng tôi đã mệt mỏi về những lời nói dối về tin tặc Nga vẫn tiếp tục phát đi từ hàng ngũ cấp cao Mỹ. Chính quyền Obama đã phát động chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lạc này cách đây nửa năm trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy ứng cử viên ưa thích của mình trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Không đạt được kết quả mong muốn, giờ họ đang tìm kiếm cái cớ cho sự thất bại của chính mình, vì thế giáng một đòn kép vào mối quan hệ Nga-Mỹ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Minh Phương
Theo Dantri
Hé lộ các cuộc đàm phán bí mật của châu Âu và Triều Tiên Một phái đoàn của nghị viện châu Âu gần đây đã tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật với Triều Tiên trong hơn 3 năm qua nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters) Theo AFP, phái đoàn Nghị viện châu Âu...