Giới chức Mỹ bắt 2 nghi can khủng bố người Iraq
Nhà chức trách Mỹ ngày 31/5 thông báo đã bắt giữ hai người Iraq với các cáo buộc khủng bố, âm mưu sát hại người Mỹ tại Iraq và buôn bán tên lửa Stinger nhằm phục vụ cho các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ.
Hai nghi can khủng bố: Hammadi (trái) và Alwan (phải) vừa bị giới chức Mỹ bắt giữ. (Nguồn: AP)
Trong một tuyên bố, Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định Waad Ramadan Alwan, 30 tuổi và Mohanad Shareef Hammadi, 23 tuổi đã bị bắt giữ ngày 25/5 tại Bowling Green, bang Kentucky sau một quá trình theo dõi chặt chẽ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (FBI).
Hai người này bị cáo buộc tìm kiếm nguồn cung vũ khí như tên lửa, pháo và các loại vũ khí khác để hỗ trợ các hoạt động tấn công khủng bố tại Iraq, âm mưu sử dụng vũ khí giết người hàng loạt sát hại công dân Mỹ tại nước ngoài, cung cấp thông tin sử dụng các vật liệu nổ và âm mưu xuất khẩu tên lửa Stinger.
Nếu bị quy kết tất cả các tội danh trên, hai đối tượng sẽ phải đối mặt với án tù chung thân.
Video đang HOT
Anvan đến Mỹ từ tháng 4/2009 và sống tại Bowling Greenn. Ba tháng sau đó, Alwan chiêu mộ Hammadi đến hỗ trợ. FBI đã tiến hành theo dõi hai tên này từ tháng 9/2009./.
Theo TTXVN
Triều Tiên thả công dân Mỹ sau 6 tháng bắt giữ
Triều Tiên hôm nay tuyên bố sẽ thả một công dân Mỹ bị bắt giữ 6 tháng trước nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của đặc phái viên nhân quyền Mỹ Robert King.
Đặc phái viên Mỹ Robert King (giữa) tại Bình Nhưỡng hôm 24/5.
Công dân Mỹ Eddie Jun bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái và bị cáo buộc phạm trọng tội chống lại Triều Tiên, hãng thông tấn trung ương KCNA đưa tin.
Bình Nhưỡng không cho biết chi tiết, nhưng các nguồn tin Hàn Quốc cho hay Jun, một người Mỹ gốc Hàn và có quan hệ kinh doanh tại Triều Tiên, bị buộc tội truyền bá đạo Cơ đốc.
Ông Robert King, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề nhân quyền của Triều Tiên, người đang có chuyến thăm Bình Nhưỡng "đã thay mặt chính phủ Mỹ bày tỏ sự lấy làm tiếc về vụ việc và đảm bảo rằng Mỹ sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn", KCNA nói thêm.
Ông King hiện đang dẫn đầu một phái đoàn Mỹ có mặt tại Bình Nhưỡng để đánh giá các báo cáo về viện trợ lương thực của Liên hợp quốc và các tổ chức từ thiện tại Mỹ, cũng như xem xét các biện pháp nhằm giám sát việc phân phát lương thực.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã đề nghị Bình Nhưỡng ân xá cho Jun trong một chuyến thăm gần đây, Triều Tiên cho hay.
Triều Tiên đã điều trị y tế cho Jun và cho phép anh ta liên lạc thường xuyên với đại sứ quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng, vốn đại diện cho quyền lợi của Mỹ tại nước này, và trò chuyện qua điện thoại với gia đình.
Không rõ là Jun có trở về Mỹ với ông King hay không. Đặc phái viên Mỹ dự kiến rời thủ đô của Triều Tiên vào ngày mai sau chuyến thăm 5 ngày.
Vài công dân Mỹ đã bị bắt tại Triều Tiên trong những năm gần đây và họ thường chỉ được phóng thích sau các cuộc thương thảo cấp cao.
Trong một chuyến thăm hồi tháng 8 năm ngoái, cựu Tổng thống Mỹ Carter đã giúp phóng thích Robert Park sau khi anh này bị kết án 8 năm tù vì tội xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ Triều Tiên.
Trước đó, vào năm 2009, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng để giúp 2 nữ nhà báo Laura Ling và Euna Lee sau khi bị bắt cũng với cáo buộc xâm nhập trái phép.
Thông tin về việc thả công dân Mỹ diễn ra cùng ngày khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trở về nước sau chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 1 tuần. Đây là chuyến thăm thứ 3 của ông trong năm nay, vốn được nhiều người nhìn nhận là một chuyến công du nhằm tìm kiếm viện trợ, đầu tư và sự ủng hộ đối với việc chuyển giao quyền lực cho con trai út Kim Jong-un.
Theo Dân trí