Giới chức Israel phản ứng mạnh trước phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 28/7 nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiến vào Israel như đã từng làm trong quá khứ ở Libya và Nagorno- Karabakh.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không nêu rõ loại can thiệp nào mà ông đang đề xuất.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại một phiên họp quốc hội ở Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp của đảng Công lý và Phát triển cầm quyền, Tổng thống Erdogan nói: “Chúng ta phải rất mạnh mẽ để Israel không thể làm những điều vô lý này với Palestine. Giống như chúng ta đã tiến vào Nagorno-Karabakh, vào Libya, chúng ta có thể làm tương tự với họ. Không có lý do gì khiến chúng ta không thể làm điều này… Chúng ta phải mạnh mẽ để có thể thực hiện những bước đi này”.
Sau phát biểu của Tổng thống Erdogan, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Katz đã lên tiếng so sánh nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ với cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.
Ngoại trưởng Israel viết trên mạng xã hội X: “Tổng thống Erdogan đang đi theo con đường của Saddam Hussein và đe dọa tấn công Israel. Ông ấy nên nhớ những gì đã xảy và kết cục của nó”.
Năm 2003, Mỹ đã phát động chiến tranh Iraq nhằm lật đổ chế độ của ông Saddam Hussein, với cáo buộc rằng Baghdad sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Ông Saddam Hussein bị hành quyết tại Baghdad vào tháng 12/2006. Chính quyền Mỹ sau này thừa nhận không tìm thấy vũ khí hóa học hay các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq.
Ông Yair Lapid, lãnh đạo đảng Yesh Atid, đảng đối lập lớn nhất Israel chỉ trích phát biểu của Tổng thống Erdogan và đăng trên X rằng thế giới, đặc biệt là các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), phải kịch liệt lên án những lời đe dọa của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ với Israel.
Lãnh đạo đảng Tự do (PVV) Hà Lan Geert Wilders trong khi đó cho rằng nên loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO bởi phát ngôn của Tổng thống Erdogan.
Năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã cử quân nhân tới Libya để hỗ trợ Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya được Liên hợp quốc công nhận. Libya rơi vào cảnh bất ổn bởi sự tồn tại song song của hai chính phủ đối địch là Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNU) được quốc tế công nhận ở thủ đô Tripoli và Chính phủ ổn định quốc gia (GNS) ở miền Đông nước này. GNU của Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah được thành lập thông qua một quy trình do Liên hợp quốc hậu thuẫn vào năm 2021, nhưng GNS đã không công nhận tính hợp pháp của GNU vào cuối năm đó, dẫn đến bế tắc chính trị kéo dài. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính quyền của Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận mọi vai trò trực tiếp trong các hoạt động quân sự của Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh. Nhưng vào năm 2023, Ankara cho biết họ đang sử dụng “mọi biện pháp”, bao gồm cả huấn luyện quân sự và hiện đại hóa, để hỗ trợ đồng minh thân cận của mình.
Nagorno-Karabakh là khu vực miền núi không giáp biển. Lãnh thổ này được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, cư dân ở Nagorno-Karabakh chủ yếu là người dân tộc Armenia và có chính quyền riêng. Armenia và các nước thành viên Liên hợp quốc chưa công nhận chính quyền này.
Người Armenia theo đạo Cơ đốc tự nhận có lịch sử thống trị lâu dài trong khu vực này. Trong khi đó cư dân Azerbaijan chủ yếu theo đạo Hồi, cũng gắn liền bản sắc lịch sử của mình với Nagorno-Karabakh. Họ cáo buộc người Armenia đã trục xuất người Azerbaijan sống gần đó vào những năm 1990. Do đó, Azerbaijan muốn giành toàn quyền kiểm soát khu vực này, đồng thời đề nghị người dân tộc Armenia mang hộ chiếu Azerbaijan hoặc rời đi.
Azerbaijan mở chiến dịch 'chống khủng bố' tại Nagorno-Karabakh
Azerbaijan ngày 19.9 khởi động chiến dịch "chống khủng bố" tại Nagorno-Karabakh, vùng lãnh thổ có phần đông dân số là người Armenia và là tâm điểm xung đột nhiều năm qua.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo đã bắt đầu chiến dịch "chống khủng bố" địa phương tại Nagorno-Karabakh, sử dụng các vũ khí chính xác cao. AFP đưa tin phóng viên hiện trường của hãng tin đã nghe thấy nhiều tiếng nổ tại khu vực Stepanakert của vùng Nagorno-Karabakh, ngay sau khi Azerbaijan khởi động chiến dịch.
Quân nhân Azerbaijan trong một cuộc tập trận năm 2020. Ảnh RERUTERS
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, vùng đất ly khai này có cư dân đa số là người Armenia và được chính quyền Yerevan hậu thuẫn. Azerbaijan giành lại nhiều vùng tại Nagorno-Karabakh và xung quanh đó sau cuộc chiến năm 2020.
Trong thông báo ngày 19.9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết chiến dịch được thực hiện nhằm tước vũ khí và đảm bảo các lực lượng vũ trang Armenia rút khỏi lãnh thổ Azerbaijan, vô hiệu hóa các cơ sở hạ tầng quân sự của lực lượng Armenia, khôi phục trật tự hiến pháp.
Chuyện gì đang xảy ra giữa Armenia và Azerbaijan?
Chính quyền Baku nói chỉ tấn công các mục tiêu quân sự hợp lệ và không nhắm vào dân thường hay hạ tầng dân sự. Một hành lang nhân đạo được thiết lập để dân thường rời khỏi khu vực. Azerbaijan tuyên bố rằng hòa bình chỉ có thể được thiết lập khi Armenia rút toàn bộ lực lượng và chính quyền ly khai tại Nagorno-Karabakh bị giải thể.
Azerbaijan cho hay đã thông báo với Nga, nước duy trì một lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực, và Thổ Nhĩ Kỳ, nước cùng với Nga điều hành trung tâm giám sát thỏa thuận ngừng bắn năm 2020.
Armenia tuyên bố không có quân nhân nào tại Nagorno-Karabakh và ưu tiên của nước này chỉ là về nhân đạo. Bộ Quốc phòng Armenia nói tình hình tại biên giới hai nước vẫn ổn định. Giới chức tại Nagorno-Karabakh thông báo Azerbaijan đang oanh tạc khu vực bằng rốc két và pháo binh.
Trong khi đó, Nga cho hay đang liên lạc với cả Baku và Yerevan về tình hình tại Nagorno-Karabakh. Phát ngôn viên Maria Zakharova của Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi các bên ngừng cuộc đổ máu và quay lại dàn xếp hòa bình.
Chiến dịch của Azerbaijan được công bố sau khi 6 công dân của nước này thiệt mạng trong 2 vụ nổ mìn riêng rẽ, những tai nạn mà Baku tố cáo do các nhóm vũ trang trái phép người Armenia gây ra.
Chiến dịch cũng diễn ra chỉ một ngày sau khi thực phẩm và thuốc men được chuyển tới Nagorno-Karabakh trong động thái tích cực nhằm giảm căng thẳng.
Thủ tướng Armenia: Phụ thuộc Nga về an ninh là "sai lầm chiến lược"
Theo Reuters, cho đến chỉ vài ngày gần đây, Azerbaijan mới nới lỏng việc kiểm soát hành lang Lachin, tuyến đường bộ duy nhất nối Armenia với Nagorno-Karabakh. Trước đó, Azerbaijan không cho phép hàng viện trợ đi qua đây với lý do tuyến đường được sử dụng để lén chuyển vũ khí. Armenia đã chỉ trích Azerbaijan, gọi đó là hành động trái phép và gây thảm họa nhân đạo nhưng Baku bác bỏ.
Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (trái) khi bổ nhiệm ông Mohammed Mustafa làm Thủ tướng mới, tại Ramallah ngày 14/3/2024. Ảnh:...