Giới buôn vàng Việt Nam từng rúng động vì 1.100 lượng vàng giả
Tại Việt Nam, mặc dù vàng giả phát hiện chưa nhiều, nhưng gần đây có khá nhiều tiệm vàng ở TP Hạ Long cũng như các địa phương khác bị lừa mua vàng giả của Trung Quốc, gây thiệt hại lớn khiến dư luận xôn xao.
Thực tế, vấn nạn vàng giả đã từng diễn ra tại Trung Quốc năm 2010, với số lượng vàng giả được bán trót lọt lên đến 62 kg. Năm 2014, Hiệp hội vàng Thái Lan cho biết, vấn nạn vàng giả đang làm khiến mỗi năm, nước này mất khoảng 55,6 triệu USD. Tại Việt Nam, mặc dù vàng giả phát hiện chưa nhiều, nhưng gần đây có khá nhiều tiệm vàng ở TP Hạ Long cũng như các địa phương khác bị lừa mua vàng giả của Trung Quốc, gây thiệt hại lớn khiến dư luận xôn xao.
Tang vật của một vụ bán vàng giả vừa bị bắt tại Hạ Long mới đây.
Trung Quốc phát hiện 62 kg vàng giả
Cuối năm 2010 tại Hồng Kông (Trung Quốc), các cửa hàng, tiệm vàng đã mua phải vàng giả lên đến 2.000 ounce (62 kg). Đáng chú ý, rất nhiều công ty vàng và sàn giao dịch vàng nổi tiếng cũng đã dính phải vàng giả và chỉ được phát hiện sau khi sử dụng các phương pháp kiểm tra phức tạp hơn.
Báo Financial Times trích đăng thông tin, số lượng vàng giả được phát hiện tại Hồng Kông đã làm rúng động nước này và nhiều nước khác. Hiện, châu Á là nơi có các vấn nạn về vàng giả lớn nhất thế giới với 2/3 vụ việc được phát hiện. Bên cạnh vàng giả dễ dàng nhận thấy khi sử dụng máy đo tuổi vàng, rất nhiều loại vàng giả hiện nay sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nhằm qua mắt các thiết bị soi chiếu và nhận biết.
Đặc biệt, hiện Trung Quốc vừa là nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới nhưng cũng là quốc gia tiêu thụ vàng và xuất khẩu nguyên liệu vàng nữ trang lớn của thế giới. Vàng nguyên liệu, nữ trang của nước này được xuất đi nhiều quốc gia Châu Á, Đông Á, Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Theo hiệp hội vàng và một số DN vàng đầu mối trong nước, vàng nữ trang (có hàm lượng vàng đạt 75%) của Hồng Kông Trung Quốc đang được nhập về Việt Nam khá nhiều và phổ biến trên thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, thông tin vàng giả, đang khiến rất nhiều người mua vàng, sở hữu vàng lo lắng.
Vàng giả gây thiệt hại 55,6 triệu USD mỗi năm cho Thái Lan
Là nước tiêu thụ vàng thứ 3 châu Á chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc, nên vàng tại Thái Lan được người dân mua sắm rất lớn và coi đây như kênh đầu tư và lựa chọn trang sức theo đạo Phật của nước mình. Theo ước tính của Hội đồng Vàng thế giới, mỗi năm người Thái tiêu thụ khoảng 140 đến 180 tấn vàng.
Tuy nhiên, tháng 9/2015 Hiệp hội vàng Thái Lan (GTA) cho biết, vấn nạn vàng giả đã khiến đất nước này thiệt hại khoảng 2 tỷ baht mỗi năm (55,6 triệu USD). Món lợi khổng lồ từ vàng giả đã khiến cho nạn sản xuất, kinh doanh, buôn bán vàng giả tại Thái gia tăng mạnh mẽ. Rất nhiều tổ chức cá nhân đã sản xuất vàng giả với nhiều thủ đoạn tinh vi như độn hợp kim osmium, iridium, ruthenium, đồng, sắt, nickel và rhodium…vào vàng thật để bán theo các đường dây xuyên quốc gia.
Theo báo cáo của GTA, Thái Lan có khoảng 600 – 700 tiệm vàng lớn nhỏ và mỗi năm nước này phát hiện trung bình từ 3 – 5 vụ buôn bán, vận chuyển vàng giả. Hầu hết các vụ vàng giả đều được cảnh sát nước này triệt phá mỗi năm. Tháng 9/2014, nước này bắt giữ 4 kẻ buôn bán vận chuyển vàng giả với số lượng 2,3 kg.
Cầm cố 1.100 lượng vàng giả ở Cà Mau
Video đang HOT
Tháng 8/2014, lực lượng chức năng đã phanh phui một vụ cầm cố 1.100 lượng vàng giả được cầm cố trót lọt tại một ngân hàng thương mại Nhà nước tại Cà Mau.
Theo các trạng của Viện kiểm sát Cà Mau, Dương Thanh Tuấn cùng 2 đồng phạm do nướng tiền vào đỏ đen, thua độ bóng đã tìm mua vàng giả ở khắp nơi về. Lợi dụng chức vụ và quyền hạn, nhờ hiểu được quá trình thẩm định vàng của ngân hàng, Tuấn đã đồng lõa với hai đối tượng trên tổ chức cầm cố toàn bộ số vàng giả nói trên tại Phòng giao dịch Đầm Cùng lấy 19 tỷ đồng phục vụ các mục đích riêng.
Vụ việc được phát hiện sau đó không lâu, cơ quan công an đã bắt giữ ba đối tượng nói trên và tịch thu toàn bộ số vàng và phần tiền cầm cố.
Gần đây, ngoài vụ vàng giả vừa bị công an Hạ Long (Quảng Ninh) phát hiện thì có hai vụ vàng giả đã được lực lượng chức năng triệt phá. Cụ thể, tháng 6/2015, đối tượng Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1994) đã cầm một sợi dây chuyền, 1 lắc tay vàng giả đến tiệm vàng Bảo Trang (Mỹ Phước, Bình Dương) để cầm cố 55 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi phát hiện vàng giả, đối tượng đã bị bắt giữ.
Cũng thời gian này, hai đối tượng chuyên lừa đảo vàng tại Tp HCM cũng bị cơ quan chức năng bắt giữ khi các đối tượng này thực hiện 2 vụ cầm cố vàng giả tại quận Tân Bình và Bình Tân.
Nguyễn Tuyền
Tổng hợp
Theo Dantri
Tiết lộ công thức làm vàng giả, máy soi chào thua
Loại vàng giả này có khả năng vượt mặt những kỹ thuật kiểm tra thông thường như máy đo tuổi vàng, máy quét hồng ngoại...
Ngày 12/11, trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo Công an TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xác nhận thông tin đang tập trung điều tra một số tiệm kinh doanh vàng, bạc tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội bị lừa mua vàng giả.
Loại vàng giả này có khả năng vượt mặt những kỹ thuật kiểm tra thông thường như máy đo tuổi vàng, máy quét hồng ngoại... Thực tế, qua điều tra và thâm nhập của PV, tại không ít xưởng chế tác vàng, nhiều thợ kim hoàn có trong tay kỹ nghệ "độ" vàng non tuổi.
Kỹ nghệ đấu trộn vàng non tuổi
Thực ra, đây không phải lần đầu thị trường xuất hiện thông tin liên quan đến vàng giả. Còn nhớ, thời điểm tháng 8/2010, thị trường vàng cũng từng "điên đảo" khi phát hiện một lượng lớn vàng giả được một người đem bán ra thị trường.
Theo các chuyên gia, phần lớn miếng vàng giả kiểu này có vẻ ngoài trông như thật khi có cả số seri, giấy chứng nhận... nhưng khi đục lõi bên trong lại là miếng kim loại bằng tungsten (hay còn gọi là vonfram). Với cách thức trên, loại vàng này có khả năng qua mặt hầu hết các cách kiểm tra thông thường như phản ứng hóa học, cân trọng lượng hay tia X...
Thông qua một số mối quan hệ xã hội, PV được biết, hiện tại ở không ít tiệm vàng nhỏ lẻ, các thợ kim hoàn sở hữu kỹ nghệ "độ" vàng non thành vàng 9999. Kỹ nghệ này được biết đến với tên gọi khá "nghề": Chế tác vàng "hai da".
Cũng qua dẫn dắt, PV tiếp cận được với một thợ kim hoàn tên D., hiện có một tiệm vàng nhỏ trên phố T.N.D. (Hà Nội). Tại đây, D. đã thao tác kỹ nghệ "độ" vàng "hai da" cho PV xem.
Theo lời kể của D., trong thế giới kim hoàn có rất nhiều chiêu thức để "độ" tuổi vàng song kỹ thuật chế vàng "hai da" được các thợ kim hoàn "mật ước" với nhau, coi đó là công thức bí mật đặc quyền làm tăng "tuổi vàng" giả tạo.
Chiêu thức này khiến bản thân các chủ hiệu vàng, vốn là những lão làng trong nghề chế tác vàng cũng phải "run". Bởi thứ vàng "hai da" này có thể vượt qua tất cả các cách thử truyền thống. Thậm chí, đánh đá, chấm axít cũng "bó tay" không phát hiện được.
D. còn khẳng định, ngay cả khi thử trên cân vi tính, loại vàng này cũng cho kết quả như vàng 9999 mặc dù nguyên liệu làm thứ vàng này chỉ là vàng 7 hoặc 8 tuổi. Để chứng thực kỹ nghệ "độ", D. đã trực tiếp làm thử một nhẫn vàng tròn 1 chỉ cho PV xem ngay trong khu chế tác vàng ở cửa hàng này. Gã lấy một vỉ vàng dẹt bằng móng tay cái rồi ngồi vào ghế thực hiện các thao tác kỹ thuật chế vàng "hai da".
D. đang thực hiện các bước làm vàng "hai da" (ảnh cắt từ clip).
Theo quan sát của PV, vỉ vàng nguyên liệu được uốn cong sau đó được khò nhiệt uốn định dạng hình tròn. Bước tiếp theo, nó được đút vào đũa hình trụ để tiếp tục khò định dạng bằng búa nhỏ.
Vừa thao tác, gã thợ kim hoàn vừa giải thích, để có thể làm hoàn thiện một chỉ vàng loại "hai da", công đoạn phủ vàng sau đó rất quan trọng.
D. nói: "Tên gọi loại vàng "hai da" bởi nó được phủ hai lớp vàng có độ tuổi khác nhau. Bên ngoài là vàng có độ tuổi cao còn bên trong thì "xấu dần đi".
Đây chính là điểm "mù" của loại vàng "hai da" khiến nó qua mặt tất cả những kiểm tra thông thường. Bằng cách này, chỉ chưa đầy 20 phút, D. đã hoàn thiện một chỉ vàng "hai da" trước sự chứng kiến của PV.
Khi PV hỏi về cách phát hiện loại vàng này, D. không giấu giếm: Nếu gặp phải loại vàng này, không có cách thử nào tốt hơn là nấu lại vàng, mà điều này thì chỉ có các tiệm đang kinh doanh, gia công mới đủ khả năng làm. Do đó, hậu quả tất nhiên người mua lãnh đủ, kể cả các chủ tiệm vàng nhỏ.
Nước mắt người tiêu dùng
Sau khi xuất hiện thông tin một số tiệm kinh doanh vàng, bạc tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội bị lừa mua vàng giả, người dân không khỏi băn khoăn. Liệu những lượng vàng trước đây mua có "dính" phải hàng giả? Đây là câu hỏi chung của không ít khách hàng từng mua vàng.
Chị Nguyễn Hoài Thu (Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ, thông tin trên khiến chị không khỏi lo lắng. Dù không mua nhiều, nhưng với việc tiết kiệm chi phí hàng tháng mới tích lũy mua được chỉ vàng chẳng may mua phải hàng giả thì không biết phải kêu ai.
Trở lại với vụ việc tại TP.Hạ Long cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng bán vàng giả là vô cùng tinh vi. Theo thông tin phản ánh, đối tượng mang vàng giả đi bán là Hoàng Hữu Thành (SN 1984, ngụ tỉnh Hà Nam), số vàng giả trên do anh họ của Thành là Nguyễn Xuân Luyện đưa bán. Công an TP.Hạ Long đã nhanh chóng mời Luyện đến cơ quan công an lấy lời khai.
Tại đây, Luyện khai có quen một người Trung Quốc tên là A Xẻng. A Xẻng rủ Luyện đi bán vàng do người này lấy được từ Hồng Kông về.
Ngày 15/10, Luyện và A Xẻng hẹn gặp nhau tại TP.Móng Cái và A Xẻng giới thiệu một người Trung Quốc khác tên là A Cúa. A Cúa đưa cho Luyện một miếng vàng nguyên liệu để bán và Luyện đã bán trót lọt tại một cửa hàng ở TP.Móng Cái, được trả công 240.000 đồng.
Thấy việc làm ăn trót lọt, đối tượng trên đã mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội.
Trước đó, hồi tháng 1/2015, phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP.Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Bùi Thị Loan (trú tại phường Trần Phú, TP.Móng Cái) và Cơ Kiên Sơn (trú tại Hoàng Hoa Thám, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) về hành vi vận chuyển trái phép 33,5 kg vàng trang sức qua biên giới.
Kết quả giám định cho thấy toàn bộ số trang sức bắt được là vàng 18K. Tuy nhiên, đây không phải đồ trang sức sản xuất từ Ý như trên nhãn mác ghi mà là do Trung Quốc làm.
Theo các chuyên gia tại viện Hoá học - viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nếu là vonfram sẽ rất khó để phát hiện.
Vì với phương pháp xác định tuổi vàng dựa vào khối lượng riêng (cân trong nước), do khối lượng riêng của vonfram đúng bằng khối lượng riêng của vàng 19,3g/cm3, nên khi trộn nó vào vàng để tạo hợp kim, hoặc dùng nó làm lõi và bọc vàng bên ngoài thì phương pháp xác định tuổi vàng này sẽ bị vô hiệu hoá.
Với phương pháp "lửa thử vàng", xác định màu khi mài, do nhiệt độ nóng chảy của vonfram rất cao (khoảng 3.4220C, so với vàng: Chỉ khoảng 1.0640C), nên khi dùng lửa thử thì nó vẫn "trơ trơ", không mảy may bị ảnh hưởng. Cách duy nhất là nung chảy hoàn toàn thì mới phát hiện ra.
Có thể nói, những thủ đoạn làm giả vàng của các đối tượng hiện vô cùng tinh vi. Các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra cảnh báo để người dân phát hiện và cảnh giác với hiện tượng này.
Người dân nên mua vàng ở nơi uy tín Liên quan đến vấn đề trên, trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, hiện nay, các đối tượng làm vàng giả rất tinh vi; khuôn đúc, kỹ thuật hiện đại giúp chúng sản xuất vàng giả như thật. Vì vậy, không phải tiệm vàng, người dân nào cũng dễ dàng phát hiện vàng giả. Đại diện một công ty vàng cho rằng, dù mua vàng lấy hóa đơn "không giống ai" nhưng trong giai đoạn này, người dân nên mua vàng ở nơi uy tín, lấy hóa đơn và yêu cầu ghi rõ số seri để có cơ sở giải quyết khi gặp vàng giả.
Vi Hậu
Theo_Người Đưa Tin
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý vàng giả, vàng kém chất lượng Ngày 13/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo xác minh, làm rõ thông tin về vàng giả, vàng kém chất lượng được đưa sang tiêu thụ ở nước ta. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các ngành triển khai quyết liệt, tuyên chiến với buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. (Ảnh VOV) Phó Thủ...