Giở trò lừa đảo, nhà sư lãnh án tù
Sang đã nhiều lần làm giả hồ sơ gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hồ sơ xin cấp bảng hiệu tịnh thất để lừa đảo. Tổng cộng, Sang đã lừa trót lọt 6 người chiếm đoạt được số tiền 52 triệu đồng.
Ngày 13/8, TAND TP.HCM xử phiên xử phúc thẩm và bác kháng cáo của bị cáo, tuyên y án sơ thẩm 6 năm 6 tháng tù với bị cáo Nguyễn Thanh Sang (SN 1989 tại Bến Tre) về 3 tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “ Chiếm đoạt con dấu của tổ chức xã hội”.
Theo nội dung vụ án, khoảng tháng 4/2013, ông Võ Văn Mười gặp Nguyễn Thanh Sang (pháp danh Thích Tâm Nhựt, Thích Quảng Châu) và nhờ anh ta lo giúp thủ tục xin đăng kí bảng hiệu thành lập Tịnh thất Bửu Tạng tại ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Sang đồng ý và ra giá 5 triệu đồng. Khoảng 2 tuần sau, Sang đưa cho ông Mười bộ hồ sơ cấp bảng hiệu thành lập tịnh thất Bửu Tạng, có kí tên và đóng dấu của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tại TPHCM và nhận 5 triệu đồng tiền phí.
Bị cáo Sang tại tòa
Ngày 25/8/2013, Sang gặp ông Mười và nói trong hồ sơ còn thiếu một số giấy tờ và yêu cầu ông đưa thêm 10 triệu đồng để làm bổ sung. Thấy Sang có biểu hiện khả nghi, ông Mười liền liên hệ Ban đại diện Phật giáo Hóc Môn nhờ xác minh hồ sơ mà Sang đưa thì ông mới té ngửa ra số giấy tờ này đều được làm giả một cách tinh vi.
Video đang HOT
Khoảng 20h ngày 27/8/2013, Sang đến nhà ông Mười ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn để giao giấy tờ và nhận thêm 10 triệu đồng. Ông Mười lén báo cho Ban đại diện Phật giáo Hóc Môn cùng công an đến bắt giữ Sang.
Tại cơ quan điều tra, Sang thừa nhận đã nhiều lần làm giả giấy gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hồ sơ xin cấp bảng hiệu tịnh thất để lừa đảo. Tổng cộng đã lừa trót lọt 6 người chiếm đoạt được số tiền 52 triệu đồng.
Sang khai nhận, sáng ngày 11/6/2013, Sang đến văn phòng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương tại chùa Hội Khánh để lấy giấy chứng nhận thọ giới Tùy Kheo (do cuối tháng 3/2013, Sang có tham gia lễ thọ giới đàn “Minh Tịnh” để được nhận giấy chứng nhận thọ giới Tùy Kheo). Khi vào phòng làm việc của thư ký văn phòng, thấy con dấu của Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Bình Dương để trên bàn, Sang cầm lấy mang về phòng trọ cất giấu. Sau đó, Sang làm giả 3 con dấu khác, cùng với con dấu thật ăn trộm được để làm giả các giấy tờ.
Công Quang
Theo dantri
Vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề: Bài học sâu sắc cho Giáo hội phật giáo Việt Nam
Thượng tọa Thích Đức Thiện (anh) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vụ việc mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, Hà Nội.
PV: Những ngày qua dư luận rất bất bình trước vụ việc mua bán trẻ con xảy ra ở chùa Bồ Đề. Thượng tọa có ý kiến gì về vụ việc nghiêm trọng này?
Thượng tọa Thích Đức Thiện: Ngay khi có bài báo đầu tiên lên tiếng về vấn đề này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tìm hiểu sự việc, trao đổi với ni sư Đàm Lan. Hiện cơ quan công an đang điều tra nên chưa thể khẳng định ni sư trụ trì chùa Bồ Đề có liên quan đến vụ việc mua bán trẻ em hay không. Tuy nhiên, quan điểm của Giáo hội là phải nhìn vào sự thật. Ai vi phạm pháp luật cũng phải chịu sự xử lý của pháp luật. Tôi nghĩ mọi người cần nhìn nhận sự việc khách quan, cái gì sai thì nói sai, cái gì đúng thì bảo đúng, không suy diễn vượt quá thực tế, phi logic.
Thượng tọa Thích Đức Thiện
Vụ việc này cũng là một bài học sâu sắc cho giáo hội cũng như cá nhân tôi và các tăng ni. Đó là kết quả của cách quản lý không khoa học, lỏng lẻo; để niềm tin, lòng từ bi lấn át khoa học quản lý. Làm việc tốt cũng phải chấp hành đúng quy định, đúng pháp luật. Đạo và đời cũng như nhau, đều phải làm việc rất khoa học. Chùa Bồ Đề cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này.
Các thầy đang trên con đường tu tập, chưa hẳn đã hoàn toàn thánh thiện, vì các thầy vẫn là con người. Vì thế, nên nhìn vụ việc dưới góc độ bản chất của đạo là trong sáng, việc xảy ra ở chùa Bồ Đề không phải là bản chất của đạo.
* Hình ảnh những đứa trẻ phải sống trong môi trường chật chội, ẩm thấp tại chùa Bồ Đề đã khiến rất nhiều người xót xa. Thượng tọa nghĩ sao khi đọc những bình luận của độc giả về việc nuôi dạy trẻ em ở đây?
- Đúng là những hình ảnh đưa lên báo khiến dư luận phải lên tiếng, nhưng mọi so sánh đều khập khiễng. Cần hiểu hơn về vấn đề, số lượng các cháu bé ở chùa Bồ Đề tăng nhanh, nên diện tích chỗ ở cho các cháu trở nên chật chội, tình trạng nhếch nhác là không thể tránh khỏi. Quận Long Biên đã cấp cho chùa Bồ Đề một mảnh đất bên cạnh chùa, và nhà chùa đã bỏ tiền ra bôi thương giải phóng mặt bằng nhưng chưa xây dựng.
* Báo chí thông tin những ngày này, nhiều người bị hạn chế đến thăm các cháu hoặc suất ăn chỉ có 1.000đ. Thượng tọa nghĩ thế nào về việc này?
- Suất ăn giá trị bao nhiêu thì tôi chưa nắm rõ, nhưng tôi không tin trong những ngày này mà nhà chùa lại để cho các cháu khó khăn. Tôi được biết, một-hai ngày nay, Sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã chuyển một số cháu bị bệnh hiểm nghèo đi.
* Từ vụ việc chùa Bồ Đề cho thấy việc chấn chỉnh và siết chặt hoạt động nuôi dưỡng trẻ mồ côi trong các cơ sở Phật giáo là rất cần thiết, thưa Thượng tọa?
- Đúng vậy, rất khẩn thiết. Giáo hội đã chỉ đạo Ban từ thiện - xã hội cùng các Ban trị sự Phật giáo trên cả nước thống kê, rà soát tất cả các cơ sở đang nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Xem xét nơi nào phải đăng ký thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì sẽ tiến hành cùng các chùa đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
Giáo hội sẽ chấn chỉnh trách nhiệm và hoạt động giám sát, quản lý của các Ban từ thiện xã hội, Ban Pháp chế của giáo hội, để đảm bảo hoạt động từ thiện xã hội tuân thủ đúng luật pháp. Đồng thời, cũng sẽ có văn bản gửi chính quyền các địa phương đề nghị cùng có trách nhiệm giúp đỡ, quản lý và giám sát. Một vấn đề nữa được đặt ra là, hiện hầu hết các nhà sư đều chưa được đào tạo về kỹ năng chăm sóc trẻ và quản lý cơ sở nuôi dưỡng trẻ. Những bảo mẫu ở các chùa cũng yếu kỹ năng chăm sóc trẻ em. Đã đến lúc Giáo hội phải xây dựng tiêu chuẩn cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, bị bỏ rơi và người già cơ nhơ để đảm bảo phải có các cô bảo mẫu, người chăm sóc trẻ và người già có chuyên môn, kỹ năng, văn bằng chứng chỉ chuyên môn của các trường đào tạo.
Theo Báo PNTPHCM
Giáo hội phật giáo Việt Nam lên tiếng về vụ buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề Trước vụ việc buôn bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề, Trung ương Hội Phật giáo đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sự việc "sai đến đâu thì xử lý đến đó". Đó là chia sẻ của Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Phó Trưởng Ban thường trực Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt...