Giở trò “ăn đất”, nguyên Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên và đồng phạm bị khởi tố
Ngày 17/1, cơ quan CSĐT (PC03) Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với nguyên Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên và 6 đồng phạm về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai “.
7 đối tượng gồm: Lê Văn Kỳ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên; Nguyễn Văn Nam, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường; Lò Duy Thành – nguyên Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường; Phạm Bình Minh, nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ); Ngô Văn Hoàng – nguyên Phó trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng; Ngần Việt Phú, Cán bộ Chi nhánh VPĐKĐĐ; Phàng A Sênh, Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 BLHS; Các quyết định tố tụng trên đã được VKS nhân dân tỉnh Sơn La phê chuẩn.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La thi hành lệnh bắt bị can Lê Văn Kỳ.
Bị can Phạm Bình Minh, nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
Sau khi làm việc với tập thể lãnh đạo UBND huyện Bắc Yên và lãnh đạo các phòng chuyên môn liên quan, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã thi hành các quyết định tố tụng trên.
Kết quả điều tra xác định từ năm 2019 – 2022, bị can Lê Văn Kỳ với vai trò là Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao: (1) chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, chuyển mục đích sử dụng đất cho 23 lượt hộ gia đình cá nhân có đất tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên trái quy định của pháp luật, thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy CNQSDĐ theo quy định tại Điều 106, Luật Đất đai 2013; (2) chỉ đạo phòng Kinh tế – Hạ tầng thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất ở để làm cơ sở, căn cứ cho các đơn vị liên quan tham mưu công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật đối với 07/23 hồ sơ, thửa đất.
Các bị can còn lại đã tham mưu cho UBND huyện Bắc Yên ký các tờ trình đề nghị công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật.
Cơ quan CSĐT thi hành lệnh bắt bị can Nguyễn Văn Nam, trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường.
Tổng diện tích 23 thửa đất vi phạm: 35.512,2m2, tương ứng với giá trị đất vi phạm tại thời điểm UBND huyện Bắc Yên ban hành quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật gần 42 tỷ đồng.
Trước đó, hàng loạt các sai phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự quy hoạch tại xã Tà Xùa và một số xã lân cận thuộc huyện Bắc Yên được dư luận, báo chí phản ánh. UBND tỉnh Sơn La đã tiến hành Thanh tra, kết luận; Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Sơn La đã tham mưu xem xét xử lý và chỉ đạo xử lý về đảng, chính quyền đối với các cán bộ, đảng viên có sai phạm; đồng thời kiến nghị Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Sơn La xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài vụ án trên, trước đó từ tháng 5 đến tháng 11/2023, các bị can Lê Văn Kỳ, Phạm Bình Minh và Lò Duy Thành đã bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh, VKSND tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh điều tra, truy tố, xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do có sai phạm liên quan việc chuyển mục đích sử dụng đất trúng đấu giá thuê đất trả tiền một lần sang giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với 2 khu đất thương mại dịch vụ đã cho 2 cá nhân tại thị trấn huyện Bắc Yên, Sơn La thuê đấu giá.
Vụ án Vạn Thịnh Phát: TAND TP.HCM tiếp nhận 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục
TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, do bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện.
Đồng thời, tòa án đang chuẩn bị cho kế hoạch xét xử sau Tết Nguyên đán 2024.
Ngày 10.1, Chánh văn phòng TAND TP.HCM Phạm Ngọc Duy thông tin TAND TP.HCM đã thụ lý, phân công Chánh tòa hình sự Phạm Lương Toản giải quyết vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm có hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 304.000 tỉ đồng.
Chánh văn phòng TAND TP.HCM Phạm Ngọc Duy thông tin về việc xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. ẢNH PHAN THƯƠNG
Lắp đặt hệ thống PCCC, camera an ninh bảo vệ tài liệu vụ án Vạn Thịnh Phát
Ông Phạm Ngọc Duy cho biết, trước khi TAND TP.HCM tiếp nhận hồ sơ, phía tòa án đã lường trước hồ sơ vụ án nhiều, sẽ có hàng trăm luật sư tham gia bào chữa cho 86 bị can cùng nhiều cá nhân, tổ chức liên quan trong vụ án. Do vậy, tòa án chuẩn bị một phòng riêng đựng hồ sơ, tạo điều kiện để các luật sư sao chụp, nghiên cứu tài liệu; lắp đặt hệ thống PCCC, camera để đảm bảo an ninh.
"Sau khi thụ lý vụ án, lãnh đạo TAND TP.HCM đã phân công Chánh tòa hình sự Phạm Lương Toản giải quyết vụ án. Đồng thời, TAND TP.HCM đang chuẩn bị cho công tác xét xử vụ án sau Tết Nguyên đán 2024", Chánh văn phòng TAND TP.HCM cho biết.
Cũng theo ông Phạm Ngọc Duy, vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan đến sai phạm trong hoạt động tín dụng tại SCB có gần 2.500 tập tài liệu, đóng trong 104 thùng hồ sơ (nặng khoảng 6 tấn), với khoảng 1 triệu bút lục.
104 thùng hồ sơ, nặng khoảng 6 tấn với khoảng 1 triệu bút lục của vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt tiền của SCB. ẢNH PHAN THƯƠNG
Tham ô của SCB hơn 304.000 tỉ đồng
Trước đó, ở giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát, ngày 13.12.2023, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng truy tố ra trước TAND TP.HCM để xét xử đối với 86 bị can.
Trong đó, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc 3 tội danh: tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo cơ quan tố tụng, bà Trương Mỹ Lan là người điều hành "đế chế" Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn duy trì họat động "hệ sinh thái" doanh nghiệp khổng lồ này, bà Lan tìm cách thâu tóm SCB, nhằm biến ngân hàng trở thành công cụ tài chính của mình.
Thông qua chiêu trò thu gom cổ phần rồi nhờ người khác đứng tên hộ, bà Trương Mỹ Lan sở hữu tới hơn 91,5% cổ phần SCB. Với tỷ lệ cổ phần gần như tuyệt đối, cộng thêm việc cài cắm nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt tại SCB, bà Lan nắm quyền chi phối mọi hoạt động của ngân hàng, dù không đứng tên trong thành phần ban lãnh đạo.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM nghiên cứu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát tại TAND TP.HCM. ẢNH PHAN THƯƠNG
Trong 10 năm, từ năm 2012 - 2022, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng đồng phạm đã được SCB giải ngân hàng ngàn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên, phần lớn hồ sơ khoản vay được lập khống, tài sản đảm bảo không đủ giá trị pháp lý. Tính đến tháng 10.2022, tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 677.000 tỉ đồng; sau khi trừ đi các tài sản bảo đảm có giá trị, thiệt hại gây ra là hơn 498.000 tỉ đồng.
Trong số thiệt hại trên, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc tham ô tài sản của SCB hơn 304.000 tỉ đồng, cùng với đó là hơn 129.000 tỉ đồng tiền lãi và chi phí phát sinh.
XEM NHANH 20H ngày 10.1: Trụ trì chùa Ba Vàng vi phạm những gì? | 6 tấn hồ sơ vụ Vạn Thịnh Phát
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố đến khung tử hình. ẢNH T.N
Để sai phạm có thể diễn ra suốt 10 năm mà không bị ngăn chặn, ngoài thủ đoạn đến từ bà Trương Mỹ Lan và các bị can, cơ quan tố tụng xác định một phần nguyên nhân đến từ sự tiếp tay của các cán bộ thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Trong số 18 thành viên đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn bị truy tố tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD; 10 người bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 7 người không bị xử lý hình sự...
Các luật sư nghiên cứu, sao chụp hồ sơ vụ án. ẢNH PHAN THƯƠNG
Bộ Công an đang tiếp tục điều tra giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
Bộ Công an đang tiếp tục điều tra giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, trong đó tập trung điều tra 2 tội danh chính là lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến phát hành trái phiếu và hành vi rửa tiền của bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hành vi phát hành trái phiếu, Bộ Công an xác định các bị can đã thông qua 40 doanh nghiệp được thành lập rồi phát hành 25 gói trái phiếu, lừa đảo hơn 30.000 tỉ đồng của 42.000 nhà đầu tư.
Bộ Công an tiếp tục đề nghị những nhà đầu tư mua trái phiếu của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm cần đến công an địa phương nơi bị hại đăng ký địa chỉ trên các trái phiếu để trình báo.
Chặn đứng 54.000 viên ma túy hồng phiến và 1kg 'đá' trên Đường 9 Trong vòng vây khép kín của lực lượng Công an tỉnh Quảng Trị, các đối tượng vận chuyển ma túy không còn lối thoát, thúc thủ trên QL9 với hàng ký ma túy hồng phiến và ma túy 'đá'. Ngày 7-1, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết các đơn vị đang khẩn trương mở rộng điều tra, tấn công tội phạm đến...