Giỗ Tổ 2017: Nhiều thiếu nữ mặc váy ngắn bị cấm lên Đền bái Tổ
Sáng nay 6.4 (tức mùng 10.3 âm lịch) – ngày chính giỗ Tổ Hùng Vương, hàng vạn người dân và du khách đã hành hương về Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương hoa, lễ vật tưởng niệm các Vua Hùng. Tuy nhiên, có khá nhiều du khách do mặc trang phục chưa nghiêm túc nên đã bị cấm lên các Đền bái Tổ.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí vào lúc 9h30 sáng nay (6.4), tại khu vực cổng chính lên các Đền của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hàng loạt du khách do mặc váy ngắn, quần ngố, trang phục chưa nghiêm túc, đã bị lực lượng an ninh nhắc nhở, yêu cầu không được lên các Đền dâng hương bái Tổ.
Nhiều nữ du khách mặc váy ngắn đã bị lực lượng an ninh nhắc nhở, yêu cầu không lên các Đền bái Tổ.
Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Đền Hùng năm 2017 cho biết, quan điểm chỉ đạo của tỉnh Phú Thọ trong tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Đinh Dậu – 2017 là tổ chức phần Lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính và mang tính cộng đồng; phần Hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, văn minh, an toàn và tiết kiệm; tạo sự hài lòng cho nhân dân và du khách thập phương về dự hội.
Một trường hợp mặc quần ngố bị lực lượng an ninh nhắc nhở không được lên Đền dâng hương.
Phát huy thành công của công tác tổ chức lễ hội từ những năm trước, Ban Tổ chức quyết tâm phấn đấu cao nhất để đạt mục tiêu “5 không” tại Lễ hội, đó là: Không có người ăn xin, ăn mày; không ùn tắc giao thông; không chèo kéo khách và xảy ra tình trạng giá cả dịch vụ mang tính “chặt chém”; không có những hành vi phản cảm trong lễ hội; không để mất vệ sinh môi trường ở khu vực lễ hội.
Theo Nguyễn Dương (Dân Trí)
Giỗ Tổ 10.3: Vua Hùng họ gì?
Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất ngày là Vua Hùng họ gì và vì sao giỗ Tổ Vua Hùng ngày 10.3?
Vua Hùng họ Lộc?
Vào thời kỳ Hồng Bàng, truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).
Video đang HOT
Kinh Dương Vương tên Lộc Tục nên họ Lộc? - ảnh minh họa
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.
Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù,... những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.
Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).
18 đời Vua Hùng gồm:
1. Hùng Vương (tức Kinh Dương Vương - Lộc Tục)
2. Hùng Hiền (tức Lạc Long Quân - Sùng Lãm)
3. Hùng Lân
4. Hùng Việp
5. Hùng Hy (Hi)
6. Hùng Huy
7. Hùng Chiêu
8. Hùng Vỹ (Vĩ)
9. Hùng Định
10. Hùng Hy (Hi)
11. Hùng Trinh
12. Hùng Võ
13. Hùng Việt
14. Hùng Anh
15. Hùng Triều
16. Hùng Tạo
17. Hùng Nghị
18. Hùng Duệ
Như vây, Vua Đê Minh (không ro tên ho), sinh ra Lôc Tuc (lam vua hiêu la Kinh Dương Vương), Lôc Tuc sinh ra Sung Lam (lam vua hiêu la Lac Long Quân). KTS. Lê Minh Hưng mơi suy luân là tên ho va hiêu khi lam vua la không giông nhau. Vi du: Nguyên Huê (ho Nguyên, co anh la Nguyên Nhac), lam vua lây hiêu la Quang Trung, nên tạm cho rằng ho cua Vua Quang Trung la Nguyên.
Do đo, Vua Hung đâu tiên cua nươc ta - hiêu khi đăng quang la Kinh Dương Vương - co tên ho Lôc Tuc nên ho se la Lôc.
Co ngươi se hoi, con cua Lôc Tuc tai sao không phai la Lôc Lam ma la Sung Lam? Ly do rât đơn gian: Vì ngay xưa theo chê đô Mâu hê, con lây ho me chư không lây ho cha.
Tuy nhiên, KTS. Lê Minh Hưng lai suy luân tiêp nhưng co thê không chinh xac rằng, sau khi đươc cha chia ra 2 coi riêng biêt tri vi Băc-Nam, Kinh Dương Vương muôn tao nên môt triêu đai mơi cua minh, nên mơi đăt thêm danh xưng vương mơi la Hung Vương, băt đâu băng chư Hung.
Giông như trong cach đặt tên của vua Minh Mang - bài Đế Hệ Thi - sau nay vây: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh - Bảo, Quý, Định, Long Trường - Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật - Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, mỗi chữ là tên đầu chư không phai ho cho một ông vua kế vị, nên sau Hung Vương thi co: Hung Hiên, Hung Lân, Hung Viêp... (cac đơi Vua Hung tiêp theo).
Vây Hung la tên đâu chư không phai ho cua 18 đơi Vua Hung.
Tom lai, theo nhưng suy luân cua KTS. Lê Minh Hưng, ho cua Vua Hung đâu tiên chinh la: Lôc.
Câu tra lơi con lai xin nhương cho cac nha nghiên cưu sư hoc vơi nhưng dân chưng chinh xac mang tinh hoc thuât hơn...
Tượng Vua Hùng trong đền tưởng niệm các Vua Hùng trong công viên Tao Đàn.
Vì sao giỗ Vua Hùng ngày 10.3?
Liệu ngày 10.3 có phải là ngày mất của tất cả các vị Vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10.3, thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12.3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10.3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10.3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Theo P.V (Một Thế Giới)
Đất nước - lịch sử và dân tộc Một nước Việt, một dân tộc bất khuất cho một nước Việt Nam có tên trong bản đồ thế giới. Lịch sử đã ghi nhận như thế từ tâm hồn trẻ thơ của thế hệ chúng tôi, để chúng tôi cũng tiếp bước cha ông mà cầm súng bảo vệ đất nước và khi hòa bình là cả công cuộc xây dựng tái...