Giờ Ngọ ba khắc là mấy giờ? Vì sao giờ Ngọ 3 khắc gọi là giờ tử huyệt?
Từ xưa, giờ Ngọ 3 khắc (giữa trưa) được lựa chọn là thời điểm để xử trảm tử tù, gọi là giờ “tử huyệt”. Vậy, khoảng thời gian này có gì đặc biệt, cần kiêng kỵ những điều gì?
1. Giờ Ngọ ba khắc là mấy giờ?
Để biết được giờ Ngọ 3 khắc là mấy giờ theo cách tính giờ hiện tại, trước hết phải biết rằng hệ đo thời gian của người xưa khác với chúng ta bây giờ, một ngày không được chia làm 24 tiếng mà chỉ được chia làm 12 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với 2 giờ đồng hồ và đặt tên theo các con giáp bắt đầu từ Tý cho đến Hợi.
Cụ thể, từ xưa ông cha ta có cách tính giờ theo 12 con giáp do ảnh hưởng bởi văn hóa du nhập từ Trung Quốc. Theo đó, “thời” và “khắc” là 2 đơn vị tính thời gian.
Một ngày đêm được chia thành 12 thời, mỗi thời 2 tiếng và phân ra làm 100 khắc (vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nước rỏ hết một thùng, mỗi khắc tương đương 15 phút).
Giờ đầu tiên là giờ Tý sẽ bắt đầu từ 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng, giờ Hợi là giờ cuối cùng từ 9 giờ đêm đến 11 giờ đêm. Theo quy luật này, giờ Ngọ tương đương 11h đến 13h.
Ngoài ra, sách “Thuyết Văn Giải Tự” (cuốn sách đầu tiên của người Trung Quốc viết và nghiên cứu về hệ thống các ký tự) của học giả Hứa Thận thời Đông Hán cũng ghi: “Về khắc tiết, trú dạ trăm khắc” – nghĩa là trong một ngày đêm có tổng cộng 100 khắc được chia đều.
Với 100 khắc như vậy thì tương ứng mỗi khắc là 14,4 phút bây giờ, đến thời nhà Thanh thì đặt lại là 96 khắc, quy ra thời gian như hiện tại thì mỗi khắc tròn 15 phút.
Như vậy, “giờ Ngọ ba khắc” là khoảng 11h45 phút hiện tại, gần 12 giờ trưa, lúc mặt trời đứng bóng.
2. Vì sao giờ Ngọ 3 khắc được gọi là giờ “tử huyệt”?
Người xưa gọi giờ Ngọ ba khắc là giờ “tử huyệt” bởi đây là khung giờ để hành hình tử tù. Vậy vì sao lại chọn giờ này để tiến hành việc hành quyết phạm nhân?
Theo sách “Công môn yếu lược”, người xưa rất mê tín về chuyện hành hình. Họ cho rằng kết liễu sự sống của ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, hồn ma của họ có thể lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan phán quyết xử tử.
Giờ Ngọ Ba khắc là lúc mặt trời ở đỉnh điểm đứng bóng, nên bóng người trên mặt đất thu lại ngắn nhất. Người xưa quan niệm lúc này dương tính mạnh nhất trong ngày.
Vì vậy, hành hình vào giờ Ngọ ba khắc – lúc dương khí cực thịnh – sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân, khiến hồn ma trở nên yếu ớt, dễ dàng bị khống chế để đưa xuống âm phủ.
Thêm vào đó, người Trung Quốc cho rằng cũng chính vì giờ ngọ ba khắc là lúc dương khí mạnh nên các linh hồn còn đang lang thang sẽ bị áp chế, không thể dụ dỗ linh hồn mới của kẻ tử tù, ngăn chúng tập hợp lại với nhau.
Còn ban đêm là lúc “âm khí” mạnh mẽ nhất, sẽ là lúc linh hồn có thể chống lại quy luật phải về âm phủ trình diện mà ở lại lang thang trên dương gian để phá hoại người còn sống.
Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “giờ Ngọ ba khắc”.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa, một nguyên nhân nữa liên quan chính phạm nhân. Giờ Ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức, dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn.
Video đang HOT
Hình luật triều Đường, Tống ở Trung Quốc quy định: Mỗi năm từ tiết lập xuân đến thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9; các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày “cấm sát” trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình.
Ngoài ra, quy định khi gặp thời tiết “mưa chưa tạnh, Mặt trời chưa mọc” cũng không được hành hình. Theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.
Dưới thời Minh, Thanh, hình pháp cũng quy định thời gian hành hình như triều Đường, Tống nhưng không quy định giờ giấc cụ thể.
Sách Tỉnh danh hoa chép rằng: “Bây giờ là cuối thu đầu đông. Phàm trong lao ngục của các phủ, châu, huyện, những trọng phạm thuộc vào dạng ‘thập ác bất xá’ đều đưa ra xử quyết. Hôm ấy, tri huyện Song Lưu là Cao Tiệp, tiếp được thánh chỉ, bèn cho đưa mấy phạm nhân có tên ra ngã tư phố hành hình vào lúc canh năm”. Như vậy, thời điểm hành quyết không phải là giữa trưa.
3. Những điều tuyệt đối kiêng kỵ trong giờ Ngọ ba khắc
- Kiêng sát sinh, hiến tế súc vật
Giờ Ngọ ba khắc lúc giữa trưa là thời điểm dương khí cực thịnh, vì thế nên mới được chọn xử trảm tử tù để át đi âm khí, linh hồn phiêu tán, không siêu thoát được.
Với những sinh linh nhỏ và yếu ớt thì linh hồn dễ hóa thành mây khói, không thể được siêu sinh. Mà hiến tế súc vật là việc để cầu xin mong ước thành sự thật, nên phải để cho con vật sớm siêu sinh đầu thai.
Giờ này nếu sát sinh sẽ khó nhận được phúc báo sau này, ảnh hưởng vận thế lâu dài. Vậy nên cần kiêng kỵ sát sinh, hiến tế súc vật vào khoảng thời gian này.
- Kiêng chuyện phòng the
Người ta quan niệm rằng buổi trưa sẽ là lúc con người cảm thấy mệt mỏi nhất. Chuyện phòng the không chỉ mang tính chất bản năng mà còn có ý nghĩa sinh sản, duy trì nòi giống. Đó là hành vi âm dương giao hợp, cần phải có linh khí thuần âm trợ lực, nên thường làm vào buổi tối, khi âm khí thịnh.
Còn giờ Ngọ ba khắc là thời điểm âm khí yếu nhất trong ngày, dân gian truyền rằng, nam nữ giao hợp lúc này sẽ có thể sinh ra đứa con ngốc nghếch.
- Kiêng mai táng, bốc mộ
Thời điểm dương khí cực thịnh lúc giờ Ngọ 3 khắc cũng không thích hợp để tiến hành việc mai táng, cải táng kẻo linh hồn người chết bị phiêu tán, không thể đầu thai. Thực chất, có thể do buổi trưa nắng nóng mệt mỏi, người thực hiện những việc đó không còn đủ tỉnh táo nên dễ dẫn đến sai sót, tốt nhất nên tránh không làm.
Những thông tin trong bài hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc hiểu về giờ Ngọ ba khắc là gì, cách tính theo giờ hiện đại cũng như vì sao người ta hay hành hình phạm nhân vào đúng khung giờ này.
Dù những thông tin về giờ Ngọ 3 khắc cũng chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng song các cụ xưa vẫn truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác, bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chuyện không được tốt đẹp gì cứ tránh đi là hơn.
Những điều kiêng kỵ và điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Dưới đây là những điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày Tết này để gặp nhiều may mắn, hóa hung thành cát.
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
Tết Đoan Ngọ năm 2021 là vào ngày mùng 5/5 âm lịch tức ngày 14/06/2021 dương lịch.
1. Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Kiêng để rơi hay mất tiền
Vào ngày này, các bạn nên thận trọng khi làm những giao dịch tiền bạc hay khi xuất hành, tránh để tiền bạc hư hao. Làm rơi hay mất tiền vào ngày này là đại kị, bởi điều này không khác gì việc bạn để tài lộc của mình rơi mất, vận trình tài lộc cũng theo đó mà càng ngày càng sa sút, dễ rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu.
- Kiêng ở lâu nơi âm u, nhiều tà khí
Bị ảnh hưởng bởi tà khí từ ngũ độc trong tháng Cửu độc nên tháng 5 âm có nhiều điều phải kiêng kị, ngày Tết Đoan Ngọ cũng vậy.
Tuy nhiên, người ta đặc biệt lưu ý rằng không nên đi đến những nơi âm u, hoang vắng, nhiều tà khí và lưu lại đó quá lâu trong ngày 5 tháng 5 âm lịch. Âm khí quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, âm dương giao thái gây ra trường khí hỗn loạn, dễ dẫn đến ốm đau, bệnh tật.
- Kiêng để giày dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, "giày dép" đồng âm với "tà", vì thế người ta cho rằng nếu để giày dép lộn xộn, không đúng chỗ sẽ khiến tà khí phân tán, xâm nhập vào nơi ở của chúng ta.
Theo đó, khi đi về nhà, bạn nên tháo giày dép và để mũi giày hướng ra ngoài, để tà khí thuận đường tiêu tan. Còn không để ý mà để giày dép hướng vào trong nhà thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc dẫn dụ tà khí vào nhà.
- Kiêng soi gương sau 12h đêm
12h đêm là thời điểm âm khí cực vượng, mà gương lại thuộc tính âm, dễ chiêu âm khí, còn được coi là cửa ngõ giao giữa 2 giới âm - dương.
Chính vì thế, sau 12h đêm, tốt nhất không nên soi gương hay đứng trước gương chụp ảnh, bởi không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà có thể bạn sẽ bị dọa bởi những hiện tượng tâm linh kì bí nữa đó.
- Kiêng mua đồ lưu niệm trong ngày tết Đoan Ngọ
Vạn vật trên đời đều có linh khí, song không phải trường khí nào cũng tốt cho con người. Đồ lưu niệm là thứ chúng ta mua khi đến 1 vùng đất mới, thường có phong tục tập quán ít nhiều khác với nơi ta đang sinh sống.
Nếu không hiểu rõ ý nghĩa của nó thì tốt nhất trong ngày tết Đoan Ngọ, bạn không nên mua đồ lưu niệm về làm quà, dùng sai hay không đúng mục đích có thể sẽ mang tới những hậu quả khôn lường, hại mình hại người.
2. Những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Treo cành xương rồng trên cửa
Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều vượng khí nhất thì bạn có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một cành xương rồng trên cửa, 2 loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi tà khí. Còn biện pháp tối ưu nhất là bạn sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ một chút.
- Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình
Mang theo một chút hương trầm theo người cũng là một trong những việc nên làm dịp Tết Đoan Ngọ. Những nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà.
- Tắm bằng thảo mộc
Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu...
- Phóng sinh
Đoan Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm việc thiện như phóng sinh. Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu buồn, đau khổ hiệu quả nhất.
- Bỏ đi đồ vật của người đã khuất
Tiết Đoan Ngọ là ngày dương khí bay lên, âm khí hạ thấp, nếu trong nhà có đồ vật của người đã khuất còn lưu lại mà không dùng đến hoặc không có ý nghĩa thì nên nhân dịp này vứt bỏ hoặc hỏa táng. Việc làm này đại diện cho khứ âm khai dương, tiễn đưa âm khí ra khỏi nhà, có tác dụng trợ vượng vận.
- Quét dọn phòng vệ sinh, bỏ đi đồ khô héo
Phòng vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đánh bay vận xui.
Ngoài ra, cần nhanh chóng thu dọn cây cỏ khô héo, cá cảnh đã chết trong nhà để gia tăng sinh khí, trừ bỏ âm khí.
- Không đến những nơi có nhiều âm khí
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, tốt nhất là bạn không nên tới những nơi có nhiều âm khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
- Nên phơi nắng vào sáng sớm
Tết Đoan Ngọ dương khí vượng nên những người thường có cảm giác vận thế kém hoặc thời vận không ưng ý hãy đi phơi nắng vào sáng sớm, từ 7 đến 9 giờ, để gia tăng dương khí, sinh khí, tự mình bồi dưỡng thêm năng lượng mới mẻ, mạnh mẽ.
- Nên đi bơi hoặc tới bờ biển
Trong tiết Đoan Ngọ, ngoài việc ăn đồ nếp còn có thể cùng cả nhà đi bể bơi hay tới bờ biển, người ta gọi là tục "hí thủy". Ý nghĩ của tục này là dùng Thủy Hỏa tương khắc để khai vận, kích thích vận trình.
- Lưu ý theo mệnh lý học
Người mệnh Hỏa trong tết Đoan Ngọ không nên ở trong nhà, nhất định phải ra ngoài dạo quanh một vòng hoặc đi thăm thú đây đó, tổ chức dã ngoại, du lịch ở nơi náo nhiệt để hấp thu Hỏa khí của đất trời, tốt cho vận trình.
Người có bát tự vượng hàn (ví dụ người sinh vào mùa đông, người có bát tự Thủy vượng,...) nếu muốn gặp nhiều may mắn trong tết Đoan Ngọ thì từ 11 đến 13 giờ dùng một chậu nước phơi nắng 1 giờ rồi lấy đó tẩy trừ tay chân để tăng dương khí, vượng cát tường.
"Lấy vợ không lấy người có gò má cao, gả chồng không gả người có chân mày liền", rốt cuộc câu nói này có ý nghĩa gì? Xét về nhân tướng học, tại sao người xưa lại có tư tưởng kiêng kỵ như thế. Để chúng tôi chia sẻ với bạn đôi điều. Người xưa thường hay có câu: "Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt" , có nghĩa là người có tâm, không tướng, tướng sẽ do tâm sinh ra,...