“Giờ còn ai dùng tôm sạch bệnh”
Hiện nay các nước đã sản xuất được con giống kháng bệnh, kháng được cả những bệnh rất nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm là: EMS (chết nhanh) và đốm trắng, thậm chí là cả bệnh chậm lớn. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn loay hoay với con giống sạch bệnh thì sao được.
Trên là nhận định của vua tôm Minh Phú Lê Văn Quang tại cuộc giao lưu trực tuyến với báo Dân Việt diễn ra tại TP.HCM sáng 11.3.
Sản xuất tôm giống tại Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên). Ảnh: Ngọc Thọ
Ông Quang nói: “Giống sạch bệnh mà thả vào môi trường nuôi không sạch bệnh thì cũng vô nghĩa”. Để nhập được tôm giống bố mẹ kháng bệnh về Việt Nam lại rất khó khăn do vướng nhiều quy định về thủ tục.
“Minh Phú đã nhập tôm bố mẹ kháng bệnh về để sản xuất tôm giống phục vụ sản xuất nhưng khi về tới cửa khẩu sân bay lại bị buộc phải tiêu hủy. Nguyên nhân là tôm kháng bệnh thì… không sạch bệnh. Mà theo quy định hiện nay khi kiểm dịch phát hiện có bệnh là phải tiêu hủy. Muốn có tôm giống kháng bệnh để phục vụ sản xuất thì Bộ NNPTNT cần sớm sửa quy định bất cập này” – ông Quang nói.
Cũng theo ông Quang, ngành giống của ta hiện không có tiêu chuẩn nào về giống nên ai cũng sản xuất giống được, dẫn đến tình trạng ra rất nhiều giống nhưng rất nhiều giống giả, giống không sạch bệnh… giá bán cũng có loại rất rẻ, chỉ 20 – 30 đồng con tôm post cỡ 12 – 15. Với giá thành hiện tại, nếu sản xuất đàng hoàng thì chi phí phải ở mức 60 – 70 đồng/con.
Video đang HOT
“Do đó, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, không tạo ra lợi nhuận để doanh nghiệp tái đầu tư, nghiên cứu tạo ra con giống tốt, kháng bệnh. Do đó, nhiều năm qua, giống tôm VN cứ quanh quẩn quanh vấn đề này mà không cải thiện được” – ông Quang cho hay.
Trong kế hoạch của Bộ NN, năm nay VN có 560.000ha là tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, với năng suất bình quân 300 – 400kg/năm. Nếu có công nghệ nuôi tôm đạt 1 tấn/ha/năm với nguồn giống kháng bệnh thì VN đã có trên 1 triệu tấn tôm. Lúc này, việc có được 10 tỷ USD là rất dễ dàng.
Theo Danviet
Lo nhất chất lượng tôm giống trôi nổi làm khổ nông dân
"Trước khi chuyển sang làm ngành sản xuất tôm giống và giống cá chẽm, tôi từng nhiều năm nuôi tôm nên thấu hiểu được những vất vả, rủi ro của người nông dân. Điều tôi lo nhất hiện giờ là giống thủy sản trôi nổi trên thị trường từ những cơ sở sản xuất giống kém chất lượng đang làm khổ bà con nông dân và làm ảnh hưởng những doanh nghiệp sản xuất giống chân chính"
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) với Dân Việt. Bà Nga nhớ lại: Đầu những năm 90, khi chúng tôi bắt đầu xây trại tôm giống, gia đình tôi đã phải bán đi chiếc xe Honda Dream là vốn liếng duy nhất. 10 năm gian khó nhất đã qua, tôi ngẫm lại mà cứ ngỡ như ngày hôm qua vậy.
Mỗi năm cung cấp 3 tỷ tôm giống, 10.000 tấn tôm
Bà Nguyễn Thị Nga cho biết thêm: Từ khoảng 5 tỷ đồng và hơn 20 người lao động, sau 10 năm hình thành và phát triển, tổng tài sản đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, giải quyết hàng ngàn lao động tại địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hiện tại Đắc Lộc đứng top 5 nhà cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Ông Lê Hữu Tình - Phó Giám đốc DNTN Thủy sản Đắc Lộc luôn đội một chiếc mũ cối lăn lộn với đầm, ao tôm. Ảnh: Ngọc Thọ
"Hàng năm, Đắc Lộc cung cấp khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, chất lượng cao, hơn 8 triệu con giống cá chẽm và nhiều loại giống thuỷ hải sản khác để đáp ứng nhu cầu con giống cung cấp cho thị trường. Mỗi năm Đắc Lộc thu mua và cung cấp cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh hơn 10.000 tấn tôm thẻ nguyên liệu" - bà Nga nói.
10 năm qua, Đắc Lộc cùng đồng hành với người nông dân cung cấp khoảng 3.000 tấn thức ăn và các loại khoáng, vi sinh, thuốc thú y chủ yếu phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đắc Lộc vừa nhận cờ Thi đua của Chính phủ về thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Phú Yên năm 2015. Ngày mai (8.10), Đắc Lộc sẽ là một trong số ít doanh nghiệp ký cam kết cung ứng nông sản an toàn với Bộ NNPTNT.
Theo bà Nga, thành công có được của thủy sản Đắc Lộc ngày hôm nay chính là nhờ chữ tín, bất luận trong hoàn cảnh nào, Đắc Lộc cũng không bao giờ bán rẻ chữ tín mà đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng kém.
"Mong muốn lớn nhất của tôi là tạo ra được những con tôm giống chất lượng cao và cung ứng tới tận tay người nuôi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm để bà con nông dân không còn chịu cảnh thua lỗ" - bà Nga nói.
Cần cơ quan chức năng mạnh tay
Khi tôi hỏi với lĩnh vực đang phát triển mạnh như thủy sản thì đâu là nỗi lo của Đắc Lộc, bà Nga cho hay: "Thị trường hiện nay, số lượng tôm giống không nguồn gốc, trôi nổi, chất lượng thấp thì nhiều. Giờ, chuyển sang làm tôm giống, tôi luôn đặt mình vào vị trí của người nông dân, người nuôi. Chúng tôi làm mọi thứ có thể miễn sao tốt cho nông dân, người nuôi: Đầu tư nhân lực chất lượng cao, công nghệ, quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ... để có thể tạo ra những con giống khỏe, sạch cho bà con.
Thực tế, có những công ty làm tôm giống chất lượng thấp, số lượng nhiều, họ trà trộn và làm ảnh hưởng đến những công ty làm ăn chính đáng. Đơn cử, trong 1 xã, một hộ thả nuôi 5 ao tôm sạch bệnh và 5 ao tôm với giống không sạch bệnh, sau một thời gian, tôm chết, lây lan hết cho cả những ao còn lại. Như vậy, ảnh hưởng về uy tín mà những công ty làm ăn chân chính là rất lớn. "Cơ quan chức năng phải có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này chứ như vậy không ổn" - bà Nga trăn trở.
Đắc Lộc nhận cờ Thi đua của Chính phủ vì những đóng góp cho kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: ĐLCC
Trong cuộc trò chuyện thêm với anh Lê Hữu Tình - Phó Giám đốc Doanh nghiệp, tôi tình cờ lật giở những trang giấy ghi lại những dòng lưu bút của tất cả các vị khách tới thăm Đắc Lộc. Trong cuốn sổ đã cũ. Tôi bị ấn tượng nhất với những dòng chữ: "Thủy sản Đắc Lộc đã và đang có Đắc nhân tâm, Đắc tài và mãi mãi Đắc Lộc". Hỏi Lê Hữu Tình, anh cho biết đây là những dòng chữ viết tay đề tặng của một lãnh đạo cấp cao đề tặng và giờ là "slogan" của Đắc Lộc.
Trước khi chia tay, anh Lê Hữu Tình khoe với PV Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt: "Ngoài các đối tượng thủy sản nuôi nói trên, doanh nghiệp đang tính đến hình thức nuôi mới một số đối tượng như tôm hùm, cá ngựa trên cạn... Doanh nghiệp đang xây dựng chuỗi giá trị gia tăng trong nuôi trồng thủy sản, từ tôm bố mẹ đến tôm giống được sản xuất theo quy trình công nghệ cao, cùng các mô hình nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao. Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản công nghệ cao nhằm đưa sản phẩm thủy sản địa phương và thủy sản Đắc Lộc đến được nhiều thị trường trong nước và quốc tế".
Theo Danviet
Tôm giống Trung Kiên được nhiều người nuôi ưa chuộng "Bí quyết để có được thành công trong nghề nuôi tôm, đó là uy tín, chất lượng con giống phải đặt lên hàng đầu, không chạy đua theo số lượng" - ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Trung Kiên chia sẻ với NTNN mới đây. Ông Trung cho biết, Công ty TNHH Sản xuất...