“Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp?”

Theo dõi VGT trên

Đến cuối tháng 3/2020, tức còn khoảng hơn 3 tháng nữa, các cơ sở giáo dục sẽ phải báo cáo phương án lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới. Tuy nhiên, đến nay còn nhiều vấn đề đặt ra ở chính công tác này.

Người chọn chưa biết “mặt mũi” sách ra sao

Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay mình chưa được xem qua bộ sách giáo khoa mới nào.

Song, bà nắm được tinh thần là thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo Sở GD-ĐT chọn trước những bộ sách có thể phù hợp. Sau đó các phòng GD-ĐT sẽ tổ chức các hội thảo và chọn bộ sách phù hợp với đặc điểm địa phương.Trước đó, các hiệu trưởng sẽ ngồi lại với nhau, đưa ra ý kiến và đi đến thống nhất trong vùng.

Bà Đặng Thu Vân (Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, tỉnh Đồng Nai) bày tỏ: “Đến giờ, chúng tôi còn chưa biết sách có nội dung ra sao thì chưa thể nói đến việc chọn lựa. Do đó, chưa có kế hoạch gì cho việc chọn sách hay thành lập hội đồng”.

Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp? - Hình 1

Các bộ sách giáo khoa lớp 1 được giới thiệu tại một hội thảo cuối tháng 11. Ảnh: Thanh Hùng

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tại một trường tiểu học ở Nghệ An thông tin: Trường chưa hề “đả động” gì đến việc chọn sách, ngoại trừ có một số giáo viên đi tập huấn.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5, TP.HCM cũng chưa biết “mặt mũi” các bộ sách nên chưa thể nói về việc chọn lựa lúc này. Giáo viên của trường đang đi tập huấn, sau khi mua 32 đầu sách và đọc mới có thể thảo luận.

Theo tính toán, công việc chọn SGK cho năm học 2020-2021 sẽ phải hoàn tất trong tháng 3/2020 để còn kịp thời gian cho các khâu chuẩn bị. Hướng dẫn chọn sách đang ở dạng dự thảo đến hết ngày 30/1/2020. Sớm nhất cũng phải đến đầu tháng 2/2020, mới có hướng dẫn lựa chọn sách, từ đó cơ sở mới bắt tay vào triển khai.

Nhưng nhiều hiệu trưởng cho rằng, thực tế thì để chọn sách, giáo viên không chỉ cần có đầy đủ các bản mẫu để được xem, mà còn phải có thời gian để được dạy thử, thảo luận về tính ưu việt, phù hợp của từng sách.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) chia sẻ: “Đến thời điểm này giáo viên vẫn chưa được tiếp cận các bộ sách nên vẫn chưa thể lựa chọn được. Do vậy, chúng tôi mong muốn các nhà xuất bản cung cấp kịp thời để các trường có thời gian đọc kỹ tất cả các bản SGK để có thể sớm dạy thử hoặc mời chuyên gia đến dạy thử. Từ đó, giáo viên mới có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác”.

Thách thức trước kim tiền

Video đang HOT

Quyền chọn sách trong tay ai cũng là “quả bóng đá đi đá lại” khá nhùng nhằng. Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội từ năm 2014 thì quyền này thuộc về các cơ sở giáo dục, với tiếng nói của giáo viên, phụ huynh. Nhưng Luật Giáo dục sửa đổi thông qua vào giữa năm 2019 thì đã đưa quyền lựa chọn về UBND các tỉnh, thành. Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị các bước, thậm chí còn thông báo như “đinh đóng cột” tại cuộc họp báo hồi cuối tháng 11/2019 là UBND các tỉnh sẽ chọn sách cho học sinh. “Đùng một cái”, vài ngày sau đó, Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu phải đưa “quả bóng” trở về tay các giáo viên, phụ huynh với lý do: Luật Giáo dục đến tháng 7/2020 mới có hiệu lực thi hành. Vậy là Bộ GD-ĐT phải chuẩn bị song song cả 2 hướng. Một mặt, ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn chọn sách áp dụng trước tháng 7/2020; một mặt vẫn phải chuẩn bị văn bản pháp lý để “đưa bóng về sân gôn” UBND tỉnh, thành.

Dù “quả bóng” ở trong tay cơ sở giáo dục hay UBND tỉnh, thành thì các Sở GD-ĐT đều đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn, với phương án “cơ sở lựa chọn”, thì Sở GD-ĐT cũng phải đặt ra các tiêu chí cho địa phương mình. Còn phương án UBND tỉnh quyết định, thì Sở cũng là nơi tham mưu chủ chốt.

Câu chuyện NXB Giáo dục Việt Nam chi “lương tháng” cho lãnh đạo Sở GD – ĐT TP.HCM từ năm 2015 đặt ra vấn đề: Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương sẽ ứng xử như thế nào khi có các lợi ích kinh tế hay những ràng buộc “dây mơ rễ má” chi phối.

Hiện nay, mới có 3 trong số 6 nhà xuất bản được phép làm sách giáo khoa tham gia thị trường sách đặc biệt này. Đó là NXB Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế với 24/32 đầu sách.

Ông Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng các Sở GD-ĐT phải đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu, thay vì đặt lợi ích kinh tế lên hay bị chi phối bởi quà cáp, hối lộ, để ra những quyết định không phù hợp.

“Chuyện doanh nghiệp tìm cách tác động vào kết quả của một số công việc là điều có. Nên cần có hàng rào pháp lý tốt và đủ chặt chẽ thì sẽ hạn chế được”.

Theo ông Thi, quy định là một chuyện nhưng trên thực tế có thực hiện hay không lại là chuyện khác và thường ở Việt Nam lại yếu ở chỗ thực thi chưa nghiêm túc.

Do đó trách nhiệm của công dân và tính liêm chính của công chức cần được đề cao khi đóng vai giám tuyển.

Theo ông Thi, việc thực thi chính sách cạnh tranh lành mạnh để sách giáo khoa đa dạng thành công hay không phụ thuộc không nhỏ phần thực thi của các sở GD-ĐT với vai trò tham mưu. Tuy nhiên, không chỉ trách nhiệm của các sở mà cả các cơ quan hữu quan của địa phương.

“Những người có liên quan đến công việc chọn sách đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, do đó đều phải có trách nhiệm. Địa phương còn có cả UBND, Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT các quận, huyện,…”.

Quyền lựa chọn của phụ huynh: Hữu danh vô thực?

Phụ huynh chỉ có chưa đầy một năm để thực thi quyền chọn sách cho học sinh lớp 1 cùng với cơ sở giáo dục.

Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, 2 đối tượng để hỏi ý kiến là học sinh và cha mẹ học sinh đều không khả thi. Bởi lẽ, trước tháng 3/2020 các cơ sở giáo dục phải chọn xong sách, nhưng học sinh lớp 1 của năm học 2020 – 2021 sớm nhất cũng phải đến tháng 8/2020 mới tựu trường.

Trong khi các đối tượng khác là học sinh hiện đang học lớp 1 đến lớp 5 của năm nay và cha mẹ của các học sinh này đều là những đối tượng này không tham gia vào việc học chương trình lớp 1 mới.

Vì vậy, giáo viên – những người trực tiếp sử dụng sách để giảng dạy – sẽ phải là người giúp hiệu trưởng lựa chọn.

Ông Khang cũng khẳng định: “Dù có chọn bộ sách nào để giảng dạy đi chăng nữa, nhà trường cũng sẽ trang bị đủ các bộ SGK để giáo viên có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình”.

Ai chi tiền mua sách mẫu?

Ngoài chuyện “ngóng” sách, một vấn đề nữa đặt ra là ai sẽ chi tiền cho những bộ sách mẫu để có thể lựa chọn: Nhà trường hay các nhà xuất bản? Bởi điều này vẫn chưa có quy định rõ ràng.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay giáo viên các trường sẽ phải đọc hết 32 đầu sách để tham mưu cho ban giám hiệu lựa chọn. Để kịp cho công tác tập huấn giáo viên, các trường sẽ phải đặt mua 32 đầu sách này.

Có thể TP.HCM quyết định sớm việc các trường chủ động trong việc mua sách, nhưng nhiều địa phương khác, các trường vẫn chung chung câu: vẫn chờ!Hiện Bộ GD-ĐT khôn có hướng dẫn cụ thể về việc này.Và đương nhiên cũng không có quy định các đơn vị làm sách phải cung cấp cho các trường bản mẫu sách.

Phương án tiết kiệm nhất mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại một cuộc họp gần đây là đưa tất cả bản mẫu lên mạng để mọi người được xem. Tuy nhiên, hướng đi này, theo đại diện Bộ GD-ĐT là không thể thực hiện do lo ngại về vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Thực tế, các nhà xuất bản và các đơn vị làm sách cũng khó có thể chấp thuận việc cung cấp bản mẫu sách miễn phí. Việc khả thi nhất có lẽ là các trường tự trang bị cho thư viện của mình tất cả bản mẫu của các bộ sách giáo khoa để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo.

Ông Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho rằng, đây là chính sách của nhà nước nên khi lấy sách mẫu thì ngân sách phải chi trả. “Điều này nằm trong quy trình chọn sách giáo khoa nên nhà nước phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, để chống lợi ích nhóm thì tốt nhất là không dùng tiền của doanh nghiệp. Khi nào trường chọn được bộ sách cho mình thì họ mới thông báo kết quả để phụ huynh học sinh mua sách của NXB” – ông Quang nói.

Nhóm phóng viên giáo dục

Theo vietnamnet

"Bùng nhùng" lựa chọn sử dụng sách giáo khoa lớp 1

Bộ GD&ĐT không thực hiện mà chỉ tổ chức thẩm định các bộ sách giáo khoa do nhà xuất bản tự viết, in ấn và phân phối khiến nhiều người lo ngại rằng điều này vẫn mang tính độc quyền.

Bùng nhùng lựa chọn sử dụng sách giáo khoa lớp 1 - Hình 1

Từ năm học 2020 - 2021, các địa phương sẽ được lựa chọn SGK sử dụng tại địa phương mình. Ảnh: văn toán

Vừa viết sách, vừa in ấn là thể hiện sự độc quyền

Chỉ không lâu sau khi Bộ GD&ĐT công bố kết quả phê duyệt 32 SGK lớp 1 sẽ được sử dụng từ năm học 2020 - 2021, đã xuất hiện nhiều nghi vấn về câu chuyện vì sao Bộ GD&ĐT được WB cho vay khoản vay 16 triệu USD để viết sách, nhưng sau đó không thực hiện mà để các nhà xuất bản thực hiện(?). Bộ GD&ĐT cho rằng, khoản tiền không thực hiện viết sách sẽ đàm phán với WB để thực hiện các nội dung khác.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, 16 triệu USD trong kế hoạch không chỉ để biên soạn một bộ SGK mà còn biên soạn SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, dành cho việc chuyển một số SGK sang chữ nổi. Bộ GD&ĐT đang thảo luận với nhà tài trợ để thiết kế lại, tái phân bổ và chỉnh sửa sổ tay. Dự tính, nguồn tiền sẽ chi dùng để tái cấu trúc kinh phí dự án tiếp tục triển khai như chi một phần nhỏ cho chuyên gia quốc tế về SGK để xây dựng tài liệu hướng dẫn cũng như thẩm định SGK đảm bảo chất lượng; tập huấn giáo viên; tăng kinh phí mua sách cho thư viện vùng khó khăn...

Trong khi những lùm xùm xoay quanh câu chuyện viết, thẩm định SGK lớp 1 kéo dài trong suốt năm qua chưa ngã ngũ, thực tế thời gian cho năm học 2020 - 2021 cũng đã sắp sửa cận kề. Một vấn đề quan trọng, đó là các địa phương được lựa chọn như thế nào trong 32 bộ sách đã được phê duyệt cũng trở thành vấn đề nan giải. Bởi vẫn dưới danh nghĩa là các địa phương được lựa chọn bộ sách sử dụng cho địa phương mình trong số 32 bộ sách đã được phê duyệt có một nhà xuất bản chiếm đa số.

Không đồng tình với cách cho phép nhà xuất bản được thực hiện biên soạn, rồi in ấn SGK lớp 1, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến khọc Việt Nam cho rằng, cách giải quyết của Bộ GD&ĐT trong thời gian qua là chưa thấu đáo nên người dân lo ngại chuyện độc quyền trong biên soạn, in ấn, phát hành SGK lớp 1. Cách mà Bộ GD&ĐT cho phép các nhà xuất bản được độc tôn trong in ấn, xuất bản sẽ dẫn đến người dùng phải mua sách của nhà xuất bản, trong khi giá cả thế nào sẽ do nhà xuất bản ấn định.

Không cẩn thận, học sinh bị loạn sách

Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, Bộ GD&ĐT có tiền để viết SGK nhưng lại không viết mà để cho các nhà xuất bản viết, rồi người dân sẽ phải mua những sản phẩm đó. Đáng lẽ, Bộ GD&ĐT phải có một bộ sách riêng để nhân dân lựa chọn cạnh tranh với các đơn vị khác. Hoặc cho phép người dân, nhà trường khi chọn sách, có thể mua bản quyền, trả tác giả tiền, rồi tự tổ chức in ấn sách sao cho phù hợp kinh tế của địa phương. Thậm chí, nhà trường có điều kiện có thể tự in sách ra, phục vụ học sinh... không phải lúc nào cũng nhất thiết phải mua cả quyển sách, nhất là nội dung chỉ để tham khảo.

Chỉ ra một bất cập khác là hiện nay Bộ GD&ĐT đang "làm khó" địa phương, nhà trường trong lựa chọn SGK lớp 1, GS.TS Phạm Tất Dong cho biết, Bộ cho phép được tự chọn SGK, trong khi lựa chọn sách ra sao đến nay chưa có quy định cụ thể nào cả, đến nội dung các cuốn sách được phê duyệt ra sao chắc hẳn chưa ai biết để mà lựa chọn. Nếu được tự do lựa chọn, sẽ dẫn đến tình huống rắc rối đó là mỗi trường chọn một loại, hai trường cạnh nhau nhưng sử dụng hai bộ sách khác nhau... Thậm chí, một trường học có thể chọn bộ sách này, nhưng sau một học kỳ lại thấy không phù hợp, "sửa sai" bằng cách sang học kỳ lại thay lại sách.

"Khâu thẩm định để lựa chọn SGK nào phù hợp sử dụng tại địa phương cũng rất quan trọng. Trước tiên, phải loại bỏ tính độc quyền, lợi ích nhóm trong đó. Sau đó, khâu thẩm định phải rất tỷ mỉ, Hội đồng thẩm định tại địa phương trước tiên phải là các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trong giáo dục, tiếp đến là những giáo viên, những người luôn theo sát học sinh, biết học sinh hiện nay cần những gì để từ đó lựa chọn những bộ sách phù hợp", PGS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Về vấn đề tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 tại các địa phương, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang xây dựng Thông tư để hướng dẫn thực việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học. Trong hướng dẫn để các địa phương lựa chọn SGK sẽ có quy định, giao cho các thành viên hội đồng xây dựng tiêu chí; ở cấp trường phải tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường, phụ huynh, để khi lựa chọn có sự đồng ý đạt đến mức nhất định thì mới công bố SGK được dùng.

Bộ GD&ĐT cho biết, dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5/2020, các Sở GD&ĐT phối hợp nhà xuất bản tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, các nhà trường tập huấn, nhà xuất bản triển khai chương trình in ấn và xuất bản. Bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, sách giáo khoa lớp 1 Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Theo giadinh,net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
19:21:02 13/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ
12:41:00 14/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"
14:44:55 15/11/2024
Cuộc sống của Quang Minh và vợ kém 37 tuổi sau khi sinh con trai
14:09:25 15/11/2024
Trồng những cây này, nếu ra hoa là tài lộc ùn ùn kéo đến
15:41:44 15/11/2024
Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm
16:27:43 15/11/2024
Vé "chợ đen" concert Anh Trai bị đẩy giá cao gấp 8 lần
16:32:39 15/11/2024

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó

12:25:40 15/11/2024
Người tham gia giao di chuyển đến khu vực đèo Con Ó (Lâm Đồng), phát hiện ô tô con hiệu Huyndai cháy trơ khung nên trình báo công an.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong

10:03:18 15/11/2024
Tại đây, xe của Hùng va chạm với xe máy của bà Nghiêm Bích Ngọc (sinh năm 1970, ngụ Bình Dương). Không dừng lại sau va chạm, tài xế tiếp tục bỏ chạy, đâm trúng bà Ngô Thị Thu Hà (sinh năm 1972) khi bà đang đi bộ và kéo lê bà trên đường.

Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong

05:55:54 15/11/2024
Theo chính quyền địa phương, N.T.A. (27 tuổi, ở TP Hà Giang) mua pháo về nhà tự chế, bất ngờ pháo phát nổ khiến nam thanh niên tử vong.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao bức ảnh cụ ông đứng trong nhà tắm nhìn sững vào gương gây hốt hoảng cho hàng trăm nghìn người?

Netizen

18:21:20 15/11/2024
Những sự cố khi đi làm tóc, nhuộm tóc vẫn khiến cư dân mạng dở khóc dở cười. Nhưng sự việc đang được dân tình chia sẻ mới đây lại không xảy ra với người chơi hệ đổi màu mà ngời mẫu là một cụ ông do pha nghịch dại của cô cháu gái.

Sốc: Sao nam đình đám bị con nghiện ma túy tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

18:09:25 15/11/2024
Vào ngày 15/11, Munhwa Ilbo đưa tin 1 nữ BJ (streamer) của Afreeca TV đang bị điều tra vì hành vi tống tiền ca sĩ Kim Junsu (JYJ).

Quang Hùng MasterD: Lúc chạnh lòng nhất, mẹ an ủi tôi "dù con ghẻ hay con cưng của ai, Hùng vẫn là con ruột của mẹ"

Sao việt

17:50:03 15/11/2024
Nhìn lại hành trình vừa đặc biệt vừa thử thách của mình, Quang Hùng MasterD cảm thấy may mắn khi lúc nào cũng có gia đình ở cạnh.

Brad Pitt và Angelina Jolie chuẩn bị cuộc chiến tại toà án

Sao âu mỹ

17:46:56 15/11/2024
Trận chiến pháp lý liên quan tới nhà máy rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ được tiếp tục và có thể kéo dài đến năm 2026.

Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi

Thế giới

17:19:54 15/11/2024
Tiến sĩ Natasha Crowcroft, cố vấn cấp cao về bệnh sởi và rubella tại WHO, cho biết: "Sự gia tăng đáng kể số ca bệnh là hệ quả của việc trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi đó, loại vaccine sởi có sẵn ở mọi quốc...

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Trắc nghiệm

16:02:30 15/11/2024
Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.

1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

Sáng tạo

15:46:23 15/11/2024
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Hiếm có MV nào được Hồ Ngọc Hà giấu kỹ như Cây Đèn Thần

Nhạc việt

14:57:58 15/11/2024
Tối 13/11, Hồ Ngọc Hà tung poster MV Cây Đèn Thần, gây ấn tượng với visual sắc sảo, thần thái bén ngót chuẩn nữ hoàng Vpop.

Liên tiếp các đêm nhạc tại Mỹ Đình bị huỷ, trách nhiệm thuộc về ai?

Nhạc quốc tế

14:52:34 15/11/2024
Việc show huỷ ngay khi công tác bán vé đã được tiến hành để lại hậu quả khó lường, mà khán giả là người gánh chịu nặng nhất.