Giỗ bố, các chị chồng giao “dâu trưởng lo”, đến lúc về ăn nhìn mâm cỗ tất cả đều “đứng hình”, tuyên bố chắc nịch của cô sau đó mới đáng nói
“Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về…”, nàng dâu kể.
“Dâu trưởng”, chỉ nghe 2 từ này thôi phụ nữ đã thấy áp lực với đủ những trọng trách trên vai. Đặc biệt khi nhà có công việc hay giỗ lễ, dâu trưởng chắc chắn không được phép vắng mặt. Trong ngày hôm ấy, họ cũng bị “xoay” tới “hết hơi” mà chưa chắc đã làm hài lòng được tất cả nhà chồng.
Mới đây một nàng dâu trưởng cũng vào mạng xã hội chia sẻ chuyện làm dâu quá áp lực của mình với nội dung như sau: “Chồng em là út nhưng lại thành trưởng vì trên anh chỉ có 3 người chị gái. Ngày trước bố mẹ anh đẻ cố được anh để lo chuyện hương khói tiên tổ. Ông bà hiền lành, hiểu chuyện nhưng mấy người con gái chán lắm. Khi nhà có công việc thì họ coi em là dâu trưởng, phải tự đứng ra lo toan gánh vác hết. Ngày thường về chơi, họ lại coi em là em út theo đúng kiểu ‘làm em ăn thèm vác nặng’, các chị là lớn bảo gì em cũng phải nghe, phải làm. Một tháng đôi ba lần họ đưa chồng con về chơi, em khốn khổ phục vụ cơm nước.
Bài chia sẻ của nàng dâu
Mệt nhất là mỗi lần giỗ chạp là em cứ xoay như chong chóng lo việc. Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về. Nhiều lần bố mẹ chồng em lên tiếng góp ý nhưng họ bảo: ‘Việc giỗ lễ, cỗ bàn dâu trưởng phải lo. Chúng con phận gái đi lấy chồng, về chỉ là khách’. Cứ vin vào cớ ấy, chẳng bao giờ các chị chồng tham gia giúp đỡ cho em dù chỉ là việc nhỏ.
Video đang HOT
Cách đây vài tháng em bị sốt vi rút phải nằm viện mất một tuần. Cuối tuần đó nhà lại có giỗ, tuy sức khỏe cũng bình phục lại nhiều nhưng em vẫn mệt. Mẹ chồng biết ý, bà gọi 3 cô con gái dặn hôm giỗ ông thì về sớm làm đỡ em dâu. Thế mà ngày hôm sau vẫn 11h trưa các chị chồng em mới kéo đông đủ chồng con về. Mỗi nhà 4 người, như mọi khi là sẽ xếp thành 2 mâm, cộng với nhà em nữa là 3 mâm tròn. Lần nào thắp hương xong mọi người cũng phải ngồi chờ 3 nhà đó tới mới bắt đầu ăn.
Tuy nhiên lần này các chị chồng em về tới cửa đều ngạc nhiên vì thấy cả nhà đã ngồi ăn uống vui vẻ, quan trọng hơn là chỉ có 1 mâm cỗ duy nhất. Họ tưởng bố mẹ phần cỗ riêng cho nên giục em dâu sắp mâm nhưng em bảo: ‘Nay em chỉ làm có 1 mâm cỗ thắp hương các cụ, xong là xin lộc xuống ăn đây rồi, làm gì còn nữa mà dọn thêm ạ. Hôm trước mẹ chẳng dặn các chị về sớm làm cơm cùng em, còn muộn thì thôi khỏi ăn. Em thấy mẹ dặn thế nên làm theo’.
Được mẹ chồng ủng hộ phía sau, em mạnh dạn nói không ngại ngần gì cả: ‘Các chị bảo dâu là chủ, gái chỉ là khách thì nay tiện em nói rõ quan điểm của mình. Những ngày nhà có công có việc, em chỉ muốn chị em trong nhà quây quần lại cùng nhau nấu nướng, 1 là làm cơm thắp hương tổ tiên, 2 là mọi người được dịp quây quần đỡ đần nhau chứ em không có ý mời khách khứa gì. Nếu các chị tự nhận mình là khách, em nói thẳng là không mời’.
Mẹ chồng em để con dâu nói xong, bà cũng đứng dậy góp thêm lời: ‘Em dâu các con nói đúng đó. Cùng là chị em trong nhà, những ngày có việc phải tập trung lại mà làm tránh một người bị vất vả, những người khác nhàn thân chỉ ngồi ăn với chơi là không được. Còn nếu các con tự cho mình là khách thì ngay cả bố mẹ cũng không mời các con về đâu’.
Ảnh minh họa
Cả 3 chị chồng em đứng thần mặt không nói lại được lời nào. Hôm ấy mẹ chồng em cương quyết không để con dâu nấu nhiều cỗ, bảo để bà dạy cho các chị ấy 1 bài học, lần sau còn biết trách nhiệm của một người làm con trong nhà. Quả nhiên đến đám giỗ sau, không cần ông bà gọi 3 chị ấy đều tự giác về sớm lo cỗ bàn cơm nước với em dâu”.
Đây thật sự là một tình huống không phải quá hiếm trong cuộc sống làm dâu của chị em phụ nữ. Thực tế, bất cứ ai đi làm dâu cũng đều mong có thể xây dựng được một mối quan hệ thật tốt với anh em nhà chồng nhưng cũng phải tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để có cách ứng xử cho hợp lý khiến đôi bên hiểu và biết nhìn nhau để sống. Giống câu chuyện của nàng dâu trong câu chuyện trên là một ví dụ.
Chị chồng toàn qua hỏi vay tiền đi đám cưới, 20 năm sau chị đáp lại bằng "món quà" khiến vợ chồng tôi chết điếng
Chồng tôi nhìn chị bằng ánh mắt sượng trân, quá uất ức với "món quà" bất ngờ mà chị ruột của anh mang đến.
Từ khi kết hôn với anh đến giờ, qua 25 năm tôi vẫn không hòa hợp được với chị chồng. Tôi luôn tìm mọi cách để cải thiện mối quan hệ gia đình với người chị khó tính ấy, song bất chấp tôi có nỗ lực ra sao thì chị chồng vẫn luôn khách sáo một cách khó hiểu. Chồng tôi cũng hay nói chuyện với chị gái để chúng tôi có cơ hội thân thiết hơn, nhưng có vẻ không ăn thua gì.
Chúng tôi cũng không có mâu thuẫn gì quá đáng, nên tôi chẳng biết lý do tại sao chị lại giữ khoảng cách với em dâu. Chị ở cách nhà vợ chồng tôi không xa, nên thi thoảng chạy xe ngang qua chị vẫn ghé vào, nhưng lần nào chị dựng xe trước cửa là tôi biết lại một khoản tiền ra đi không ngày hẹn trả.
"Chị quên ví ở nhà rồi, cho chị vay 1 triệu đi mừng cưới"; "Cậu mợ cho chị mượn 500 ăn cưới"; "Chị không có tiền mặt ở đây, mợ cho chị vay tạm 2 triệu đi mừng 2 đám nhé!"...
Tính ra, chị chồng chỉ đon đả ngọt nhạt với tôi mỗi lúc vay tiền. Có những hôm nhà tôi chẳng còn xu nào, chồng tôi cũng bực vì chị gái suốt ngày hỏi vay mà chưa bao giờ trả, cộng lại sơ sơ mấy chục năm qua số tiền nợ cũng lên đến hơn trăm triệu. Gia đình tôi cũng không phải đại gia, nhưng vì cái tiếng ruột thịt mà vợ chồng tôi đành bấm bụng đưa tiền cho chị, có tháng chị qua vay 1 tuần 2-3 lần khiến chồng tôi phải đi vay hàng xóm để đóng học phí cho con.
(Ảnh minh họa)
Tôi ghi chép lại đầy đủ từng khoản vay trong cuốn sổ cũ, mỗi lần hỏi chị chuyện trả tiền là chị nổi cáu, trách móc vợ chồng tôi không có tình người, chị em cùng nhà cũng tính toán với nhau vài đồng. Không muốn mâu thuẫn nặng nề làm sứt mẻ chị em nên vợ chồng tôi lại nín nhịn.
Ròng rã mãi cũng hơn 20 năm trôi qua, các con tôi cũng lớn cả, tôi xác định số tiền chị chồng vay sẽ không bao giờ đòi lại được. Coi như làm từ thiện tích đức cũng bớt nặng lòng. Nhưng bỗng dưng một ngày sau dịp Tết vừa rồi, chị xách túi trái cây cùng con trai đến nhà tôi vào một buổi tối lạnh lẽo. Vợ chồng tôi không hiểu có chuyện gì xảy ra, thằng Toàn con trai chị cũng cúi gằm mặt im lặng. Chị rào trước đón sau, vặn vẹo tay nhắc đến khoản tiền vay đã khá lớn, thẽ thọt hỏi tôi xem cụ thể là bao nhiêu. Tôi nói tròn 160 triệu, còn mấy món lặt vặt chị từng vay tôi đi chợ, sắm quần áo mỹ phẩm thì thôi tôi biếu cả.
Tưởng hôm nay chị đã biết xấu hổ mang tiền trả lại cho vợ chồng tôi, ngờ đâu chị vội vàng nắm tay tôi nói: "Cho chị vay thêm 340 triệu nữa cho tròn 500 triệu nha, tiện thể cậu mợ mang luôn sổ đỏ ra chị mượn đem đi cắm rồi chạy việc cho thằng Toàn nha, con chị ra trường rồi mà 2 năm nay chị mới xin được suất vào ngân hàng. Chị kẹt quá không biết nhờ vả ai, có mỗi cậu mợ bao năm nay tốt với chị".
Tôi sốc đến mức tụt huyết áp, lảo đảo vịn vào vai chồng đứng lên. Chồng tôi cũng mặt đỏ tía tai, quát lạc cả giọng: "Chị ra khỏi nhà tôi đi, đừng bao giờ sang nhà tôi nữa!". Thằng cháu bỗng quỳ xuống túm lấy tay chồng tôi, cầu xin cậu mợ giúp cháu. Chồng tôi chỉ tay thẳng mặt chị gái, tức giận hỏi chị đi làm bao năm chẳng lẽ không tiết kiệm được chút nào, hỏi vay tiền đã đành nhưng vô lý đến mức bắt anh phải đi cắm sổ đỏ thì ai chịu đựng nổi! Nghe lời chị xong thì cả nhà tôi vợ chồng con cái ra gầm cầu ngủ hay sao?!?
Tôi lết vào trong buồng, tai lùng bùng không nghe nổi chị chồng gào thét ăn vạ cái gì bên ngoài cổng nữa. Chồng tôi đuổi mẹ con chị ra, vừa đi vừa khóc. Nhìn tóc anh bạc trắng, tôi đau thắt lòng vì nỗi bất hạnh đang bóp nghẹt trái tim anh...
Dậy từ 3h sáng chuẩn bị giỗ mẹ chồng, 10h chị dâu mới tới còn đá ghế nói câu này khiến chồng tôi đập luôn cả 15 mâm cỗ Không chấp nhận được lời chị dâu nói, chồng tôi bực tức hất đổ mâm cỗ và nói lại câu này khiến chị tái mặt. Chồng tôi là con trai út, sau khi kết hôn chúng tôi ở cùng mẹ anh nên gần như phải gánh vác mọi việc trong nhà. Anh trai anh lấy vợ ra ngoài ở riêng 5 năm nay...