Gìn giữ những nét đẹp truyền thống “làng cổ, nghề xưa” ở Cự Đà

Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống làng cổ, nghề xưa ở Cự Đà - Hình 1

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, làng cổ Cự Đà dường như vẫn giữ được nhiều nét vẹn nguyên thuở ban đầu. Với các ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng là nhà ngói 3 gian, 5 gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km về phía Tây-Nam, làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội không chỉ được biết là một không gian văn hóa độc đáo, nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc Việt ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, mà còn được biết đến là một làng nghề nổi tiếng với nghề làm miến và nghề làm tương truyền thống.

Không gian làng cổ độc đáo

Nằm tiếp giáp với con sông Nhuệ, thôn Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội), với những cây cổ thụ, mái đình, chùa, cổng làng, các ngôi nhà cổ kính… với mật độ dày đặc khiến chúng ta có cảm giác như được đi ngược lại thời gian, ít nhất là cả trăm năm.

Làng cổ Cự Đà là tên gọi của một trong ba thôn Khúc Thủy, Khe Tang, Cự Đà thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Trong ba thôn của xã thì Cự Đà có tuổi đời lâu nhất.

Theo cụ Vũ Văn Thân (87 tuổi) người làng Cự Đà thì những tài liệu khảo cứu lịch sử và gia phả các dòng họ ở đây cho thấy làng đã hình thành từ 4 thế kỷ trước do các hoàng thân trong gia tộc chúa Trịnh khởi lập. Sau đó, các nhà tư sản tài ba như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Phát… (chủ những xưởng dệt, nhà máy, tiệm buôn, hãng vận tải lớn của Hà Nội giai đoạn 1920-1940) đã thổi hồn kiến trúc Pháp vào ngôi làng này.

Thời kỳ phát triển cực thịnh nhất của làng là vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Làng Cự Đà có một không gian văn hóa độc đáo, với hàng trăm ngôi nhà cổ, nhưng hiện chỉ còn khoảng 50 ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc nhà Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Làng cổ được quy hoạch ngăn nắp, trật tự. Đường làng chạy dọc theo bờ sông, bên trái là hàng cây râm mát và bến nước, bên phải là nhà. Từ con đường làng lớn tỏa ra hàng chục con ngõ nhỏ lát gạch nghiêng dẫn vào các xóm. Đầu ngõ có cổng, thì cuối ngõ cũng có cổng dẫn ra cánh đồng và các ngõ giống hệt nhau. Hai bên ngõ là hai dãy nhà quay lưng vào nhau, thẳng tắp.

Các ngôi nhà cổ ở đây đều được quy hoạch giống nhau, cổng có mái che dẫn vào sân, nhà chính quay lưng ra đường, nhà phụ đối diện với nhà chính qua mảnh sân hẹp. Khuôn viên mỗi nhà thường là 250-350m2, nhà chính gồm năm gian dài 12m, rộng 7m. Tường nhà cũng chính là tường bao khuôn viên và không có cửa sổ trổ ra ngõ nên tạo cảm giác “kín cổng cao tường.”

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống làng cổ, nghề xưa ở Cự Đà - Hình 2

Xen kẽ giữa những ngôi nhà cao tầng, những bức tường sơn mới là sự trầm lắng của những bức tường cổ nhuốm màu rêu phong ở làng cổ Cự Đà.

Cự Đà có hàng trăm ngôi nhà cổ, nhưng chỉ còn khoảng 50 nhà giữ được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc. Một trong những ngôi nhà còn lưu giữ lại những nét cổ kính nhất của làng là nhà ông Trịnh Thế Sủng. Ngôi nhà được xây dựng năm 1874, gọi là nhà Đại khoa.

Đây là ngôi nhà ngói năm gian với 35 cột gỗ. Nhà được dựng bằng gỗ xoan với nét chạm trổ rất cầu kỳ và điêu luyện trên từng thân cột, xà, vách gỗ. Kỹ thuật điêu khắc trên xà nhà, cột nhà đã đạt đến mức tinh xảo với đường nét mềm mại, sinh động. Mái nhà lợp bằng ngói âm dương, tường nhà bằng gỗ. Bàn thờ Tổ tiên đặt ở chính giữa ngôi nhà với hoành phi, câu đối sơn thếp rực rỡ. Ngôi nhà về mùa Đông ấm áp, sang mùa Hè lại mát mẻ.

Ngoài “kho tàng” về nhà cổ, Cự Đà còn có chùa, miếu đã được xếp hạng di tích quốc gia và đều là các công trình kiến trúc cổ. Đáng chú ý, là Đàn Xã Tắc bằng đá xanh được xây vào đầu thế kỷ 20 để tế lễ, cầu mưa thuận gió hòa.

Video đang HOT

Giữ gìn nghề truyền thống

Làng Cự Đà nổi tiếng trên khắp cả nước với truyền thống nghề làm miến và làm tương. Nghề làm miến bằng tay của làng Cự Đà bắt đầu từ những năm 1950-1960, được khai sinh bởi ông Trịnh Văn Cẩn. Nghề làm tương đã có từ rất lâu đời, bắt nguồn cùng với sự hình thành và phát triển của làng đến nay. Có gần 400 hộ dân đang sống nhờ vào hai nghề này.

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống làng cổ, nghề xưa ở Cự Đà - Hình 3

Nghề làm miến dong truyền thống ở Cự Đà.

Theo nhiều bậc cao niên ở Cự Đà, sợi miến Cự Đà có đặc điểm rất dễ nhận là thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn; khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Đặc biệt, sợi miến không bị nở trương hay nát vỡ khi người nội trợ nào “lỡ tay” nấu hơi lâu trên bếp.

Muốn có được sợi miến nhỏ, đều, nhìn là biết được “ra lò” từ Cự Đà chứ không phải từ vùng nào khác, người Cự Đà chọn loại củ dong riềng ngon, đem xay thành bột. Bột dong sau đó được ngâm với nước và lọc để chọn lấy phần tinh bột, rồi được đánh lên. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỷ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp. Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài và tiếp tục đem phơi cho thật khô.

Trước đây, miến làm thủ công, tráng bằng tay ở nồi rộng miệng hay cái chảo, ngày chỉ hơn 1 tạ miến. Sau này người dân đã đổi sang làm bằng máy. Hầu hết các cơ sở sản xuất hiện nay đều làm bằng máy, kể cả máy tráng và máy cắt.

Mỗi ngày, làng Cự Đà có khoảng 15 tấn miến được xuất xưởng. Lượng khách đặt hàng miến ngày càng tăng, nhiều khách hàng phải đặt hàng từ rất lâu mới có hàng để lấy. Sản lượng miến có thể tăng lên đến 20-25 tấn trong mùa cưới, lễ hội hoặc ngày Tết cổ truyền.

Nghề làm tương làng Cự Đà có cùng với sự hình thành làng Cự Đà, một ngôi làng đã có hơn 400 năm tuổi. Trước đây, ở làng Cự Đà hầu như nhà nào cũng làm một vài chum tương để ăn quanh năm. Ngày nay, nhiều hộ làm tương không chỉ để ăn, bán quanh vùng mà còn bán ra các địa phương khác.

Nguyên liệu để làm tương gồm gạo nếp, muối, đậu tương và nước sạch, làm nước mưa thì ngon hơn. Đối với gạo, phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, là giống gạo nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có hạt gạo tròn, dẻo, thơm. Đậu tương cũng phải là đậu tương leo, khi chín hạt vẫn nhỏ và có màu vàng nhạt.

Một nghệ nhân trong gia đình 5 đời có nghề làm tương chia sẻ: “Trong kỹ thuật làm tương có 2 công đoạn. Sau khi đồ sôi chín đãi ra nong để vài ngày bóp tơi lên men rồi đưa vào ủ. Ủ khoảng 5 đến 6 ngày mốc gạo nhừ như là chè kho thì bắt đầu đưa vào bể muối. Đó là công đoạn thứ nhất gọi là làm mốc. Thứ hai là làm nước đậu. Đậu tương rang chín đều, cho vào máy nghiền, nghiền xong lại cho vào nấu nước đậu, đun sôi 1h đồng hồ rồi múc ra các chậu đãi cho nguội đi rồi đổ vào chum ngâm. Tùy theo kích thước chumg có thể ngâm trong chum từ 15-20 ngày cho nước đậu nó lắng có vị ngọt thì bắt đầu mang ra trộn vào cái mốc và xay, cho vào chum phơi càng phơi lâu càng tốt.”

Nếu như tương của các vùng quê khác khi ăn vẫn còn nhìn thấy từng mảnh đỗ hay hạt nếp thì tương Cự Đà lại nhuyễn như một loại nước cốt, đây là dấu hiệu để người sành ăn nhận biết nét riêng của tương Cự Đà. Vị ngọt và hương thơm đặc biệt làm cho tương Cự Đà không thể lẫn với tương của những nơi khác.

Trải qua hàng trăm năm, tương Cự Đà, món ăn dân dã được nhiều người ưa thích, đã góp phần làm cho ẩm thực Thăng Long-Hà Nội phong phú, đặc sắc.

Tương Cự Đà đã được cục Sở hữu Trí tuệ cấp thương hiệu sản phẩm, có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Sản phẩm được bán ở những siêu thị lớn, tiêu thụ ở những tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu sang một số nước châu Á.

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu

Trong ngôi làng bên dòng Đắk Bla huyền thoại ấy, người già người trẻ sống yên bình bên dòng sông, và họ giữ lại những ngọn lửa hồng cho làng cổ mấy mươi đời qua.

Chung chiêng lửa làng

Cách trung tâm thành phố Kon Tum chừng 8 km, làng Kon K'Tu (thuộc xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum, Kon Tum) là một ngôi làng cổ tập trung nhiều người Ba Na còn lại hiện nay sau rất nhiều biến động của thời cuộc. Đó là ngôi làng cổ còn giữ lại hầu như nguyên vẹn nhất những ngôi nhà cũ trên miền cao nguyên này, tuổi của làng cũng cao như những người cao tuổi nhất ở đây.

Trước năm 1920, làng rất đông dân sống vui vẻ bên nhau nhưng rồi qua một trận dịch đậu mùa, người bệnh chết quá nhiều nên những người còn khỏe cũng sợ hãi bỏ làng ra đi. Cơn đại dịch lắng xuống, những người sống sót tìm về làng cũ nhưng chỉ còn lại mấy gia đình nhỏ vẫn bám trụ. Thời gian dần trôi, nơi đây dần trở thành làng đông đúc với trên 100 hộ và khoảng 600 khẩu như hiện nay.

Với người làng, thì Kon K'Tu này là nơi đầu tiên họ được nuôi lớn, nơi tâm hồn họ thấm đẫm trong văn hóa dân tộc mình. Những người già vẫn thủy chung với làng cũ có lẽ vì trong sâu xa, họ tìm thấy ở đó những gì thiết thân nhất, gần gũi nhất.

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 1

Làng cổ Kon K'Tu bên bờ Đắk Bla - ngôi làng đậm nét Ba Na nguyên sơ.

Già A Xép, già làng của Kon K'Tu giải nghĩa rằng trong tiếng Ba Na có nghĩa là làng cũ, ngôi làng có từ thời cổ xưa. Kon K'Tu chứa đựng niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vì theo quan niệm của họ, dù ở giữa sông dữ và núi hiểm, nhưng ở đâu có người Tây Nguyên lập làng thì ở đó chắc chắn có địa thế phong thủy tốt, đất đai canh tác màu mỡ, không bị khô hạn.

Nếu như hầu hết các làng ở khu vực Tây Nguyên chịu sự tác động của phát triển kinh tế xã hội dần đánh mất đi nét văn hóa đặc sắc, mất đi kiến trúc làng thì Kon KTu vẫn ít nhiều giữ được kiến trúc "làng tròn" với mô hình các nhà đều xây dựng xung quanh nhà rông chính của làng. Đây là kiến trúc cổ của các làng dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà rất ít làng còn giữ lại.

Đó có lẽ là ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất Tây Nguyên cho đến hiện tại. Ngày trước, còn có làng Kon Sơ Lan cũng của người Ba Na nhưng ở phía dãy Chư Păh bên tỉnh Gia Lai cách Kon K'Tu vài chục km. Nhưng trong một trận hỏa hoạn, làng Kon Sơ Lan đã bị thiêu rụi. Trong ký ức già A Xép, trong nỗi nhớ của nhiều người làng Kon K'Tu này thì dù cuộc sống đã có nhiều đổi mới, có nhiều ngôi nhà mới khang trang để phục vụ cuộc sống tốt hơn, nhưng làng cổ này vẫn là ngôi làng của mình, với nguyên liệu hoàn toàn lấy từ rừng: cột gỗ, sàn gỗ, vách gỗ, mái lợp tranh săng. Tuyệt nhiên không tìm thấy một thứ gì bằng kim loại dù chỉ là một chiếc đinh.

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 2

Nhà rông truyền thống cao vút tới 22m

Quần tụ quanh nhà rông vẫn là những ngôi nhà sàn truyền thống của người Ba Na không kém phần bề thế, và tất nhiên là những nguyên liệu cũng hoàn toàn lấy từ rừng. Từng ngôi nhà đều thể hiện sự công phu, tỉ mẩn, khéo léo của những người đã tạo ra chúng. Những ngôi nhà tranh lá ấy lặng lẽ đứng cạnh nhau, như một đám nấm mọc giữa rừng không theo trật tự nào nhưng đều quây lấy nhà rông như gà con quây quần bên mẹ. Đó là ngôi nhà rông Ba Na truyền thống thâm nghiêm, vững chãi được trai tráng trong làng dựng từ lên mấy mươi đời với bề ngang dễ đến hơn chục mét, mái tranh dày cả gang tay.

Làng Kon KTu hiện vẫn còn trên 20 ngôi nhà sàn được dựng theo kiến trúc truyền thống như thế. Nhà sàn của đồng bào Ba Na có hình chữ nhật với chiều dài trung bình khoảng 10m. Mỗi căn nhà gồm 12 cây cột được chia đều mỗi bên 6 cây để tạo nên sự vững chãi, cân bằng cho ngôi nhà. Người làng thường dựng cột nhà sàn bằng gỗ cà chít, có nhà làm bằng gỗ hương, gỗ trắc... tạo nên sự bền và chắc cho ngôi nhà. Trong những ngôi nhà dài, có ba đến bốn đời người Ba Na sinh sống với nhau. Đó là sự gắn kết cộng đồng dân tộc và là niềm tự hào của người Ba Na.

Nơi đây vẫn thường được lựa chọn để diễn ra các lễ hội truyền thống như: mừng lúa mới, đâm trâu, Tết Ét đong... hàng năm. Bên cạnh đó là các trang phục truyền thống, các món ăn dân tộc đặc sắc như cơm lam, thịt gà nướng muối ớt, cá thác lác nấu chua, măng rừng xào... và tất nhiên không thể thiếu ghè rượu cần bằng nếp than cay cay ngọt lịm. Tất cả mang dư âm, hương vị của người Ba Na phong phú mà cũng rất riêng biệt.

Người mẫu của làng cổ

Kon KTu bây giờ được coi là Làng văn hóa cổ nhất Tây Nguyên, và trong ngôi làng ấy, già làng A Xép bỗng dưng trở thành "người mẫu xịn" của làng, cho những nghệ sỹ chụp hình giữa những ngôi nhà sàn và nhà rông mang kiến trúc đặc hữu của người Ba Na. Già A Xép cười rung chòm râu bạc khi tự dưng được mang danh "người mẫu" của làng. Suốt gần 20 năm qua, chẳng hiểu vì đâu người nơi khác đến làng nhiều thế, người ta thấy già với chòm râu bạc, đôi mắt tinh anh, dáng người tráng kiện trong bộ áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, đóng khố hình chữ T vác chiếc rìu lên rẫy.

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 3

Già làng A Xép trở thành người mẫu bất đắc dĩ của làng

Hình ảnh ấy như đại diện cho văn hóa Tây Nguyên khiến nhiều người thích thú. Và rồi họ chụp ảnh già, một người, hai người nhiều người, rồi nhiều đoàn đến. Già A Xép làm "người mẫu bất đắc dĩ" phục vụ cho những nhiếp ảnh gia và những người yêu thích bộ môn chụp ảnh. Cái dáng ngồi, dáng đứng, cách nheo mắt, nụ cười trong chòm râu bạc của già với tẩu thuốc hiện lên những tấm hình của nhiều người, được đưa đi khắp mọi nơi, cả bắc lẫn nam, ra cả nước ngoài nữa. Đằng sau nó còn ẩn chứa một vẻ đẹp nghệ thuật mộc mạc, dân dã đậm chất Tây Nguyên.

Nhiều người bảo già A Xép là người nổi tiếng nhất làng. Già chỉ cười bảo: "Chỉ mong cái áo cái khố này lên hình đẹp, chỉ mong nhà rông này lên hình đẹp, để nhiều người biết tới làng mình hơn, nhiều người yêu văn hóa truyền thống Ba Na hơn, để truyền thống Ba Na mình còn giữ được mãi". A Xép nói, rồi đặt tay lên ngực trái nơi có trái tim Ba Na của mình. Già bảo đã vui tự trong tim này.

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 4

Già làng A Xép của làng Kon KTu cùng cháu bên "nhà rông cha".

Bây giờ, khi cuộc sống đổi thay nhiều hơn, làng cổ Kon K'Tu vẫn nằm men theo dãy núi phía bờ sông Đắk Bla, ở đó thấp thoáng những ngôi nhà sàn truyền thống, những nếp nhà nhỏ đơn sơ và bình dị, xen lẫn một vài khu làm dịch vụ homestay đúng nghĩa - cùng ăn, cùng sinh hoạt với gia chủ. Một ngôi nhà rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng - nơi những đứa trẻ chơi nhảy dây vô tư lự dưới nắng.

Hiện nay dân làng thường xuyên đón các du khách đến thăm và chứng kiến sinh hoạt của người dân trong làng, cũng có nhiều người xin ở lại, được ngủ tại nhà rông để tìm hiểu văn hóa của người Ba Na. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, làng đã có nhiều công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống trường học, các dự án vay vốn xóa đói giảm nghèo. Nhưng làng vẫn giữ được vẻ đẹp của bao đời.

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 5

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 6

Người làng với đời sống thường nhật, nơi ngày ngày mẹ cha lên rẫy, những đứa trẻ đi theo.

Chiều chiều, khi hoàng hôn buông xuống, mấy chiếc thuyền độc mộc lại nhẹ lướt trên dòng Đắk Bla, đưa những người dân trở về sau một ngày làm việc trên nương rẫy, theo sau họ có thể là gánh củi khô, hay gùi rau hái được ở rừng để dùng cho bữa tối. Bên dòng nước, nhiều người cũng tranh thủ tắm giặt, trẻ con thì nô đùa trên bãi cát ven bờ. Khung cảnh thật đẹp về một cuộc sống bình yên mà thi vị giữa chốn núi rừng Tây Nguyên.

Ngôi làng và dòng sông tựa như khuôn ngực căng đầy sức xuân tươi trẻ của các cô gái Ba Na hiền lành xinh đẹp, e ấp nơi bếp lửa hồng trong căn nhà sàn đơn sơ vào các buổi chiều để chuẩn bị cơm cho người đi làm rẫy trở về. Nhưng hùng ca vẫn đang còn âm vang nơi núi rừng xanh thẳm, nơi trên sàn nhà rông người hát sử thi kể chuyện của cha ông cho con cháu. Nơi góc nhà mẹ già quay sợi bông dệt thổ cẩm. Tiếng gọi heo về sau một ngày lang thang kiếm ăn.

Thoảng trong gió đầu hè là mùi lá khô cháy từ góc vườn nhà ai quyện với chút nồng khai của gia súc, đó là mùi của bình yên, mùi của sự nhẹ nhàng. Đâu đó bên hàng rào, vài chú gà mẹ, gà con cặm cụi bới đất tìm thức ăn. Thật may vì với guồng quay của cuộc sống hiện đại và sự phát triển của thời thế, tỉnh Kon Tum vẫn còn giữ được một ngôi làng cổ mang đậm văn hóa bản địa, lưu giữ những giá trị truyền thống đáng quý đến nhường này.

Già làng A Xép bên nhà rông, nơi những đêm dài kể "khan" và múa "xoang", nơi làm lễ bắt giọt nước K'lang T'nglang là ngôi nhà sàn cổ kính bằng gỗ và tranh săng. ">

Lửa hồng ở làng cổ Kon K'Tu - Hình 7

Già làng A Xép bên nhà rông, nơi những đêm dài kể "khan" và múa "xoang", nơi làm lễ bắt giọt nước K'lang T'nglang là ngôi nhà sàn cổ kính bằng gỗ và tranh săng.

Già A Xép ngồi bên nhà rông, tay tỉ mẩn lau vết bụi trên một thân gỗ. Già bảo đây là cái cột chính của nhà rông. Đứa trẻ bên cạnh cất một tràng tiếng Ba Na, già A Xép xoa đầu không đáp, rồi lặng lẽ nhìn mông lung ra phía trước, nơi đó là cả một khoảng không rộng lớn cùng nhà rông vững chãi với mái cong cao vút lừng lững giữa trời xanh thẫm.

Trong thấp thoáng trí nhớ của người già này, lại hiện về cái khung cảnh đêm xoang rừng rực lửa, tiếng chiêng tiếng cồng rộn cả các làng bên, điệu xoang vui thâu đêm suốt sáng, trai gái Ba Na ngả nghiêng say men rượu cần. Đó là linh hồn của làng, linh hồn của người Ba Na nghìn đời qua, và vẫn còn tiếp diễn đến hôm nay và mai sau nữa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vườn nho chín hút khách du lịchVườn nho chín hút khách du lịch
09:10:56 07/07/2025
Bắc Hà mùa mận chínBắc Hà mùa mận chín
09:30:08 07/07/2025
Pháp mở lại sông Seine cho người dân bơi sau hơn 100 nămPháp mở lại sông Seine cho người dân bơi sau hơn 100 năm
06:20:42 08/07/2025
Khách Nga đến Việt Nam 6 tháng đầu năm bằng cả năm 2024Khách Nga đến Việt Nam 6 tháng đầu năm bằng cả năm 2024
07:01:31 08/07/2025
Cảnh sắc thanh bình nơi miền biên viễn Sơn Vĩ, Tuyên QuangCảnh sắc thanh bình nơi miền biên viễn Sơn Vĩ, Tuyên Quang
09:22:37 07/07/2025
Yên Tử mùa thinh lặngYên Tử mùa thinh lặng
09:34:02 07/07/2025
Tour du lịch mới 'như nấm sau mưa' hậu sáp nhập tỉnh thànhTour du lịch mới 'như nấm sau mưa' hậu sáp nhập tỉnh thành
06:22:32 08/07/2025
Phú Quốc lọt top du lịch cao cấp Châu Á - Thái Bình DươngPhú Quốc lọt top du lịch cao cấp Châu Á - Thái Bình Dương
07:02:36 08/07/2025

Tin đang nóng

Vụ cháy cư xá Độc Lập làm 8 người tử vong: Do chập đường dây điện người dân tự đấu nốiVụ cháy cư xá Độc Lập làm 8 người tử vong: Do chập đường dây điện người dân tự đấu nối
22:13:12 08/07/2025
Khối tài sản nghìn tỷ mà Diogo Jota để lại cho vợ goá con côiKhối tài sản nghìn tỷ mà Diogo Jota để lại cho vợ goá con côi
17:38:30 08/07/2025
Cô gái tử vong dưới bánh xe tải, nam thanh niên gục khóc tại hiện trườngCô gái tử vong dưới bánh xe tải, nam thanh niên gục khóc tại hiện trường
21:48:55 08/07/2025
Xôn xao loạt trai trẻ trong vụ Hồng Tỷ lên tiếng, 1 người đến giờ phút này mới biết đó là... nam giả nữXôn xao loạt trai trẻ trong vụ Hồng Tỷ lên tiếng, 1 người đến giờ phút này mới biết đó là... nam giả nữ
20:09:23 08/07/2025
Điều tra khẩn vụ 1 sao nữ đột tử, 1 sao nam hôn mê trên phim trường, nguyên nhân còn bí ẩnĐiều tra khẩn vụ 1 sao nữ đột tử, 1 sao nam hôn mê trên phim trường, nguyên nhân còn bí ẩn
19:44:23 08/07/2025
Em Xinh Say Hi phát ngôn gây khó chịu nhất hiện tạiEm Xinh Say Hi phát ngôn gây khó chịu nhất hiện tại
20:00:17 08/07/2025
Đi vắng 2 ngày, người phụ nữ sốc nặng khi vừa mở cửa nhàĐi vắng 2 ngày, người phụ nữ sốc nặng khi vừa mở cửa nhà
18:01:11 08/07/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ: Bị nghỉ việc đột ngột ở tuổi 39, tôi vẫn sống ổn nhờ có quỹ lập từ 4 năm trướcMẹ Hà Nội chia sẻ: Bị nghỉ việc đột ngột ở tuổi 39, tôi vẫn sống ổn nhờ có quỹ lập từ 4 năm trước
17:54:10 08/07/2025

Tin mới nhất

Tham quan, trải nghiệm các khu du lịch, vườn sinh thái

Tham quan, trải nghiệm các khu du lịch, vườn sinh thái

19:45:56 08/07/2025
Bên cạnh những địa danh du lịch nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Tràm Chim, Làng hoa Sa Đéc, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Xẻo Quít, Trại rắn Đồng Tâm, Cù lao Thới Sơn
TP Hồ Chí Minh đón hơn 3,85 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

TP Hồ Chí Minh đón hơn 3,85 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

19:37:43 08/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, TP Hồ Chí Minh đón hơn 3,85 triệu lượt khách quốc tế, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2024, đạt gần 46% so với kế hoạch năm.
Xu hướng xê dịch của du khách Việt và thị trường quốc tế 6 tháng đầu năm

Xu hướng xê dịch của du khách Việt và thị trường quốc tế 6 tháng đầu năm

19:31:12 08/07/2025
Điểm dừng chân ưa thích nhất của du khách Việt là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Trong khi đó, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam.
Sau sáp nhập, Thái Nguyên phát triển tour vùng trà - chiến khu - hồ trên núi

Sau sáp nhập, Thái Nguyên phát triển tour vùng trà - chiến khu - hồ trên núi

19:27:44 08/07/2025
Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức tọa đàm với chủ đề Đánh giá tiềm năng, lợi thế, gợi mở những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên
Những điểm đến du khách quốc tế ưa thích nhất khi tới Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Những điểm đến du khách quốc tế ưa thích nhất khi tới Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

19:24:48 08/07/2025
Hàn Quốc và Trung Quốc là 2 thị trường gửi khách lớn nhất tới đất nước hình chữ S. Bên cạnh đó, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội và Phú Quốc là lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế.
Tìm về Phố Bảng, miền đất thanh bình giữa núi rừng Tuyên Quang

Tìm về Phố Bảng, miền đất thanh bình giữa núi rừng Tuyên Quang

19:15:12 08/07/2025
Phố Bảng là xã vùng cao thuộc tỉnh Tuyên Quang (mới), nổi bật với làng cổ Phố Cáo - nơi lưu giữ những ngôi nhà trình tường cổ kính, cùng cảnh sắc hoang sơ và bản sắc văn hóa đặc trưng.
Vì sao Việt Nam thu hút du khách quốc tế, đạt gần 11 triệu lượt trong 6 tháng?

Vì sao Việt Nam thu hút du khách quốc tế, đạt gần 11 triệu lượt trong 6 tháng?

17:02:06 08/07/2025
Các thị trường lớn nhất vẫn là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và lần đầu tiên Thái Lan vào top 5. Điểm đến nào ở Việt Nam đang giữ chân du khách nước ngoài?
"Viên ngọc ẩn" của Bồ Đào Nha đứng đầu

"Viên ngọc ẩn" của Bồ Đào Nha đứng đầu

07:02:42 08/07/2025
Trong bức tranh du lịch châu Âu đang ngày càng bị bão hòa bởi những thành phố quá đông khách, sự trỗi dậy của những viên ngọc ẩn
Lên lịch ngắm 'mùa vàng' tại Mường Bo, Lào Cai

Lên lịch ngắm 'mùa vàng' tại Mường Bo, Lào Cai

06:22:48 08/07/2025
Nậm Cang là bản vùng cao thuộc xã Mường Bo, tỉnh Lào Cai (mới), nằm sâu trong dãy Hoàng Liên Sơn. Cuối tháng 7, lúa trên các thửa ruộng bậc thang Nậm Cang bắt đầu chín vàng
Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới: Bài cuối: Trở thành điểm đến quốc tế hấp dẫn, tại sao không?

Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới: Bài cuối: Trở thành điểm đến quốc tế hấp dẫn, tại sao không?

06:22:06 08/07/2025
Với những thế mạnh hiện có và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, có thể tự hào rằng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước cơ hội lớn nếu biết xây dựng thương hiệu vùng có định vị rõ ràng
Đền Thái Vi - "Chứng nhân" lịch sử, văn hoá giữa núi rừng Tràng An

Đền Thái Vi - "Chứng nhân" lịch sử, văn hoá giữa núi rừng Tràng An

06:20:37 08/07/2025
Đền Thái Vi là ngôi đền cổ linh thiêng nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được các vua nhà Trần cho khởi dựng vào thế kỷ XIII.
Cả nước đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế

Cả nước đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế

09:39:44 07/07/2025
Trong nửa đầu năm nay, cả nước đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tính riêng trong tháng 6, lượng khách quốc tế tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái với gần 1,5 t...

Có thể bạn quan tâm

Rầm rộ hint Kay Trần hẹn hò tiểu thư 7.000 tỷ?

Rầm rộ hint Kay Trần hẹn hò tiểu thư 7.000 tỷ?

Sao việt

00:19:08 09/07/2025
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin Kay Trần và Ngọc Thanh Tâm đăng bí mật yêu đương vài tháng qua, đàng trai đã ra mắt gia đình trong tiệc sinh nhật của nữ ca sĩ.
Sau 6 năm, đạo diễn Chung Chí Công tái xuất màn ảnh rộng với 'Cảm ơn người đã thức cùng tôi'

Sau 6 năm, đạo diễn Chung Chí Công tái xuất màn ảnh rộng với 'Cảm ơn người đã thức cùng tôi'

Hậu trường phim

00:01:07 09/07/2025
Sau 6 năm vắng bóng, đạo diễn Chung Chí Công chính thức trở lại màn ảnh rộng với dự án điện ảnh mới mang tên: Cảm ơn người đã thức cùng tôi.
Bún mua về ăn đổi màu đỏ, Đà Nẵng xử lý ra sao?

Bún mua về ăn đổi màu đỏ, Đà Nẵng xử lý ra sao?

Tin nổi bật

23:44:30 08/07/2025
Khi tiếp nhận phản ánh, UBND phường đã đến nhà làm việc với bà Võ Thị Loan (trú phường Hòa Xuân - người phản ánh sự việc) và được biết gia đình bà mua bún tại hộ bán lẻ N.T.P. trú cùng phường.
Nga triển khai radar hiếm ở Crimea

Nga triển khai radar hiếm ở Crimea

Thế giới

23:43:00 08/07/2025
Theo các kênh giám sát, vào ngày 15/2/2022, Nga đã triển khai radar Kasta-2E2 cách biên giới Ukraine 11km, gần khu vực Kharkov, để giám sát không phận.
Đường Giai - Tuyết Ni: 56 năm như hình với bóng và kết thúc tang thương

Đường Giai - Tuyết Ni: 56 năm như hình với bóng và kết thúc tang thương

Sao châu á

23:16:12 08/07/2025
Cặp sao gạo cội trải qua cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 56 năm trước khi lần lượt từ giã cõi đời: người rơi lầu, người gục ngã trước ung thư.
Anne Hathaway hé lộ người bạn thân nhất ở Hollywood

Anne Hathaway hé lộ người bạn thân nhất ở Hollywood

Sao âu mỹ

22:54:17 08/07/2025
Anne Hathaway vừa xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vogue số tháng 8, đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp của nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar, theo Daily Mail ngày 7.7.
Con dâu NSƯT Kim Phương: Chồng bị lây tính nói nhiều từ tôi

Con dâu NSƯT Kim Phương: Chồng bị lây tính nói nhiều từ tôi

Tv show

22:52:02 08/07/2025
Trong chương trình Chị em gỡ rối , Trà Ngọc - con dâu NSƯT Kim Phương đã mượn câu chuyện hôn nhân của mình để chia sẻ, đưa ra lời khuyên cho những khán giả gặp vấn đề trong cuộc sống.
Ca sĩ bolero Thu Hường từng được nhận xét là 'bản sao' Như Quỳnh giờ ra sao?

Ca sĩ bolero Thu Hường từng được nhận xét là 'bản sao' Như Quỳnh giờ ra sao?

Nhạc việt

22:46:31 08/07/2025
Là ca sĩ trẻ nhưng Thu Hường kiên định theo đuổi đam mê hát bolero. Nữ ca sĩ mong muốn tạo được phong cách riêng để ghi dấu ấn trong lòng khán giả.
Nam tài xế trẻ đột quỵ tại ghế lái sau khi vừa trả khách

Nam tài xế trẻ đột quỵ tại ghế lái sau khi vừa trả khách

Sức khỏe

22:18:02 08/07/2025
Tài xế 28 tuổi đột quỵ sau khi trả khách, xuất huyết não nặng. Bác sĩ khuyến cáo tài xế cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa nguy cơ.
Dùng AI tạo ảnh bị CSGT phạt bên xe ô tô sang chảnh: Sống ảo, phạt thật!

Dùng AI tạo ảnh bị CSGT phạt bên xe ô tô sang chảnh: Sống ảo, phạt thật!

Netizen

22:09:50 08/07/2025
Mạng xã hội nở rộ trào lưu dùng AI tạo ảnh bị CSGT phạt bên xe ô tô sang chảnh. Cục CSGT khẳng định đây là hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý nếu đăng tải.
Siêu mẫu Thanh Hằng mặc gợi cảm ở tuổi 42, hôn nhân viên mãn là động lực

Siêu mẫu Thanh Hằng mặc gợi cảm ở tuổi 42, hôn nhân viên mãn là động lực

Phong cách sao

22:02:24 08/07/2025
Gần 2 năm từ ngày kết hôn, Thanh Hằng được khen ngày càng mặn mà, nữ tính hơn. Hôn nhân hạnh phúc giúp Thanh Hằng luôn có tinh thần vui vẻ, hạnh phúc.