Giết vợ vì không được ‘đáp ứng’
Bị vợ ‘từ chối’, Nam xông đến bóp cổ và nắm đầu vợ đập liên tiếp xuống nền nhà làm nạn nhân chết.
Theo tin tức nhận được, ngày 22/7 Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo, tuyên phạt Nguyễn Văn Nam 20 năm tù về tội giết người.
Ảnh minh họa.
Theo hồ sơ, sau khi cưới nhau, giữa Nam và chị O. thường xảy ra mâu thuẫn. Khoảng 7h sáng 10/1, Nam kêu vợ: “Em ơi, vào buồng ngủ đi”. Bị chị O. từ chối, Nam xông đến bóp cổ và nắm đầu vợ đập liên tiếp xuống nền nhà làm nạn nhân chết.
Nam ôm xác vợ bỏ xuống ao cá rồi gọi điện thoại giả vờ hỏi cha mẹ vợ nhằm đánh lạc hướng. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, cha mẹ O. tức tốc đến nhà Nam và phát hiện xác con dưới ao cá.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM
Video đang HOT
UBND Hà Nội được yêu cầu báo cáo khoản nợ 4.000 tỷ đồng
"Báo cáo trước đây nêu, nợ chủ yếu tại quận huyện song mới đây lại phát sinh thành phố nợ 1.140 tỷ. Rõ ràng chấp hành quy định trong đầu tư xây dựng có vấn đề", đại biểu HĐND Hà Nội nói.
Chất vấn xung quanh vấn đề nợ xây dựng cơ bản sáng 10/7, đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh yêu cầu UBND thành phố làm rõ nguồn trả nợ 4.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản như thế nào.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nêu, cuối năm 2013, thành phố đã tiến hành thanh tra nợ xây dựng cơ bản, tuy nhiên sau nhiều tháng vẫn chưa có kết quả. Bà cũng yêu cầu làm rõ biện pháp trả nợ khi một số huyện nợ xây dựng cơ bản quá lớn, gấp 2 lần vốn được phân cấp.
"Với công trình dân sinh, chúng ta nợ dân câu trả lời vì không còn vốn thực hiện, UBND cần làm rõ về vấn đề này", bà Thanh Mai đề nghị.
Trưởng ban Kinh tế Ngân sách Nguyễn Văn Nam nhận xét, nợ xây dựng cơ bản đã được HĐND cảnh báo sớm và yêu cầu UBND thành phố phải giải quyết xong vào năm 2014, còn số nợ của quận huyện đến năm 2015, song đến nay khối nợ của cả thành phố và quận huyện đều không đạt kế hoạch.
"Thành phố nêu giải pháp chờ các nguồn bổ sung trong năm và vốn ngân sách, vậy nếu không có thì làm thế nào?", ông Nguyễn Văn Nam hỏi.
Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Kế hoạch Ngô Văn Quý cho biết, năm 2014 thành phố bố trí gần 2.000 tỷ đồng trong 2 năm, đến nay đã xử lý được 59% khối lượng. Thành phố sẽ ưu tiên giải ngân các dự án quy mô nhỏ, dân sinh bức xúc. Điểm khó khăn là năm nay vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản chỉ bằng 70% năm trước nên phải bố trí các công trình sắp hoàn thành là 115 dự án, tạm dừng 82 dự án.
Với các huyện chưa bố trí đủ vốn sẽ phấn đấu xử lý trong năm 2015 với các giải pháp là tăng cường đấu giá. Thành phố cũng đang thanh tra toàn diện nợ xây dựng cơ bản, trong đó có nợ ngoài kế hoạch vì khoản này có mức độ vi phạm cao hơn và sẽ xử lý sau thanh tra.
Chưa thỏa mãn phần trả lời, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách Nguyễn Văn Nam cho rằng, báo cáo trước đây chủ yếu là nợ tại quận huyện song mới đây lại phát sinh thành phố nợ 1.140 tỷ, rõ ràng chấp hành quy định trong đầu tư xây dựng có vấn đề.
"Quy định là dự án không được khởi công khi chưa bố trí vốn, song thực tế là vẫn có nợ. Nghị quyết là phải giải quyết trong 2014 song đến nay vẫn chưa giải quyết xong, thành phố cần rút kinh nghiệm", ông Nam nhấn mạnh.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị công khai các dự án vi phạm sử dụng đất. Ảnh chụp qua màn hình
Cũng sáng 10/7, nhiều đại biểu chất vấn về tình hình sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thu hồi chưa cao. Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị thành phố công khai những dự án bị thu hồi đất và kết quả thanh kiểm tra. "Nhiều cử tri vẫn nêu về các khu đất để hoang hóa, không chỉ lãng phí mà còn rất nhếch nhách về đô thị", bà Thanh Mai nói.
Đại biểu Nguyễn Đình Dương nêu, thành phố cho biết đã xử lý 192 dự án vi phạm sử dụng đất, song còn 160 dự án chưa nói rõ tình trạng và cách xử lý. "Hàng trăm dự án đã bị thu hồi thì sẽ xử lý như thế nào, trong đó có dự án đất đô thị, có đất nông nghiệp chuyển đổi?", đại biểu Nguyễn Xuân Diên nêu câu hỏi.
Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên Nguyễn Trọng Đông cho biết, Hà Nội có hơn 300 dự án vi phạm sử dụng đất, trong đó có 160 dự án mà chủ đầu tư tự đưa đất vào xây dựng.
Theo ông Đông, nguyên nhân của tình trạng vi phạm sử dụng đất là Hà Nội phải lập quy hoạch phân khu sau khi sáp nhập và chủ đầu tư tự ý chuyển dự án cho phù hợp thị trường. Giải pháp đưa ra là tiếp tục sàng lọc dự án, kiểm tra năng lực chủ đầu tư so với quy mô dự án, yêu cầu ký quỹ, xem xét việc vi phạm trước đó... Ngoài ra, Sở yêu cầu các địa phương để xảy ra vi phạm lấn chiếm, xây không phép sẽ đình chỉ chủ tịch phường để khắc phục vi phạm.
Ông Đông cũng khẳng định, sẽ công bố các dự án vi phạm sử dụng đất theo Luật đất đai trên các cổng thông tin của thành phố và sở. Với các dự án được thu hồi sẽ đưa vào sử dụng theo quy hoạch, ưu tiên xây dựng các công trình công cộng.
Chốt buổi chất vấn, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh yêu cầu UBND thành phố thực hiện các kết luận thanh tra thành phố về nợ xây dựng cơ bản để báo cáo HĐND vào cuối năm, trong đó, xác định rõ trách nhiệm tập thể cá nhân. Tiếp tục hoàn thành xử lý nợ theo chỉ đạo của Chính phủ vào năm 2015.
"Tôi nhớ phiên chất vấn năm trước là thành phố còn nợ xây dựng cơ bản 3.000 tỷ, nay lại là hơn 4.000 tỷ đồng, vậy là phát sinh mới hay tập hợp không đầy đủ. Phải xem xét cả cơ quan tổng hợp con số", bà Thanh nói.
Theo VNE
Nhóm thanh niên rủ nhau đi cướp taxi bằng xi lanh Ngày 4/6, Công an Hà Nội cho biết, vừa bắt giữ các đối tượng Nguyễn Đăng Nịnh (SN 1990), Nguyễn Văn Nam (SN 1987), Nguyễn Văn Phố (SN 1985, đều ở Đông Anh, Hà Nội) để làm rõ hành vi cướp tài sản. Theo điều tra, khoảng 16 giờ ngày 29/5, Phố điện cho Nịnh rủ đi cướp tài sản của lái xe...