Giết người không xác – không xác có nghĩa là không giết người?
Vậy là sau gần 3 tháng(18.10.2013 đến 13.1.2014) nghi án làm chết người của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã có bản kết luận điều tra, tuy nhiên tang chứng quan trọng nhất là thi thể của nạn nhân lại không được tìm thấy
Trên nguyên tắc “có lợi cho bị can, bị cáo” đồng thời cũng bảo đảm quyền lợi của người bị hại nên chúng tôi không lạm bàn về định khung, định tội…
Bởi những vấn đề đó sẽ được làm rõ trong quá trình kiểm sát, công tố và xét xử.
Nhưng có vấn đề không thể bỏ qua, cũng là sự quan tâm của công chúng, đó là, nếu giết người mà không tìm được thi thể thì không bị xét xử tội giết người ?
Điều ai cũng hiểu là, nếu không bị truy tố về tội giết người mà bằng một tội khác (trong vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đó là tội “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh,sản xuất pha chế thuốc,cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo điều 242 bộ luật Hình sự) thì mức án sẽ nhẹ hơn.
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) bị bắt
Liệu điều đó có tạo ra tiền lệ án hay không?
Theo bản kết luận điều tra 105/KLĐT/PC45 ghi ngày 13.1.2014 đã được tống đạt đến các bị can, xác định Nguyễn Mạnh Tường là người gây ra cái chết cho người đến thực hiện dịch vụ thẩm Mỹ là Lê Thị Thanh Huyền.
Đồng thời, Nguyễn Mạnh Tường còn bị đề nghị truy tố thêm về tội xâm phạm thi thể mồ mã,hài cốt vì đã cùng nhân viên Đào Quang Khánh ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng để phi tang.
Video đang HOT
Như vậy, chúng ta hiểu rằng cơ quan điều tra đã kết luận vụ việc dựa trên hồ sơ lưu hoặc còn sót lại tại TMV Cát Tường, lời khai của bị can, thực nghiệm hiện hiện trường và những tài liệu khác (nếu có).
Và không có tài liệu quan trọng nhất đó là biên bản khám nghiệm thi thể người được cho là đã bị chết trong quá trình phẫu thuật là Lê Thị Thanh Huyền.
Như vậy rõ ràng là cơ quan điều tra đã hết sức thận trọng khi đưa ra bản kết luận điều tra.
Nếu vụ án Lê Văn Luyện là một vấn đề của dự kiến luật, khi luật hình sự không hình dung được người ở lứa tuổi như Lê văn Luyện có thể thực hiện hành vi tàn độc như vậy thì vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường lại là một vụ án đầy biến hóa trong áp dụng luật hình sự.
Trong cùng một hành vi và một hậu quả, liệu chúng ta phải áp dụng điều luật nào để đảm bảo nghiêm minh, công bằng của pháp luật và sự đồng tình của người dân?
Theo Một thế giới
Bác sĩ Tường cố tình giết vì sợ chị Huyền sống thực vật?
Có thể ông Tường tính toán, nếu để nạn nhân sống thì hậu quả về vật chất sẽ rất lớn, vì thế đã quyết định tước đoạt mạng sống của nạn nhân?", TS Lê Đăng Doanh (Khoa Luật Hình sự, ĐH Luật Hà Nội) chia sẻ
Đã 3 tháng trôi qua từ khi xảy ra vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, xác nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy. Phóng viên đã trao đổi với một số luật sư, chuyên gia pháp lý về vụ án hóc búa này.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan điều tra.
Hiện tại, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bị cơ quan công an khởi tố theo hai điều luật của Bộ luật Hình sự: Điều 242 - "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" và Điều 246 - "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt". Nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh bị khởi tố do vi phạm Điều 246 nêu trên và "Tội trộm cắp tài sản" (Điều 138 - Bộ luật Hình sự).
Luật sư Trần Đình Triển - Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân: Gia đình chị Huyền cần yêu cầu tòa tuyên bố chị Huyền đã mất
Cần thêm 9 tháng nữa mới có thể xét xử vụ Cát Tường?
Tôi rất tán đồng với ý kiến của giám đốc Công an Hà Nội là phải bằng mọi cách để tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền, bởi vì đây là một chứng cứ quan trọng. Tuy nhiên, nếu đặt giả thiết bác sĩ Tường khai đúng, thì cho đến thời điểm này, khả năng tìm thấy xác chị Huyền ở một dòng sông rộng, sức nước chảy mạnh như sông Hồng, là rất ít.
Vậy nếu không tìm được xác chị Huyền thì sao, liệu vụ án có đi vào bế tắc không? Theo tôi, gia đình chị Huyền sau 9 tháng nữa có thể làm đơn yêu cầu tòa tuyên bố chị Huyền đã chết theo điều 81, Bộ luật Dân sự .
Điều này có quy định: "Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa ra quyết định tuyên bố một người đã chết trong các trường hợp sau đây: ...Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc hỏa hoạn, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống".
Đã 3 tháng kể từ khi vụ Cát Tường xảy ra, nên còn tối thiểu 9 tháng nữa để gia đình chị Huyền yêu cầu tòa ra tuyên bố như trên.
Khi tòa đã ra tuyên bố như thế, cộng với các chứng cứ, các lời khai khác, tòa có thể đưa vụ án ra xét xử đúng quy định pháp luật chứ không phải đình chỉ vụ án như nhiều ý kiến đã nêu ra.
TS Vũ Dương - Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia: Thời điểm này nếu tìm thấy xác chị Huyền thì cũng không thể trả lời chết trước hay sau khi bị phi tang
Tiến sĩ Vũ Dương.
Nếu vớt được thi thể chị Huyền khi còn các mẫu mô của phổi chưa bị phân hủy hết thì mới có thể phát hiện được nạn nhân chết trước hay sau khi bị ném xuống sông. Nếu chết trước khi ném xuống sông thì bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vi phạm điều 242 Bộ luật hình sự, nhưng nếu chết sau khi bị ném xuống sông, thì bị can chắc chắn sẽ mắc một tội nghiêm trọng hơn là tội "giết người".
Đến thời điểm hiện nay, nếu tìm thấy xác chị Huyền thì chắc chắn cả mẫu mô của tử thi đã phân hủy hết. Việc tìm thấy xác chỉ có thể coi là tìm được chứng cứ để chứng minh đã có hành vi gây chết người.
TS. Lê Đăng Doanh (Khoa Luật Hình sự, ĐH Luật Hà Nội): Không tìm được xác nạn nhân, vẫn có thể xác định được tội danh của bác sĩ Tường
Hoàn toàn không thấy có căn cứ về chuyện chị Huyền không chết, bỏ đi khỏi nhà suốt thời gian vừa rồi mà không liên lạc về như một số ý kiến trong dư luận. Bởi chị Huyền không có mâu thuẫn gì với gia đình, người thân để phải hành động như vậy. Mặt khác, căn cứ vào lời khai của bác sĩ Tường cũng như rất nhiều nhân chứng khác, việc khẳng định chị Huyền đã chết là có căn cứ. Việc tìm thấy xác chỉ là để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân chết mà thôi. Vì thế cho rằng, tuyên bố chị Huyền đã chết nhưng trong thực tế chị ấy không chết, dẫn đến việc xử lý Đào Quang Khánhvà bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường "oan", theo tôi là không thể xảy ra.
Về vấn đề nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, căn cứ về tâm lý tội phạm nói chung, bác sĩ Tường không có động cơ trong việc phạm tội giết người, ông Doanh phủ nhận điều này. Ông nói: "Bác sĩ Tường có thể tính đến chuyện giết nạn nhân vì nếu một tai biến phẫu thuật nào đó khiến chị Huyền sống thực vật, thì ông Tường sẽ phải nuôi những người phụ thuộc của chị này, cấp dưỡng cho con cái của chị Huyền đến khi 18 tuổi. Có thể ông Tường tính toán, nếu để nạn nhân sống thì hậu quả về vật chất sẽ rất lớn, vì thế đã quyết định tước đoạt mạng sống của nạn nhân?".
Nếu không tìm thấy xác nạn nhân, 2 bị cáo sẽ thoát tội "Xâm phạm thi thể"?
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, khó khép tội Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh tội "xâm phạm thi thể" nếu như không tìm thấy xác chị Huyền. Đồng thời, về thời hạn điều tra, các luật sư đều cho rằng: nếu xác định Nguyễn Mạnh Tường phạm tội theo Điều 242 Bộ luật Hình sự thì căn cứ vào định khung hình phạt, đây là tội rất nghiêm trọng, do đó cơ quan điều tra có thể gia hạn điều tra 3 lần. Tức là, tổng cộng có 12 tháng điều tra kể từ ngày khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Theo Đời sống Pháp luật
Vì sao Nguyễn Mạnh Tường thoát tội "Giết người"? Theo lý luận của luật sư, Cơ quan Cảnh sát điều tra không khởi tố Nguyễn Mạnh Tường tội "Giết người" là phù hợp với những diễn biến khách quan của vụ án. Như Dân trí đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án "bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường...