Giết người để khẳng định vị thế giang hồ
Từ một gã đại ca tỉnh lẻ, y vô cớ cùng đàn em xuống tay hạ sát người vô tội chỉ để khẳng định vị thế giang hồ.
Rất nhiều các để thể hiện chất giang hồ (Hình minh họa)
Trong cuộc truy bắt tội phạm truy nã, có nhiều trường hợp trốn tránh pháp luật từ vài ngày, vài tháng cho đến hàng chục năm trời mới bị sa lưới. Khi đó hình dạng chúng thay đổi ít nhiều nhưng không thể qua được con mắt nghiệp vụ tinh tường của lực lượng trinh sát dầy dạn kinh nghiệm. Song, không phải lúc nào điều kiện khách quan cũng hỗ trợ. Đôi lúc, đối tượng vì nhận thấy được mình thay hình đổi dạng được thì nằng nặc khẳng định là mình bị oan sai, bị bắt nhầm và đôi khi khắng cự quyết liệt, nhưng các trinh sát truy nã mặc dù vất vả hơn vẫn nhanh chóng đưa những tên tội phạm như thế lộ diện ra ánh sáng. Cuộc đấu trí căng thẳng cam go với tên Lê Trọng Phú – một đối tượng gây ra tội ác giết người rồi bỏ trốn hơn hai năm trời là một câu chyện như thế…
Giết người vô tội để khẳng định vị thế đại ca giang hồ
Lê Trọng Phú, sinh năm 1990, ngụ tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, mà giới giang hồ “cóc” ở địa phương thường gọi là Cu Mỹ. Mới 20 tuổi đầu nhưng Phú được đám đàn em kiêng nể vì mức độ tàn bạo trong các cuộc thanh trừng ở địa phương và côn đồ có hạng. Chính vì thế mà hắn cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các trính sát hình sự ở địa phương này.
Biết được ngày 30-4-2008 là ngày khai trương của quán cà phê, bar Ômêly ở đường Trần Quang Diệu, Khu phố 5, phường Thanh Sơn, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, nên Lê Trọng Phú cùng đồng bọn đã gọi điện cho chủ quán với thái độ côn đồ đặt bàn trước. Biết được sự lưu manh của nhóm giang hồ tại địa phương cũng có số mà và sợ bọn chúng liều mạng gây rối làm hỏng buổi khai trương nên chủ quán Ômêly đã ưu tiên để dành cho bọn chúng một bàn. Nhưng muốn tạo tên tuổi cho buổi ra đời của quán cà phê, bar Ômêly, tạo sự sợ hãi với khách hàng và để đánh tiếng khéo với chủ quán rằng, nếu không có chúng bảo kê thì quán sẽ khó bề hoạt động yên ả được, Lê Trọng Phú đã bàn với đồng bọn là Trần Mạnh Quốc tìm cớ gây sự với khách hàng và cả hai bỏ đi ra ngoài.
Video đang HOT
Khoảng 21 giờ đêm ngày 30-4, Nguyễn Văn Tây (SN 1988, ngụ Thôn Từ Tâm, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) cùng với hai người bạn khác là Nguyễn Lê Quốc Tân( SN 1989, ngụ tại thôn Long Bình, xã An Hải, huyện Ninh Phước) và Phạm Phú Việt (Sn 1990, ngụ tại phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) sau một chầu nhậu thì đi bằng hai xe gắn máy đến quán cà phề, bar Ômêly để tiếp tục uống cà phê, giải trí. Tới quán, Tây cùng Tân và Việt đưa xe lên vỉa hè đối diện quán Ômêly để gửi. Do không có người trông xe nên cả ba đứng chờ nhân viên của quán ra để gửi xe. Cũng vừa lúc này, Lê Trọng Phú cháy xe gắn máy hiệu Max đi tới chỗ Tây, Tân và Việt ngồi khoảng 10m thì bảo Tây ghi số xe cho Phú, Tây trả lời: “Tao không phải người giữ xe đâu”, chỉ chờ có vậy, Phú đã lớn tiếng thóa mạ Tây một cách vô cớ. Thấy thái độ côn đồ của Phú, anh Tây vội nhẹ nhàng phân bua nhưng Phú đã dựng xe rồi đi bộ sang gọi Trần Mạnh Quốc. Khi tiến đến sát ba thanh niên, chẳng nói chẳng rằng, Quốc xông vào nắm cổ áo Tây và đánh. Thấy bạn bị tấn công, anh Việt (đi cùng Tây) chạy đến bên cạnh Phú để ngăn cản với giọng xuống nước xin lỗi: “Thôi chỗ anh em có gì từ từ nói với nhau”. Thế nhưng Phú không nghe mà Phú còn rút dao ra đâm Việt, Việt tránh né và dùng tay xô ngã Phú rồi bỏ chạy. Quốc và Phú tiếp tục xông vào đánh Tây. Sau khi đâm hụt Việt, Phú lao đến đâm Tây hai nhát vào cơ thể gồm: một nhát vào ngực trái, một nhát vào hông bên trái. Bị đâm bất ngờ, Tây cố hết sức thoát khỏi hai tên côn đồ và bỏ chạy nhưng Tây chỉ chạy được khoảng 20m thì gục ngã. Thấy Tây bỏ chạy , Quốc lượm đá tiếp tục đuổi đánh bạn của Tây. Lúc này đồng bọn của chúng đang ngồi trong quán, nghe được sự việc lộn xộn bên ngoài nên chạy ra ứng cứu.
Sau màn hỗn chiến kinh hoàng làm một người gục ngay bên vệ đường, còn nhiều người khác đang hoảng loạn tháo chạy khỏi hiện trường thì Phú và Quốc leo lên xe máy và cùng cả bọn tẩu thoát. Ngay sau đó người dân phát hiện Tây bị thương nặng, liền đưa đến bệnh viện tỉnh Ninh Thuận cấp cứu nhưng khi vừa đến nơi thì tử vong.
Ngay sau khi vào cuộc, các trinh sát, điều tra viên Công an(CA) tỉnh Ninh Thuận chẳng khó khăn khi xác định được hung thủ của vụ trọng án nói trên chính là Lê Trọng Phú và Trần Mạnh Quốc. Thông tin các trinh sát thu thập được xác định, đây là hai đối tượng có biểu hiện tham gia trong các băng nhóm của các đối tượng giang hồ chuyên đi bảo kê nhà hàng, quán cà phê và các quán ăn uống trên địa bàn tỉnh. Thấy công việc bảo kê nhàn hạ, có tiền chi tiêu lại được ăn uống no say miễn phí nên cứ hễ có quán nào mới khai trương là bọn chúng mò đến gây sự để thể hiện đàn anh giang hồ nhằm buộc chủ hàng quán thuê chúng bảo kê, nếu không sẽ lãnh hậu quả thảm thương.
Thông tin điều tra còn cho biết thêm, trước khi gây ra cái chết của anh Tây, hai đối tượng Phú và Quốc cũng đã vô cớ dùng dao đâm bốn nhát vào bụng và đùi anh Lê Đình Chiến (SN 1987, ngụ tại phường Bảo An, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) gây thương tích nặng. Khi CA TP. Phan Rang – Tháp Chàm đang vào cuộc, tiến hành điều tra, truy xét hung thủ gây án thì bọn chúng lại tiếp tục gây án mạng.
Ngay sau khi xảy ra vụ trọng án, nhờ công tác vận động tư tưởng gia đình các đối tượng khá tốt của cơ quan công an nên Quốc ra đầu thú. Sau một thời gian đấu tranh tư tưởng, hắn đã khai toàn bộ sự thật. Theo lời khai của Quốc thì, trước khi ra đầu thú thì Quốc và Phú có buổi nói chuyện bàn về việc nhận tội, Quốc sẽ tự nhận mình là người trực tiếp gây ra các chết cho anh Tây chứ không phải Phú. Xem ra, đây là một nghĩa cử đẹp của đàn em đối với đàn anh. Thế nhưng, nghĩa cử cao đẹp đó không thắng nổi sự sợ hãi của Quốc khi hắn đối mặt với bản án giết người nên cuối cùng không thể nào thực hiện theo kế hoạch đã bàn bạc với đàn anh trước đó.
Cuộc vây bắt và đấu trí với tên tội phạm
Vì tin tưởng thằng đàn em cứu mạng và vô cùng liều lĩnh nên Phú dù đang lẩn trốn vân tinh tướng thị oai. Hắn thường xuyên thoắt ẩn thoắt hiện ngay tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm cùng với đồng bọn trộm cắp xe máy và tham gia nhưng cuộc thanh trừng đẫm máu tranh giành quyền lực với các băng nhóm khác. Tuy nhiên, hắn là một tên cáo già, dù xuất hiện ở đâu, hắn cũng nhanh chóng biến mất vì sợ Công an giăng lưới.
Thế nhưng, dù hắn có khôn ngoan đến đâu thì cũng không thể thoát được tai mắt của các trinh sát. Bằng các hoạt động nghiệp vụ, ngày 24-5-2011, các trinh sát phát hiện tên Lê Trọng Phú cùng đồng bọn đang tổ chức ăn nhậu tại nhà một đối tượng tên Liêm ở phường Đông Hải, TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Ngay lập tức, một cuộc họp khẩn cấp truy bắt đối tượng do Đại tá Phan Văn Chỉnh – Trưởng phòng PC 45 CA tỉnh chủ trì giao nhiệm vụ cho Thượng tá Lê Thành Hổ – Phó trưởng phòng, chỉ huy tổ công tác với 10 trinh sát xuống phối hợp với Công an, dân phòng phường Đông Hải quyết tâm bắt gọn tên giết người nguy hiểm. Kế hoạch vây bắt tên Phú được triển khai chặt chẽ từng chi tiết. Mỗi đồng chí trong tổ công tác đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau nhưng mục tiêu là làm sao khống chế được Phú, tránh gây kinh động cho các đối tượng khác. Đặc biệt là đề phòng Phú sử dụng hung khí nguy hiểm chống trả, gây thương tích cho lực lượng.
Sau khi chia thành từng nhóm nhỏ bao vây căn nhà của tên Liêm, chốt chặn mọi ngóc ngách đề phòng đối tượng có thể tẩu thoát. Khi xác định tên Phú đang chén thù chén tạc với đồng bọn, lực lượng trinh sát ấp xuống khống chế. Bị bất ngờ, nhưng vốn là một tên lưu manh cáo già, tên Phú tận dụng mái tóc dài của mình xõa xuống che nửa khuôn mặt hung thần của hắn nhưng Thượng úy Lê Văn Long nhanh chóng bước đến giật ngược mái đầu tên Phú và đanh giọng: “Cu Mỹ, mày đã bị bắt”. Tuy vậy, hắn vẫn cố vùng vẫy, chống trả và hô hào kích động đàn em: “Anh em ơi, chơi tụi nó!”. Thế nhưng đàn em lóc nhóc của tên Phú chưa kịp giờ trò giải thoát cho đàn anh thì đã bị các trinh sát khống chế và vô hiệu hóa hoàn toàn. Tên Phú được các trính sát áp giải thẳng về trụ sở Phòng PC45, CA Tỉnh, còn đàn em hắn thì đưa về CA phường Đông Hải để xử lý hành chính.
Tại cơ quan điều tra, tên Phú vẫn cố không chịu nhận mình là Cu Mỹ tức Lê Trọng Phú – kẻ đã gây án giết người tại trước quán cà phê, bar Ômêly vào thời điểm đúng 2 năm trước. Đối diện với các trinh sát, hắn lạnh lùng khẳng định mình tên Long, là con nuôi của mẹ hắn (tức mẹ Phú có nhận một người con nuôi tên Long, trạc như Phú). Có một chút ngờ vực là trước đây, thời điểm Phú ăn chơi đình đám và gây án thì tạng người của hắn vốn gầy gò, da đen, nhưng hôm nay hắn đã thay đổi khá nhiều, mập và trắng lên. Có thể nắm được ưu điểm này nên hắn cố tình quanh co chối tội. Lúc này đã nửa đêm, đội ngũ làm nhiệm vụ chuyên môn đã ngủ say sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, phía bên ngoài, gia đình và đồng bọn của Phú kéo đến gây khó khăn hòng giải thoát cho hắn. Quyết không để tên tội phạm lọt lưới, Đại tá Phan Văn Chỉnh đã trực tiếp điện thoại cho các đơn vị chức năng yêu cầu giám định vân tay ngay trong đêm. Dù mệt nhọc nhưng ngay trong đêm đó công tác giám định đã được tiến hành một cách nhanh chóng và cuối cùng chân tướng tên giết người đã lộ diện. Cũng đêm đó, Đại tá Phan Văn Chỉnh chỉ đạo lực lượng trinh sát, áp tải xe chở Lê Trọng Phú lên thẳng trại giam CA tỉnh, hoàn tất các thủ tục nhập trại. Cửa phòng giam đóng sầm sau khi tên Lê Trọng Phú bước vào thì lúc bấy giờ các trinh sát mới đưa tay che miệng giấu cái ngáp dài sau một đêm trắng với tội phạm.
Theo Pháp Luật Cuộc Sống
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (kỳ cuối): Quá dễ để lách luật "múa cột" trước mắt cơ quan chức năng?
Hoạt động múa cột trong Nghị định không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục.
Nếu dùng khái niệm vũ trường thì tại Đà Nẵng hiện chỉ còn duy nhất New Phương Đông. Nghĩa là chỉ trên một vài tiêu chí cơ bản về quy mô, chứ thực tình nếu đem soi với những quy định khắt khe thì toàn thành phố không có một vũ trường nào. Nhưng na ná vũ trường thì rất nhiều. Chính cái na ná này đã khiến cơ quan chức năng không có chế tài để xử lý các vi phạm.
Thử lấy một vài điều kiện để kinh doanh vũ trường theo Nghị định của Chính phủ như: diện tích sàn tối thiểu phải 80m2, người dưới 18 tuổi không được vào, nằm tách biệt với khu dân cư, cách âm tốt... thì không có một tụ điểm ăn chơi nào mà nhiều người vẫn gọi là "vũ trường" đạt tiêu chuẩn. Chính vì những ràng buộc ngặt nghèo xuất phát từ chủ trương "không cấm nhưng không khuyến khích" này mà những người đầu tư đã dùng một khái niệm rất vô chừng là "bar". Từ này ở nước ngoài đã phổ biến, nhưng ở Việt Nam thì nó chưa có định nghĩa cụ thể, chưa trở thành đối tượng điều chỉnh của luật, chưa nằm trong diện quản lý của các ngành liên quan. Và đây là kẽ hở để sinh ra nhiều biến tướng, vì núp dưới vỏ bọc của "bar", nhiều nơi có đủ các trò của một vũ trường nhưng nộp thuế ít hơn, đầu tư ít hơn mà chế tài cũng không khắt khe, nếu không nói là bỏ trống.
Múa cột đã phổ biến tại các quán bar, vũ trường trong khi không có chế tài xử lý. Ảnh: C.K
Ông Lưu Văn Học - Phó Chánh thanh tra Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng cho biết, những tụ điểm mà họ tự nhận là bar ấy do Sở KH&ĐT cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Sở VH-TT&DL có một chức năng rất nhỏ trong này là cấp phép biểu diễn các chương trình nghệ thuật, kiểm tra danh mục các bài hát biểu diễn. Chế tài để xử lý các vi phạm bên lĩnh vực văn hóa đối với các tụ điểm này cũng còn gặp rất nhiều lúng túng. Cũng theo đại diện thanh tra Sở thì hoạt động múa cột trong Nghị định cũng không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì Sở cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục.
Trong số các tụ điểm ăn chơi ở Đà Nẵng, ông Học cho hay F.T.V là điểm đã bị cơ quan liên ngành xử phạt nhiều lần vì hoạt động quá giờ cho phép và nhắc nhở về cách ăn mặc của nhân viên múa cột. Còn S.V.T. thì từng bị xử phạt vì nhiều thành viên của ban nhạc người nước ngoài (Philippines) xin nhập cảnh vào TPHCM nhưng lại biểu diễn ở Đà Nẵng trong khi Visa đã quá hạn.
Ngoài ra, cách đây mấy tháng, tụ điểm Sao MTV cũng bị xử lý vì tiếng ồn quá mức cho phép, người dân sống xung quanh làm đơn kiến nghị liên tục. Theo quy định, nếu không phải là vũ trường thì không được tổ chức khiêu vũ, vậy nhưng quy định này đã bị xé rào ở một số tụ điểm ăn chơi có tiếng. Còn hành vi múa lửa của những người pha chế rượu, theo ngành Văn hóa thì rõ ràng là có nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm, nhưng nếu kiểm tra và xử lý thì chắc chắn lại thuộc về CSPCCC.
Các quán bar đã xé rào với màn múa lửa của nhân viên pha chế rượu. Ảnh: C.K
Còn theo ông Trần Văn Thôi - chuyên viên Phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH-TT&DL) thì hình thức hoạt động của các bar và vũ trường ở Đà Nẵng gần như giống nhau, nhưng bar lại không có chế tài xử lý trong khi vũ trường thì có quy định rất rõ. Các bar thì đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT nhưng gần như các mã ngành đều thuộc diện kinh doanh không điều kiện nên khó mà có cơ sở để kiểm tra, xử lý.
Hỏi về việc các nhân viên múa cột thường ăn mặc rất hở hang, sử dụng nhiều động tác kích động, kích dục, ông Thôi cũng thẳng thắn trao đổi: "Đây rõ ràng không phải là hoạt động khiêu vũ cũng chẳng phải một vở kịch múa nào. Nhưng trong tất cả các văn bản liên quan cũng không có văn bản nào nói đến múa cột cả. Vì thế cũng chẳng có căn cứ nào mà xử lý".
Qua trao đổi với các đơn vị chức năng, các ý kiến đều cho rằng, nếu có chế tài cụ thể thì việc xử lý các sai phạm của những tụ điểm ăn chơi mà gần đây nhiều người gọi là bar thực sự không khó. Nhưng, nếu không có quy định cho loại hình này, không có căn cứ xử lý thì sẽ rất rối. Hành vi biến tướng lập lờ với rất nhiều hoạt động không được cho phép mấu chốt bắt nguồn từ những quy định ngặt nghèo về điều kiện kinh doanh vũ trường của Chính phủ cũng như lách thuế của các nhà kinh doanh. Theo thông tin mà chúng tôi có được thì ngành Văn hóa đang tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng ra những quy định để quản lý, xử lý chặt chẽ các tụ điểm ăn chơi biến tướng này.
Các cơ quan quản lý nhìn nhận rằng, ở một thành phố lớn như Đà Nẵng, xuất hiện các quán bar, vũ trường cũng là một nhu cầu tất yếu về mặt tinh thần. Nếu hoạt động theo quy định, trong khuôn khổ pháp luật cho phép thì đây sẽ là nơi phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, khách du lịch các nơi lưu trú tại Đà Nẵng và cả người nước ngoài nữa.
Theo chúng tôi, ở khía cạnh tích cực thì điều này đúng. Tuy vậy, hình thức kinh doanh này bao giờ cũng có mặt trái, và xử lý được điều này thì không phải là đơn giản. Đi liền với vũ trường, với bar là việc sử dụng ma túy, là mại dâm cao cấp, là giang hồ, bảo kê, ô nhiễm tiếng ồn cùng nhiều hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội khác nữa. Ta không thể cấm người khác đi chơi ở vũ trường, ở quán bar, nhưng nếu làm tốt công tác quản lý thì sẽ biết được họ đến đó để chơi gì. Loạt phóng sự của chúng tôi sau chuyến xâm nhập các vũ trường, quán bar cũng chỉ mong nói lên điều đó.
Theo ANTD
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (7): Sa đoạ những cuộc vui thâu đêm ở vũ trường, quán bar Trong cuộc vui bất tận thâu đêm suốt sáng ở quán bar, vũ trường, các vũ nữ chịu khá nhiều áp lực. Trong môi trường đầy rẫy cám dỗ, không ít trường hợp sa ngã, khi tỉnh ngộ, nhìn lại mình thì đã quá muộn... Mỗi khi có khách vào, đội ngũ này sẽ sà tới và thăm dò nhu cầu. Ảnh: C.K...