Giết hàng xóm vì “tội” hay… phóng uế bừa bãi
Bị hàng xóm thường hay phóng uế bừa bãi trước nhà mình gây hôi thối, nhiều lần nhắc nhở nhưng không được, Lẹ đã ra tay đâm chết anh này.
Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM vừa bác đơn kháng cáo, tuyên y án tù chung thân đối với bị cáo Lê Văn Lẹ (SN 1982, ngụ huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) về tội”giết người”.
Bị cáo Lê Văn Lẹ tại tòa phúc thẩm
Theo án sơ thẩm, Lê Văn Lẹ và Phạm Văn Hường (SN 1972) là hàng xóm của nhau cùng sống tại khu phố Gò Thuyền, thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng. Những lúc có tiệc rượu, Hường thường đi tiêu, tiểu gần nhà Lẹ làm mất vệ sinh.
Dù Lẹ nhiều lần nhắc nhở nhưng Hường vẫn không bỏ thói hư tật xấu. Lẹ bực tức và tìm mọi cách để trả thù. Khoảng 12h, ngày 17/11/2013, sau khi đi uống rượu về, Lẹ thấy Hường đang nằm ngủ trên võng gần chỗ đậu ghe của Lẹ. Nhớ đến việc Hường thường đi vệ sinh ngay nhà mình trước đó, Lẹ đi xuống ghe lấy 1 con dao lên đâm thẳng vào ngực Hường trong khi Hường đang ngủ.
Bị đâm, Hường liền bật dậy thì Lẹ tiếp tục đâm Hường đến khi nạn nhân gục xuống. Sau đó, Lẹ cầm dao bỏ đi. Vừa lúc đó, anh Nguyễn Văn Đội đi tới thấy Hường kêu cứu đồng thời thấy Lẹ cầm dao dính đầy máu nên anh Đội đã tri hô. Cùng lúc này, công an thị trấn Tân Hưng nhanh chóng có mặt tại hiện trường và bắt giữ Lẹ cùng tang vật gây án. Riêng nạn nhân Hường, sau một hồi vật vã với vết thương thì té ngã và chết tại chỗ.
Trước đó, Lẹ bị tòa sở thẩm xử phạt tù chung thân. Cho rằng mức hình phạt trên là nặng nên Lẹ đã kháng cáo bản án sơ thẩm. Lẹ xin được giảm án. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không đưa ra thêm tình tiết gì mới xét giảm nhẹ. Nhận thấy, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà bị cáo đã hành xử một cách côn đồ, Trong khi việc nạn nhân phóng uế gây mất vệ sinh nhà bị cáo thì bị cáo vẫn có nhiều cách giải quyết bằng thiện chí giải hòa nhưng bị cáo đã tước đi mạng sống của người khác.
HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, Tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo với mức án trên là tương xứng nên bác toàn bộ kháng cáo của bị cáo.
Video đang HOT
Theo Hồng Hà
An ninh thủ đô
Khi gia đình không là tổ ấm
Họ là cha con, là anh em nhưng đứng trước tòa án, tình nghĩa đã được thay bằng hận thù, bằng những toan tính thiệt hơn. Sau mỗi phiên tòa, hai chữ tình thân lại càng mong manh hơn...
Nếu xét về huyết thống thì họ là cha - con, là anh - em ruột thịt của nhau. Nhưng đứng trước vành móng ngựa, họ là hai chiến tuyến đối nghịch nhau và đang cố sức để đẩy người kia vào vòng tù tội. Những vụ án đau lòng, những sự thật đau lòng và cả một nỗi niềm khó có thể gọi tên cho những người làm cha, làm mẹ, làm con khi họ đã không làm đúng bổn phận và trách nhiệm của mình.
Họ là anh em, hay đúng ra từng là anh em trước khi bước vào phiên tòa xét xử anh chém em.
Bà Nguyễn Thị Hiền (xã Diễn Thịnh, Diễn Châu, Nghệ An) tới dự phiên tòa xét xử đứa con trai đầu. Vợ chồng đứa con trai thứ là người đứng đơn kiện anh trai hành vi cố ý gây thương tích. Người ta sẽ nghĩ bà đến tòa để mong anh em hòa giải với nhau ấy nhưng không phải vậy. Trước tòa, người mẹ ấy đã không phải là trung gian hòa giải mà từng lời nói của bà càng khoét thêm hiềm khích giữa 2 đứa con.
Mọi việc cũng xuất phát từ chính cách cư xử của bà với người chồng ốm đau. Bà Hiền đứng ngoài sân đưa thức ăn cho chồng ốm yếu của mình qua khung cửa sổ mà theo Phan Văn Thắng - đứa con trai thứ của bà là "như cho chó ăn". Hai mẹ con xảy ra cãi vả.
Nghĩ em hỗn với mẹ, Phan Văn Bình lên tiếng khiến hai em quay sang đấu khẩu lẫn nhau. Trong cơn bực tức, Thắng tát và đuổi anh trai về. Cho rằng em hỗn láo, Bình chạy vào nhà xách dao "dạy" em. Kết quả, Thắng bị anh trai chém 16 nhát vào khắp cơ thể. Thấy chồng bị chém, vợ Thắng là Hoàng Thị Mai vào can ngăn cũng bị anh chồng chém một nhát vào ngực ngã xuống đất.
Với việc gây ra thương tích cho Phan Văn Thắng (38,95%) và chị Hoàng Thị Mai (25,15%), Phan Văn Bình đã bị TAND huyện Diễn Châu tuyên phạt 5 năm tù giam, buộc phải bồi thường cho gia đình em trai gần 100 triệu đồng. Sau đó, Bình đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt lên Tòa án cấp tỉnh.
Tại phiên tòa phúc thẩm, giữa mẹ con, anh em vẫn không tìm được tiếng nói chung. Thắng vẫn cho rằng anh trai cố ý tước đoạt mạng sống của mình để tranh giành mảnh đất bố mẹ đã cho Thắng. Trong khi đó, Bình một mực khẳng định hành động của mình là bộc phát bởi Thắng đã hỗn láo với mẹ. Trước khi sự việc xảy ra, vợ chồng bà Hiền ở cùng nhà với vợ chồng Thắng. Nhưng sau khi hai anh em đưa nhau ra tòa, ông Quyền mất, bà chuyển sang nhà Bình sống và thể hiện thái độ ủng hộ Bình. Bởi vậy, đứng trước tòa, bà một mực bênh vực con trai cả và ra sức đổ tội cho vợ chồng con trai thứ.
Thấy mẹ và các chị đứng về phía anh trai, vợ chồng Thắng càng tức tối hơn. Hai bên dùng mọi lời lẽ để bêu xấu nhau. Hố sâu khoảng cách giữa những người vốn là ruột thịt cũng vì thế càng rộng ra.
Người cha một mực đẩy con vào tù và đứa con đánh cha vì bênh vực mẹ.
"Nếu bà Hiền biết tôn trọng chồng, tôn trọng con thì chắc đã không để xảy ra tình trạng này. Nếu bà Hiền đưa thức ăn cho chồng một cách có trách nhiệm, có tình thương thì đã không có việc Thắng hỗn hào, coi thường mẹ, coi thường anh trai. Con cái không nghe lời mẹ, vợ thì coi thường chồng, anh thì xử sự không phù hợp là nguồn cơn dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong gia đình", đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An giữ quyền công tố tại phiên tòa phân tích.
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, TAND tỉnh Nghệ An chấp nhận đơn kháng cáo và giảm án cho Phan Văn Bình từ 5 năm tù xuống 3 năm 6 tháng tù. Án được giảm nhưng tình nghĩa anh em, mẹ con cũng chẳng thể giữ được...
Mới đây, TAND tỉnh Nghệ An cũng đưa vụ án cố ý gây thương tích ra xét xử công khai. Bị hại và bị cáo trong vụ án này là cha con. Vụ việc cũng xuất phát từ nạn bạo hành của người làm cha trong gia đình. Nhiều lần chứng kiến cha là Ngô Quang Đại đánh đập, hành hạ mẹ mình, không thể làm chủ được bản thân, chiều 19/8/2013, Ngô Quang Nghĩa (SN 1993) đã dùng gậy để đánh lại bố nhằm bênh vực mẹ. Trận đòn khiến ông Đại bị tổn hại 36% sức khỏe.
Với tội cố ý gây thương tích, Ngô Quang Nghĩa bị TAND huyện Nghĩa Đàn tuyên phạt 5 năm tù giam. Thay vì dùng tấm lòng bao dung của người cha để tha thứ cho lỗi lầm, cảm hóa người con thì ông Đại lại có đơn kháng cáo xin tăng hình phạt cho con trai mình. Nhiều người dự khán phiên tòa và ngay cả các thành viên hội đồng xét xử cũng xót xa bởi tình phụ tử đã bị chính người cha chà đạp, xem thường.
Nội dung kháng cáo của ông Đại không được HĐXX chấp nhận. Kể cả khi nhiều lần chứng kiến cha bạo hành mẹ và chính cha đang cố gắng đẩy minh vào tù lâu hơn nhưng là phận làm con, Nghĩa đã nhận ra lỗi lầm, đã quỳ xuống xin cha tha thứ. Vậy nhưng người cha ấy đã tuyệt tình đến nỗi nhất quyết xin tòa xem xét tăng hình phạt tù cho chính khúc ruột của mình. Thậm chí, ông còn mong tòa bỏ tù người vợ bao năm nay ông đánh đập, hành hạ chỉ vì nghĩ rằng chính vợ mình đã đồng lõa với con.
Phiên tòa kết thúc với "nguyện ước" không thành của người cha. Không ai dám tin rằng gia đình ấy còn nguyên vẹn sau 5 năm nữa, thời điểm mà Nghĩa hết thời hạn thi hành án khi chính người cha của em đã coi trọng bản thân mình hơn tất thảy, hơn cả cái gọi là mái ấm gia đình.
Ánh mắt ráo hoảnh của đứa con tước đoạt mạng sống của người sinh thành ra mình.
Trong phiên tòa diễn ra giữa tháng 6/2014 người ta cũng mong chờ sự hối hận, đau đớn dẫu muộn mằn của người con mang án giết mẹ. Thế nhưng, suốt cả phiên xét xử, người ta chỉ thấy sự ráo hoảnh đến lạnh lùng của đứa con khi đối diện với pháp luật sau khi đã gây tội ác ngay với đấng sinh thành của mình.
Hoàng Khắc Thắng (SN 1974, trú tại xã Nghi Văn, Nghi Lộc, Nghệ An) cũng đã từng có một gia đình. Nhưng mái ấm nhỏ của Thắng cũng nhanh chóng tan vỡ khi người vợ không chịu được những trận đòn vô cớ của chồng mà ôm hai con đi nơi khác sinh sống. Thắng trở về ăn bám mẹ già.
Không công việc, không nghề nghiệp, không vợ con, Thắng làm bạn với rượu. Và khi đã ngà ngà trong cơn say thì mẹ Thắng trở thành nơi để gã trút ấm ức, bực dọc ở đời. Người đàn bà tội nghiệp một mình nuôi con khi chồng đi lấy người khác, những tưởng đứa con vì thế mà biết trân trọng công lao sinh thành, dưỡng giục nhưng cuối cùng, bà phải nhận cái kết bi thảm khi bị con trai đánh đến tử vong trong một cơn say. Càng đau lòng hơn khi đứng trước vành móng ngựa, đứa con trai bà đã đứt ruột đẻ ra, dồn hết tình yêu thương vẫn không có lấy một lời tạ tội với mẹ mình.
Những ánh mắt ráo hoảnh, những toan tính thiệt hơn, những lỗi lầm không đủ sự bao dung để thứ tha, những mái ấm đã mất đi, những phận người bước sang những ngã rẽ khác của cuộc đời trong sự đơn độc trong chính gia đình mình... Tội lỗi cũng bắt nguồn từ đó!
Hoàng Lam
Theo dantri
Chân tướng 2 kẻ thủ ác giết người, chặt tay man rợ để cướp vàng Nạn nhân là một phụ nữ trung tuổi khi được phát hiện xác đã bị phân hủy, khuôn mặt bị biến dạng, cơ thể nhiều chỗ bị côn trùng gặm nhấm, hai bàn tay đã bị cắt cụt... Vậy hung thủ là ai khi đã ra tay một cách man rợ như vậy? Cho đến một ngày đầu tháng 11-2012, cơ quan Cảnh...