Gieo nhân nào, gặt quả nấy
“Đó là nghiệp, bà gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy. Nếu ngày xưa, bà chỉ cần công tâm, công bằng giữa các con thôi, đối xử với mẹ mình cho đúng cách đối xử với một con người thôi, thì bây giờ bà không rơi vào cảnh như vậy”…
Chào bạn,
Mình cũng là người từng có tuổi thơ dữ dội vì suốt ngày phải chứng kiến bà nội đánh chửi mẹ, các bác các cô chú bên nội ghẻ lạnh, nói xấu mẹ, tất cả vì ngày xưa bà là người buôn bán, kiếm được nhiều tiền, muốn con cái nai lưng ra làm cùng bà kiếm tiền.
Tất cả các con của bà đều theo ý bà, chỉ bố mẹ mình là không, bởi bố mẹ theo con đường học hành, đi làm nhà nước.
Hồi ấy mình còn nhỏ nên không hiểu rõ vấn đề, nhưng ấn tượng về việc mẹ cứ chiều chiều tan ca về nhà lại bị bà chửi bới là lười thối thây không giúp được việc gì (dù cứ chiều về là mẹ luôn chân luôn tay nấu nướng, dọn dẹp, cơm nước, tắm rửa cho con, giặt giũ bằng tay cả chậu quần áo cho cả nhà…) thì rất sâu.
Bà chì chiết mẹ là vô dụng, có khi còn túm tóc mẹ mà giúi, mà đánh, kéo lê chân mẹ ra giữa nhà, tới chừng chị em mình sợ hãi khóc lóc la hét, hàng xóm vào can bà mới thôi. Hồi đấy, bố mẹ mình sống với bà và các bác, các cô chú khổ nhục lắm. Các bác, các cô chú phụ bà bán hàng nên được bà cho tiền. Mấy đứa anh chị em họ mình, bánh kẹo, đùi gà được gặm suốt, có bố mẹ mình là nghèo, chị em mình nhìn mấy đứa đó ăn ngon mà thèm nhỏ dãi phải quay đi. Bà không thương bố mẹ mình, nên không thương luôn cả chị em mình.
Tới sau này, nghề buôn bán không còn ra tiền nữa, gia đình các bác, các cô chú chẳng còn bám được vào bà nên kinh tế bắt đầu bấp bênh, vợ chồng chửi nhau suốt vì tiền. Bà không còn tiền để cho nên cũng không còn tiếng nói, nói chẳng ai nghe.
Bố mẹ mình thì chuyển ra ở riêng trong ngôi nhà cất lên từ miếng đất mẹ được phân.
Rồi thời thế thay đổi, bây giờ bà già yếu cũng rơi vào cảnh không con nào muốn chăm sóc, phụng dưỡng. Bố mẹ mình khá giả nhất, bà cũng đến xin lỗi mẹ vì muốn được về ở với gia đình mình. Nhưng chị em mình không đồng ý. Tiền có thể gửi cho bà, nhưng để bà sống chung thì nhất định không.
Chị em mình hiểu những đau đớn và oán hận của mẹ dai dẳng từ ngày xưa, vì chồng vì con mà phải cắn răng chịu đựng. Giờ mẹ mới được sống thư thái, nên không bắt mẹ phải quyết định, tự chị em mình không cho phép mẹ sống lại quá khứ nữa khi hàng ngày cứ phải nhìn thấy bà. Mình quan điểm rất rõ ràng: Trên đời này chỉ có bố mẹ sinh mình ra, nuôi nấng mình là đáng được mình bảo vệ nhất. Tất cả những ai không tốt với bố mẹ, thì mình đều không đứng về phía người đó.
Đó là nghiệp, bà gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy. Nếu ngày xưa, bà chỉ cần công tâm, công bằng giữa các con thôi, đối xử với mẹ mình cho đúng cách đối xử với một con người thôi, thì bây giờ bà không rơi vào cảnh như vậy.
Video đang HOT
Cho nên, bạn hãy thuận theo mong muốn của mẹ. Mẹ bạn đồng ý cho các con mình gửi tiền biếu bà hàng tháng cũng đã là trọn vẹn nghĩa tình rồi.
Phản hồi của độc giả Hoàng Linh
Theo dantri.com.vn
Từ những món ăn dân dã của "bà già triệu views", nhớ về ăn bữa cơm quê đạm bạc thơm thảo của mẹ
Có lẽ trong Ngày của mẹ, thứ mẹ mong cầu chẳng phải là quà cáp hay những lời chúc mà chỉ đơn giản là cái cảm giác hạnh phúc khi nhìn đứa con bấy lâu xa nhà ăn mấy món đạm bạc mình nấu, một cách ngon miệng.
Youtuber triệu view với những món ăn dân dã mang tên "bà già 61 tuổi"
Nếu là một trong những thành viên "cộm cán" của cộng đồng mạng Facebook và Youtube Việt Nam, chắc sẽ không thấy xa lạ với "Bà già 61 tuổi". Lập kênh riêng cho bản thân mình từ cách đây gần 1 năm, tính đến thời điểm này, "Bà già 61 tuổi" đã nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng và hiện sở hữu hơn 180 nghìn lượt đăng ký theo dõi. Các video được đăng tải trên kênh này đều thu hút được hàng trăm nghìn lượt xem, cao nhất phải kể đến video "mổ gà ăn mừng đạt 10 sub" có hơn 1,4 triệu lượt xem.
Ảnh cắt từ clip của Youtuber "bà già 61 tuổi".
Việc sở hữu lượng người quan tâm đông đảo cũng như có rất nhiều video "trăm nghìn view" khiến cộng đồng mạng không khỏi thắc mắc tự hỏi chẳng biết sức hút của Vlogger 61 tuổi này nằm ở đâu. Và câu trả lời dường như quá rõ ràng đối với những người đã dành thời gian để xem qua những video được "Bà già 61 tuổi" đăng tải.
Yếu tố đầu tiên có thể kể đến chính là kỹ thuật. Những đoạn video của "Bà già 61 tuổi" đều được quay và dựng khá đơn giản, hầu như chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh với góc quay trực diện, sau đó được cắt ghép một cách thô sơ để hoàn thiện sản phẩm.
Ảnh cắt từ clip của Youtuber "bà già 61 tuổi".
Điều này phần nào tạo cho người xem những trải nghiệm mới lạ nhưng cũng rất thân quen, chân mộc và đầy thực tế. Yếu tố thứ hai và cũng chính là yếu tố quan trọng nhất đến từ phần nội dung. Nội dung chủ yếu của những đoạn Vlog này là kể chuyện và thuật lại công việc sinh hoạt đời sống thường ngày, những câu chuyện giản dị thường nhật ở vùng quê như: cách bắt cua đồng và thực hiện món cua đồng nướng bùn, thử làm bẫy cá nước cạn hoặc tự làm ngôi nhà tranh giữa cánh đồng hoang... thứ mà chẳng phải ai cũng có dịp trải qua và chứng kiến.
Đối với nhiều người sống ở thành thị, những câu chuyện của "Bà già 61 tuổi" mang một màu sắc mới mẻ và có một sức hút khó cưỡng đến từ việc thỏa mãn những tò mò về cuộc sống dân dã. Song song đó, đối với những người từng trải qua quãng tuổi thơ "dữ dội", nô đùa, chạy chơi trên những cánh đồng quê hương, những đoạn video này còn chứa đựng ý nghĩa lớn lao hơn.
Ảnh cắt từ clip của Youtuber "bà già 61 tuổi".
Không chỉ dừng lại ở việc nhắc nhớ trong lòng mỗi người mảng ký ức tuyệt đẹp về những tháng ngày xưa cũ, những đoạn video xoay quanh cách thức nấu các món ăn độc đáo, lạ lẫm từ những nguyên liệu mộc mạc, thân quen của "bà già 61 tuổi" cũng vô tình đánh thức những xúc cảm đẹp đẽ nhất gắn liền với hình ảnh dịu dàng, ân cần của mẹ.
Bữa cơm quê đạm bạc thơm thảo của mẹ
Đối với những đứa con mà nói, bữa cơm mẹ nấu luôn hàm chứa những sắc thái cảm xúc vô cùng đặc biệt. Bữa cơm ấy không chỉ dừng lại ở việc mang đến cho con cảm giác no bụng mà hơn hết nó còn có một ý nghĩa lớn lao: đó chính là tình yêu thương, sự dịu dàng, ân cần và chăm sóc chu đáo mà mẹ gửi gắm vào từng món ăn, dù chân mộc, đạm bạc hay thịnh soạn, đủ đầy.
(Ảnh minh họa)
Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa thể quên được những mảng ký ức đầy sắc màu ngày bé. Ngày ấy, chỉ mải rong chơi, nô đùa cùng lũ bạn, chạy giỡn trên những cánh đồng chiều đến mức quên cả giờ giấc. Rồi khi ánh mặt trời của ngày dần tắt, mới chợt giật mình nhận ra giờ cơm tối đã tới. Trong lúc bản thân mình đang lững thững trên đường về nhà thì đâu đó, mẹ cũng dáo dác đi tìm quanh xóm. Tưởng chừng sẽ no một trận đòn trước khi đánh chén no bụng, ấy vậy mà khi về đến nhà, mẹ vẫn nhìn bằng ánh mắt đầy yêu thương, trìu mến rồi ôn tồn đưa con đi rửa tay chân để còn kịp ngồi vào mâm cơm cùng cả gia đình.
Và trên mâm cơm đầy màu sắc được nấu bằng bàn tay mẹ trong những ngày còn bé con vẫn thường ăn, dẫu chỉ là những món ăn đạm bạc ngày nào cũng như ngày nấy, như miếng rau luộc, đĩa cá kho, bát canh cua lõng bõng nước, ấy vậy mà bữa ăn nào cũng khiến con cảm thấy như lần đầu được thưởng thức. Có vẻ như gia vị mẹ nêm thêm vào bữa cơm gia đình chẳng phải mắm, muối, đường hay bột ngọt, mà còn là tình yêu thương, là sự ân cần nữ tính của mẹ.
(Ảnh minh họa)
Rồi cứ thế, những bữa cơm chân quê thơm thảo đầy mộc mạc của mẹ nuôi con lớn lên từng ngày và trưởng thành. Để đến một ngày, con "đủ lông, đủ cánh", rời khỏi vòng tay mẹ và tìm đến những chân trời mới, nơi con có thể xây dựng ước mơ, vun đắp cuộc sống mà ngày còn thơ con vẫn hằng nghĩ đến. Giữa chốn thị thành đông đúc và tấp nập ấy, những bữa cơm ngày bé mẹ nấu, giờ đây với con dường như trở thành một gì gì đó vô cùng "xa xỉ", chẳng mấy khi được nếm. Tự bản thân mình, con cũng thử bắt chước những công thức ngày ấy của mẹ để tìm lại những dư vị yêu thương xưa cũ giữa cuộc sống bộn bề nhưng dường như ít nhiều vẫn thiếu đi một thứ gì đó, hẳn là tình cảm và hơi ấm từ bàn tay mẹ ấp ủ, gửi gắm.
Con vẫn mong một lần được trở về như ngày xưa bé, chạy chơi quên giờ giấc đến mức đói lả rồi được mẹ gọi về, ngồi vào chiếc bàn bếp bên mâm cơm quê vài ba món đạm bạc, được mẹ gắp cho miếng cá ngon nhất, miếng thịt nạc nhất. Mâm cơm ấy đong đầy chẳng phải vì sơn hào hải vị, mà vì ngồi ăn cùng con là mẹ, là ánh mắt ấm áp, là tình yêu bao la, là câu nói mà giờ con mới hiểu nghĩa: "Con ăn thêm một ít nữa đi, mẹ no rồi!".
(Ảnh minh họa)
Thành công của con ngày hôm nay có một phần là bữa cơm ngày bé của mẹ. Ngày của Mẹ, chúc những người mẹ trên khắp mọi nơi mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn vui vẻ. Hôm nay, còn sẽ về, mẹ nấu cơm đợi con nhé!
Ngày của mẹ (Mother's Day) là ngày lễ tôn vinh tình mẫu tử. Được khởi xướng bởi Anna Marie Jarvis năm 1908, ngày lễ này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và lan rộng khắp thế giới. Ngày của Mẹ được tính theo ngày Chủ nhật thứ hai trong tháng 5 hàng năm.
Chủ nhật (ngày 12/5) chính là Ngày của Mẹ năm 2019 - bạn còn chần chừ gì nữa mà không dành những tình cảm yêu thương nhất, những món quà ý nghĩa và chạy tới ôm mẹ thật chặt để thể hiện tình cảm thiêng liêng này.
Theo Helino
Cạn lời với trò ki bo đến bẩn tính của những thực khách muốn ăn mà không muốn trả tiền Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng nếu như lạm dụng quá mức dẫn đến ki bo bẩn tính đối với người buôn bán thì cần phải xem xét lại. Biết rằng trong cuộc sống với bộn bề khó khăn, lo toan, việc điều chỉnh chi tiêu sinh hoạt là chuyện vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, khi ra ngoài gặp gỡ...