‘Gieo mầm’ phục hồi từ cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19
Cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra dự báo còn tiếp tục kéo dài trong năm 2021 khi dịch bệnh chưa được kiểm soát và những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
COVID-19 đang dẫn đến những thay đổi lớn với ước tính thiệt hại về kinh tế toàn cầu lên tới 28.000 tỷ USD tính tới năm 2025.
Công nhân làm việc tại dây chuyền sản xuất xe tải hạng nặng của Tập đoàn sản xuất ô tô Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 23/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 5/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới ở mức 4% trong năm 2021 khi việc tiêm chủng ngừa COVID-19 trở nên phổ biến. Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo triển vọng ngắn hạn vẫn “không chắc chắn” và các kết quả tăng trưởng khác nhau có thể xảy ra. Theo kịch bản bất lợi, dịch bệnh tiếp tục gia tăng và việc triển khai vaccine bị trì hoãn có thể hạn chế mức tăng trưởng toàn cầu xuống 1,6%. Trong khi đó, ở kịch bản trái ngược, việc kiểm soát thành công đại dịch và quy trình tiêm chủng được đẩy nhanh hơn có thể giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng tốc đạt gần 5% trong năm 2021.
Tăng trưởng toàn cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2021 sau khi rơi xuống những mức thấp nhất trong nhiều năm với các nền kinh tế lớn, trừ Trung Quốc, rơi vào suy thoái sâu hồi năm ngoái. Chủ tịch WB David Malpass cho rằng nền kinh tế toàn cầu dường như đang trỗi dậy sau một trong những cuộc suy thoái sâu nhất và bắt đầu phục hồi nhẹ.
Năm 2021 có thể đánh dấu sự phục hồi kinh tế giai đoạn đầu, tương tự như giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sau khi giảm 4,3% vào năm 2020, WB dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay, thấp hơn 2/10 so với dự báo trước đó, do hơn một nửa số quốc gia bị tụt hạng trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của WB.
Theo WB, Trung Quốc là một điểm sáng bởi có thể phục hồi nhanh chóng đáng ngạc nhiên với mức tăng trưởng 2% năm 2020. Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng 7,9% trong năm nay nhờ cải thiện lòng tin người tiêu dùng cũng như sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh. Một chiến lược hiệu quả kiểm soát sự lây lan dịch bệnh và các biện pháp kích thích tài khóa đã mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, các nhà phân tích WB cũng lưu ý một số rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn, như gia tăng khối lượng nợ, những khó khăn trong phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong khi đó, nền kinh tế My vân đang phải vật lộn để tao lực đây với mối quan tâm chính trong tương lai vẫn là những diên biên phưc tap của đại dịch COVID-19. Các thước đo về lòng tin của người tiêu dùng, vốn rất quan trọng đối với chi tiêu và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. WB dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng 3,5% trong năm nay, sau khi giảm 3,6% vào năm 2020. Còn theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Kinh tế kinh doanh quốc gia Mỹ (NABE), cac chuyên gia cho rằng kinh tế Mỹ se phuc hôi vê mưc trước đại dịch vào nửa cuối năm 2021, khi viêc tiêm chung vaccine ngưa COVID-19 được triên khai rộng rãi.
Nhật Bản, vốn chứng kiến kinh tế suy giảm 5,3% năm ngoái, được dự báo sẽ tăng 2,5% năm nay. Đối với Nhật Bản, viêc tăng tốc triên khai vaccine ngưa COVID-19 cung như khả năng Thế vận hội Tokyo và Paralympic 2020 diễn ra vao tháng 7/2021 như kế hoạch sẽ tạo động lực giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới phục hồi mạnh mẽ vao nưa cuôi năm nay. Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cho rằng kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 3,42% trong tài khóa 2021 (kêt thuc vao tháng 3/2022) sau khi giảm 5,37% trong tài khoa hiên nay (kêt thuc vao thang 3/2021).
Nếu dịch bệnh được kiểm soát trong năm 2021, nền kinh tế, thương mại toàn cầu và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh. Những lý do khác giúp nền kinh tế thế giới khởi sắc trong năm 2021 như xung đột thương mại Mỹ-Trung giảm căng thẳng, thỏa thuận Brexit đạt được vào phút chót, Mỹ và châu Âu vẫn duy trì các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Châu Á có vị trí quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… xử lý tốt dịch bệnh và tăng trưởng trở lại mang lại hy vọng thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Theo WB, kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng 6,7%, sau khi là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong năm 2020 đầy khó khăn.
Báo cáo vừa được công bố của WB cho thấy GDP của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng 5% năm nay, sau khi giảm 2,6% năm 2020. Các nền kinh tế tiên tiến chứng kiến “sự phục hồi chậm và đầy thách thức” do các ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng mạnh, với mức tăng trưởng ước đạt 3,3% năm 2021, sau khi giảm 5,4% năm ngoái. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi kinh tế ở các khu vực khác nhau sẽ không đồng đều và hầu như cả thế giới sẽ chưa thể quay trở lại mức tăng trưởng như trước đại dịch cho đến tận năm 2022.
Tại châu Âu, tiến trình phục hồi kinh tế có thể theo hai tốc độ khác nhau. Trong khi các nước Bắc Âu sẽ hồi phục đáng kể sau những thiệt hại về kinh tế trong năm 2020 như tăng trương GDP, việc làm, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư, thì những chỉ số quan trọng này ở các nước Nam Âu sẽ vẫn duy trì ở mức thấp hơn trước khi đại dịch xảy ra. Tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sản lượng kinh tế sẽ tăng 3,6% trong năm 2021, sau khi giảm 7,4% vào năm 2020.
WB coi khả năng bùng phát đại dịch với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là nguy cơ lớn nhất đối với sự ổn định phát triển kinh tế. Các ưu tiên chính sách ngắn hạn hàng đầu là kiểm soát sự lây lan của COVID-19 và đảm bảo triển khai vaccine nhanh chóng và rộng rãi. Bên cạnh đó, Chủ tịch WB cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư, theo hướng đầu tư phải thích hợp với sự phục hồi kinh tế và đó sẽ là một biến số quan trọng thể hiện sức mạnh phục hồi và khả năng giảm bất bình đẳng.
Với hàng triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo đói do suy thoái vì COVID-19, các quốc gia sẽ cần phải tìm cách vượt ra ngoài khuôn khổ viện trợ trực tiếp và tái đầu tư để kích thích tăng trưởng. Đó là tập trung vào các chính sách thúc đẩy đầu tư để chống lại “vết sẹo lâu dài của đại dịch”, bao gồm việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh giúp thúc đẩy tăng trưởng đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Theo Chủ tịch WB Malpass, điều đó sẽ bao gồm việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và cung cấp những khoản ưu đãi cho công nghệ xanh.
Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm rủi ro nợ của các quốc gia đang phát triển. Quyền Phó chủ tịch WB phụ trách về tăng trưởng công bằng, tài chính và thể chế Ayhan Kose nhận định: “Cộng đồng toàn cầu cần phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ để đảm bảo rằng sự tích lũy nợ gần đây không kết thúc với một chuỗi các cuộc khủng hoảng nợ”, bởi thế giới đang phát triển “không thể chịu thêm một thập niên mất mát nữa”.
Video đang HOT
Chủ tịch WB Malpass cho rằng việc một số quốc gia thu nhập thấp đang phải đối mặt với tình trạng nợ nần chồng chất là một “báo động đỏ”, bởi càng buộc phải trả nợ trước đại dịch thì các nước này càng ít có nguồn đầu tư vào chăm sóc sức khỏe. Trung Quốc, quốc gia nắm giữ 65% nợ của các nước thu nhập thấp nhất, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết thách thức này.
Liệu các nước nghèo, lạc hậu ở khu vực Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Đông và Trung Á có tiếp tục chứng kiến tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 hay không cũng là một câu hỏi lớn. Nếu cuộc chiến toàn cầu chống COVID-19 không được thúc đẩy một cách tổng thể và không thể loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2, thì virus và dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và một lần nữa gây hại cho các khu vực khác. Sự tái bùng phát theo vòng tuần hoàn của dịch bệnh sẽ làm cho thế giới rơi vào khổ đau liên miên.
2021 được coi là năm trọng tâm toàn cầu vượt lên thử thách và hướng tới sự đoàn kết sau một năm 2020 với vô vàn khó khăn. Nhìn lại lịch sử, khi nhân loại phải đối mặt với một loạt biến cố như thiên tai, chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch… tinh thần kiên cường của con người đã chiến thắng khi cùng hành động tập thể chứ không phải là hoạt động của cá nhân hay quốc gia biệt lập. Quá trình phục hồi tăng trưởng toàn cầu có được đẩy nhanh hay không còn phụ thuộc vào việc triển khai thành công các chương trình chủng ngừa vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, tinh thần hợp tác, đoàn kết và không để lại những người dễ bị tổn thương nhất có thể bắt đầu “gieo mầm” cho một thế giới tốt đẹp.
Hành trình 32 năm tìm con trai bị bắt cóc
Sau 32 năm tìm kiếm con trai bị bắt cóc, Lý Tĩnh Chi gần như từ bỏ hy vọng nhưng cuối cùng vào tháng 5, bà nhận được cuộc gọi mà bà hằng chờ đợi.
Những năm 1980, Lý Tĩnh Chi, ở Tây An, Thiểm Tây làm việc cho một công ty xuất khẩu ngũ cốc và khi đến kỳ thu hoạch, cô phải đi công tác vài ngày để đến gặp các nhà cung cấp ở vùng nông thôn.
Trong một lần đi công tác tháng 10/1988, cô nhận được tin nhắn từ cấp trên, yêu cầu về nhà gấp. "Sếp tôi nói: Con trai cô mất tích", Lý kể. "Đầu óc tôi trở nên trống rỗng".
Gia Gia và mẹ khi còn nhỏ. Ảnh: BBC.
Con trai duy nhất của Lý, Mao Dần, tên gọi ở nhà là Gia Gia, khi đó mới chỉ hai tuổi 8 tháng. Chồng của Lý kể rằng anh đón Gia Gia từ trường mẫu giáo và dừng lại trên đường về nhà để lấy nước cho con từ một khách sạn nhỏ do gia đình làm chủ. Chỉ sau một hoặc hai phút anh không để mắt đến con, Gia Gia đã biến mất.
"Lúc ấy tôi nghĩ có thể con đi lạc, những người tốt bụng sẽ tìm thấy và mang con trở lại cho tôi", cô nói. "Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ mãi không tìm thấy con".
Nhưng khi một tuần trôi qua và không thấy ai đưa cậu bé đến đồn cảnh sát, cô biết tình hình rất nghiêm trọng. Lý hỏi những người ở khu vực lân cận khách sạn. Cô in 100.000 tờ rơi có ảnh con trai, phát chúng tại các bến xe buýt và nhà ga ở Tây An và đăng thông báo tìm người mất tích trên báo địa phương. Tất cả đều không thu về kết quả.
Mỗi khi nhìn thấy quần áo, đôi giày nhỏ và đồ chơi của con, Lý đều khóc. Khi mới biết tin con mất tích, điều Lý làm đầu tiên là trách cứ chồng. Nhưng sau đó, cô nhận ra họ nên cùng nhau nỗ lực tìm Gia Gia. Tuy nhiên, dần dần họ không còn chủ đề nói chuyện chung ngoài việc tìm con và sau 4 năm, họ ly hôn.
Lý không bao giờ ngừng tìm kiếm. Mỗi buổi chiều thứ sáu, khi tan việc, cô sẽ bắt tàu đến các tỉnh xung quanh để tìm Gia Gia và về nhà vào tối chủ nhật, sẵn sàng quay lại làm việc vào sáng thứ hai. Bất cứ khi nào có người mách rằng họ thấy một cậu bé trông giống Gia Gia, cô sẽ đi tìm hiểu.
Một lần, cô bắt xe buýt đường dài đến vùng nông thôn tại một huyện khác ở Thiểm Tây để tìm kiếm cặp vợ chồng nhận nuôi một cậu bé trông giống Gia Gia. Nhưng khi đợi đến tối, cô mới biết cặp vợ chồng đã đưa cậu bé đến Tây An. Vì vậy, cô lại vội vã trở về vào đầu giờ sáng.
Cô dành hàng giờ để tìm căn hộ mà cặp vợ chồng này thuê. Nhưng khi tìm được, chủ nhà cho biết họ đã rời đi hai ngày trước đó để đến một huyện khác. Cô lại vội vã lên đường và đến đích vào ban đêm, dành hàng giờ đi từ khách sạn này sang khách sạn khác để tìm họ. Khi cô tìm được đến đúng khách sạn thì cặp vợ chồng đã trả phòng.
Dù vậy, Lý không bỏ cuộc. Cô lại lên đường trong đêm để đến một huyện khác, tìm cha mẹ của người chồng, nhưng hai vợ chồng không có ở đó. Cô muốn đến quê của người vợ, nhưng đến lúc đó, cô đã kiệt sức vì hơn hai ngày không ăn ngủ điều độ.
Sau khi nghỉ ngơi, cô lại lên đường và cuối cùng tìm thấy người phụ nữ cùng đứa trẻ. Nhưng cậu bé không phải con cô. "Tôi đã nghĩ chắc chắn bé đó là Gia Gia. Tôi rất thất vọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Sau đó, tôi liên tục nghe thấy giọng nói của con trai. Mẹ tôi lo rằng tôi sẽ suy sụp tinh thần", Lý kể.
Con trai là điều đầu tiên cô nghĩ đến khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Vào ban đêm, cô mơ thấy con khóc gọi mẹ. Cô phải đi gặp bác sĩ tâm lý để bình tâm hơn.
Vào khoảng thời gian này, Lý nhận ra có rất nhiều ông bố bà mẹ có con mất tích, không chỉ ở Tây An mà còn ở những nơi xa hơn và cô kết nối với họ. Họ hình thành một mạng lưới trải dài hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc. Họ gửi cho nhau những túi lớn tờ rơi và dán ở các tỉnh mà họ phụ trách.
Nhờ mạng lưới này, Lý thu thập được nhiều manh mối hơn, nhưng không thông tin nào đưa cô đến gần Gia Gia hơn. Lý đã đến tổng cộng 10 tỉnh trong quá trình tìm kiếm.
Khi con trai mất tích được 19 năm, bà Lý bắt đầu công việc tình nguyện với trang web Baby Come Home, giúp đoàn tụ các gia đình có con mất tích. "Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa. Có rất nhiều tình nguyện viên giúp chúng tôi tìm con. Tôi cảm thấy rất xúc động", Lý nói. "Ngay cả khi tôi không tìm được con thì tôi có thể giúp những đứa trẻ khác tìm lại người thân".
Năm 2009, chính phủ Trung Quốc thiết lập cơ sở dữ liệu ADN, nơi các cặp vợ chồng mất con và những người nghĩ họ đã bị bắt cóc có thể gửi mẫu ADN. Đây là một bước tiến lớn, giúp giải quyết hàng nghìn trường hợp mất tích.
Hầu hết trẻ mất tích mà Lý nghe nói đến là nam. Những cặp vợ chồng mua con là những người không có con hay chỉ có con gái. Hầu hết sống ở nông thôn.
Phối hợp với trang Baby Come Home và các tổ chức khác trong hai thập kỷ qua, bà Lý đã giúp đoàn tụ 29 gia đình. "Có khi tôi tự hỏi: 'Tại sao đây không phải là con trai tôi?' Nhưng khi nhìn thấy những ông bố bà mẹ khác ôm con mình, tôi cảm thấy hạnh phúc cho họ. Tôi cũng cảm thấy nếu ngày này đến với họ thì rồi cũng sẽ đến với tôi", bà nói.
Nhưng cũng có những lúc bà Lý gần như mất hết hy vọng. Mẹ bà là nguồn động viên thôi thúc bà không nản lòng. "Mẹ tôi qua đời năm 2015 ở tuổi 94, nhưng trước khi qua đời bà vẫn rất nhớ Gia Gia. Có lần mẹ nói với tôi rằng bà mơ thấy Gia Gia trở lại. Bà nói: 'Đã gần 30 năm rồi, nó đáng ra phải về nhà rồi".
Ngày 10/5 năm nay, bà Lý nhận được cuộc gọi từ công an Tây An với một tin tuyệt vời: "Đã tìm thấy Mao Dần". "Tôi không dám tin đó là sự thật", bà cho biết.
Hồi tháng 4, bà Lý nhận được manh mối về một cậu bé bị bắt cóc từ Tây An nhiều năm trước. Nguồn tin giấu tên cung cấp cho bà hình ảnh cậu bé này khi trưởng thành. Lý đưa bức ảnh cho cảnh sát và họ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định người trong ảnh sống ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cách đó khoảng 700 km.
Cảnh sát thuyết phục anh này xét nghiệm ADN. Ngày 10/5, kết quả cho thấy họ đúng là mẹ con. Một tuần sau, cảnh sát xét nghiệm thêm lần nữa và kết quả vẫn giống lần trước. Sau 32 năm, cuộc tìm kiếm con của bà Lý chấm dứt.
Ngày 18/5 được chọn làm ngày đoàn tụ. Bà Lý rất căng thẳng, không chắc con trai sẽ cảm thấy thế nào về mình. Giờ đây, Gia Gia là một người đàn ông trưởng thành, đã lập gia đình và đang kinh doanh ngành trang trí nội thất.
"Trước ngày gặp mặt, tôi lo lắng rất nhiều. Có lẽ thằng bé sẽ không nhận ra tôi hoặc không chấp nhận tôi và có lẽ trong thâm tâm nó đã quên tôi. Tôi rất sợ khi tôi đến ôm con vào lòng, con sẽ không chấp nhận cái ôm của tôi. Tôi sẽ càng thêm đau lòng nếu người con tôi đã tìm kiếm suốt 32 năm không chấp nhận tình cảm và cái ôm của tôi", bà Lý nói.
Vì Lý Tĩnh Chi thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để nói về vấn đề trẻ em mất tích, trường hợp của bà thu hút nhiều chú ý và truyền thông đưa tin đậm về câu chuyện.
Vào ngày đoàn tụ, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát trực tiếp cảnh Gia Gia bước vào Cục Công an Tây An, gọi lớn "mẹ!" khi chạy đến ôm bà. Bà Lý, chồng cũ và con trai đều khóc. "Cảnh tượng đó giống y hệt cách nó chạy về phía tôi khi còn nhỏ", bà Lý nói.
Lý Tĩnh Chi đoàn tụ với con trai tại Tây An hôm 18/5. Ảnh: AFP.
Bà sau đó biết được rằng Gia Gia đã bị bán cho một cặp vợ chồng không con ở tỉnh Tứ Xuyên với giá 6.000 NDT (840 USD theo thời giá hiện nay) một năm sau khi bị bắt cóc. Cha mẹ nuôi đặt tên Gia Gia là Cố Ninh Ninh.
Anh sống và lớn lên ở thành phố Thành Đô. Thực tế, Gia Gia từng nhìn thấy bà Lý trên truyền hình vài năm trước và nghĩ rằng bà là người có trái tim nhân hậu. Anh cũng thấy ảnh con trai bà giống mình hồi còn nhỏ. Nhưng anh không nghĩ đến việc đó chính là mình.
Sau cuộc đoàn tụ, Gia Gia ở Tây An một tháng, lần lượt ở với cha và mẹ ruột. Hai mẹ con xem lại những bức ảnh cũ, cả hai đều hy vọng chúng sẽ đánh thức ký ức của Gia Gia về thời thơ ấu trước khi anh mất tích. Nhưng Gia Gia không nhớ bất cứ điều gì xảy ra với mình trước 4 tuổi, khi anh đến sống với cha mẹ nuôi. "Đó là điều khiến tôi đau lòng", bà Lý nói.
Gia Gia tiếp tục sống ở Thành Đô trong khi bà Lý vẫn sống ở Tây An. Nhiều người cho rằng bà nên thuyết phục anh đến Tây An sống với bà. Dù rất muốn vậy, bà Lý không muốn làm cho cuộc sống của con thêm phức tạp.
"Giờ nó đã lớn rồi. Nó có cách suy nghĩ của riêng mình và đã lập gia đình. Vì vậy, tôi chỉ có thể chúc phúc cho con từ xa. Tôi biết con tôi ở đâu, tôi biết nó vẫn còn sống. Thế là đủ", bà nói. Họ vẫn liên lạc hàng ngày qua di động.
"Tính cách của thằng bé rất giống tôi. Nó rất quan tâm đến tôi", bà Lý cho biết. "Sau ngần ấy năm, con vẫn rất yêu thương tôi. Có cảm giác như chúng tôi chưa từng chia ly. Chúng tôi rất thân thiết".
Gia Gia không muốn trả lời phỏng vấn và cảnh sát không tiết lộ thông tin về cha mẹ nuôi của anh. Người cung cấp manh mối cho bà Lý về tung tích con trai không muốn lộ diện.
Còn về người đã bắt cóc Gia Gia 32 năm trước và cách họ thực hiện, bà Lý hy vọng cảnh sát sẽ làm rõ. Bà muốn thủ phạm bị trừng phạt vì khiến bà đau khổ suốt 32 năm, thay đổi cuộc bà và Gia Gia.
Lý Tĩnh Chi và con trai chụp ảnh tại công viên hồi tháng 5 ở Tây An. Ảnh: BBC.
Giờ đây, bà dành nhiều thời gian tạo ra những kỷ niệm mới với con trai thất lạc. Họ đã chụp nhiều bức ảnh cùng nhau kể từ khi tái hợp. Bức ảnh yêu thích của bà là bức đầu tiên họ chụp cùng nhau, một ngày sau khi đoàn tụ, khi họ đến chơi công viên. Trong ảnh, hai mẹ con đứng cạnh nhau tươi cười, gương mặt họ rất giống nhau.
Bà Lý cho biết trong vài năm qua, nhờ nỗ lực của chính quyền và truyền thông Trung Quốc, số vụ bắt cóc trẻ em đã giảm xuống. Nhưng vẫn còn rất nhiều gia đình đang tìm kiếm con mất tích, và nhiều đứa trẻ đã lớn cũng tìm kiếm cha mẹ đẻ. Điều này có nghĩa là bà Lý còn nhiều việc phải làm.
"Tôi sẽ tiếp tục giúp mọi người đoàn tụ với người thân", bà nói.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng. "Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến...